Phê duyệt khung chính sách đối với Dự án nâng cấp đoạn đường sắt Vinh Nha Trang
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh – Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Khung chính sách hỗ trợ Dự án nâng cấp đoạn đường sắt Vinh – Nha Trang. Ảnh: baochinhphu.vn
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục rà soát, chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của thông tin và số liệu; chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định pháp luật.
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh – Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh có điểm đầu tại ga Vinh, điểm cuối tại ga Nha Trang với tổng chiều dài khoảng 996km.
Dự án sẽ cải tạo, nâng cấp 15 cầu yếu; nâng cấp kiến trúc tầng trên (thay ray, tà vẹt, đá ba lát…) tại 6 đoạn, tổng chiều dài hơn 57km; sửa chữa nền đường yếu 2 đoạn, chiều dài khoảng 2,9km. Cùng đó, sửa chữa, cải tạo 4 ga hành khách gồm ga Đồng Lê, Đông Hà, Huế, Nha Trang; 4 ga hàng hóa gồm ga Hương Phố, Kim Liên, Quảng Ngãi, Diêu Trì.
Dự án dự kiến thực hiện trong 3 năm (2022 – 2025) với tổng mức đầu tư hơn 1.190 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Video đang HOT
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo cấp thành phố triển khai Dự án Vành đai 4
Chiều 27/6, Thành ủy Hà Nội quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp thành phố triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô do Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban Chỉ đạo.
Chiều 27/6, ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị Thường trực Thành ủy liên quan đến việc cho ý kiến thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Tại hội nghị, các ý kiến đều thống nhất cao coi đây là dự án đặc biệt quan trọng, phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện với quyết tâm cao nhất; 7 quận, huyện có dự án đi qua đã tiến hành xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo, dự kiến nội dung, khối lượng công việc, tính chất thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội chủ trì hội nghị.
Các đại biểu nhận định thời gian thực hiện dự án chỉ có khoảng 5 năm, tiến độ rất nhanh, đòi hỏi phải được thực hiện với quyết tâm chính trị rất cao của các cấp, các ngành và toàn thành phố. Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chính là "thước đo" năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và là uy tín của thành phố.
Các ý kiến cũng thống nhất cao phải thành lập Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền, bố trí người phát ngôn để thống nhất thông tin về dự án; coi làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự ủng hộ, thống nhất cao của các cấp, các ngành và dư luận xã hội, nhân dân có ý nghĩa quyết định đối với thành công của dự án.
Thay mặt Thường trực Thành ủy, ông Đinh Tiến Dũng khẳng định, đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm quốc gia; có ý nghĩa rất quan trọng, khắc phục một trong những hạn chế lớn nhất của Vùng Thủ đô nhiều năm qua là khả năng liên kết; tạo động lực mới mang tính chiến lược trong phát triển Thủ đô và Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Vành đai 4-Vùng Thủ đô có dự kiến tổng chiều dài 111,2 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Bí thư Thành ủy Hà Nội ghi nhận, đánh giá cao UBND thành phố đã hoàn thành báo cáo sơ bộ tiến độ triển khai, phân công nhiệm vụ thực hiện dự án; 7 quận, huyện đã nhận thức rõ nhiệm vụ, chủ động triển khai công việc liên quan.
Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu. Những ngày tới Ban Cán sự đảng UBND thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện phải tiếp tục rà soát, phân công nhiệm vụ chi tiết, cụ thể, gắn với trách nhiệm người đứng đầu; triển khai thực hiện phải ráo riết, quyết liệt. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trước mắt, quan trọng nhất là phải sớm có chỉ giới đường đỏ, tổ chức cắm mốc làm cơ sở giải phóng mặt bằng.
Liên quan đến giải phóng mặt bằng, ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp; trọng tâm là phải nghiên cứu thấu đáo các cơ chế chính sách, vận dụng tối đa các chính sách đặc thù mà Quốc hội cho phép; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân và đúng quy định pháp luật.
Thành ủy Hà Nội sẽ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp thành phố triển khai dự án do Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban Chỉ đạo với sự tham gia của các đồng chí Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri huyện Đông Anh và 2 quận Hoàn Kiếm, Long Biên diễn ra vào sáng 27/6, các cử tri nhất trí cao và tán thành chủ trương xây dựng đường vành đai 4.
Trước đó vào sáng cùng ngày, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã tiếp xúc cử tri huyện Đông Anh và 2 quận Hoàn Kiếm, Long Biên, báo cáo kết quả kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.
Đáng chú ý, các cử tri bày tỏ phấn khởi, tin tưởng khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; mong muốn dự án trọng điểm quốc gia này sớm được triển khai với tinh thần mẫu mực, chất lượng, hiệu quả, không có tham nhũng, tiêu cực để các công trình khác thực hiện theo.
Thay mặt các đại biểu Quốc hội phát biểu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ghi nhận, tiếp thu đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri để tổng hợp báo cáo Quốc hội và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời cử tri.
Vừa qua, ngày 16/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-vùng Thủ đô Hà Nội với 474/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Dự án có chiều dài khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần với tổng mức đầu tư sơ bộ trên 85.000 tỷ đồng, nhu cầu sử dụng đất sơ bộ khoảng 1.341ha.
Nghị quyết nêu rõ, việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Nghị quyết giao UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án.
Tăng trưởng kinh tế Cần Thơ đạt hơn 8%, cao nhất trong 3 năm Phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố (mở rộng) sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 được tổ chức ngày 23/6 tại Cần Thơ, ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cho biết, trong 6 tháng đầu năm...