Phê duyệt kế hoạch thu hồi hơn 16 ha đất xây dựng Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ thực hiện dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sân bay Tân Sơn Nhất nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Diện tích khu đất cần thu hồi khoảng 16,05 ha, vị trí khu đất tại Phường 4, Phường 12, Phường 15 ( quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh). Theo kế hoạch, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Bình phối hợp các phường gửi quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ đến các đơn vị, tổ chức có đất bị thu hồi từ ngày 21-23/10. Từ ngày 24-30/10, các phường thực hiện chi trả tiền theo phương án bồi thường, hỗ trợ đã được phê duyệt.
Căn cứ Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 28/7/2022 của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án Nhà ga hành khách T3 và dự án đường giao thông kết nối với Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, việc tổ chức bàn giao khu đất diện tích khoảng 16,05 ha để xây dựng Nhà ga hành khách T3 làm 2 đợt: đợt 1 bàn giao 14,757 ha (dự kiến đầu tháng 10/2022); đợt 2 bàn giao 1,293 ha sau khi hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định (dự kiến trước 30/10).
Kế hoạch này nhằm mục tiêu đầu tư xây dựng Nhà ga T3 (quốc nội) công suất 20 triệu hành khách/năm và công trình phụ trợ phục vụ khai thác nội địa tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đáp ứng yêu cầu khai thác, phù hợp với quy hoạch và phân chia sản lượng khai thác giữa sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất; giảm tải cho Nhà ga T1, T2 hiện đang quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông kết nối với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
'Sân bay Tân Sơn Nhất là bộ mặt quốc gia chứ đâu riêng ngành hàng không'
Không thể đổ thừa do thiếu xe để biện minh cho việc khó bắt xe, nạn chèo kéo khách tại sân bay Tân Sơn Nhất bởi TP.HCM không thể thiếu xe.
Ngành hàng không phục hồi ngoài các dự báo, lượng khách trên các đường bay nội địa tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo tình trạng ùn tắc, mất nhiều thời gian bắt xe tại các sân bay lớn, nhất là tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Hết cảnh vác hành lý leo lầu bắt xe
Video đang HOT
Để tháo gỡ tình trạng ùn tắc, chèo kéo khách, xe dù trá hình làm giá cao khiến khách mất nhiều chi phí, ngày 27-7, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã thực địa khảo sát tình hình khách đi/đến Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất và hoạt động đón, trả khách ở nhà giữ xe TCP tại Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.
Sau một vòng thực địa quan sát, Thứ trưởng Bộ GTVT đã có các chỉ đạo nóng tại hiện trường. Cụ thể, yêu cầu nhà để xe TCP ngừng đưa xe công nghệ vào đón khách từ tầng 3 đến tầng 5.
Vị lãnh đạo Bộ cũng yêu cầu lực lượng thanh tra giao quyết liệt xử lý các trường hợp vi phạm để hạn chế tình trạng xe dù, xe công nghệ hoạt động lộn xộn từ nhà xe TCP đến cửa ngõ vào/ra sân bay Tân Sơn Nhất.
Trao đổi với PV lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM khẳng định thành phố quyết tâm tháo gỡ, giải quyết tình trạng ùn tắc, khó bắt xe tại sân bay lớn nhất cả nước. Chính phủ cũng rất quan tâm đến tình trạng ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất và sẽ có cuộc làm việc với thành phố để tháo gỡ.
Khách chật vật bắt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Vị lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM đánh giá, sân bay Tân Sơn Nhất là bộ mặt của đất nước, là cửa ngõ ngoại giao chứ không chỉ là câu chuyện của ngành hàng không.
Theo lãnh đạo Sở GTVT, không thể đổ thừa do thiếu xe để biện minh cho tình trạng khó bắt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất, bởi TP.HCM không thể thiếu xe.
Chạy lòng vòng mới đến chỗ đón khách
Trong khi đó, cánh tài xế thừa nhận sân bay Tân Sơn Nhất luôn dồi dào khách bất kể ngày, đêm nhưng họ không mặn mà đón khách tại đây do phải chạy lòng vòng leo lầu, thậm chí vòng xuống nhà để xe TCP rất mất thời gian.
"Anh em chỉ vào bắt khách vào khuya muộn tại sân bay chứ giờ cao điểm rất bất tiện, xếp hàng dài ngoài cửa ngõ rồi chạy lòng vòng" - anh An Bình, một tài xế xe công nghệ nói.
Với chỉ đạo của Bộ GTVT khách hết cảnh vác hành lý đón xe tầng cao. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Đánh giá về tình trạng ùn tắc, khó bắt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất thời gian gần đây, một lãnh đạo Cảng vụ hàng không miền Nam cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất đã vượt công suất thiết kế từ 25 triệu khách lên hơn 40 triệu khách/năm.
Khách đông đúc trong khi hạ tầng hạn chế nên xảy ra ùn tắc. Vị này đánh giá chưa khi nào sân bay Tân Sơn Nhất có nhiều lực lượng để đảm bảo an toàn, an ninh, phân luồng tuyến, chống ùn tắc như hiện nay.
Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc, khó bắt xe vẫn chưa khắc phục trong đó có trách nhiệm của nhà khai thác sân bay, nhà chức trách cấp phép, giám sát các hoạt động vận tải tại sân bay, nhà để xe TCP.
Có 12 hãng xe đón khách sân bay Tân Sơn Nhất
Phía Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, theo tính toán có khoảng 15% khách đến có nhu cầu bắt xe. Nếu có 42.000 khách đến/ngày thì cần 6.300 lượt xe đón khách, còn tăng lên 60.000 khách/ngày thì cần 9.000 lượt xe mới đáp ứng nhu cầu.
Đại diện sân bay cho biết hiện có 12 hãng xe taxi, xe hợp đồng, xe công nghệ đón khách tại sân bay. Để đảm bảo lượng xe đón khách và dẹp nạn chèo kéo khách, sân bay đã làm biên bản thống nhất trong các dịp cao điểm yêu cầu các hãng xe cung cấp đầy đủ số lượng xe để phục vụ khách.
Lực lượng Thanh niên xung phong nhắc nhở xe công nghệ bát nháo bắt khách tại cửa ngõ vào sân bay. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PLO, thời gian qua khách đến sân bay Tân Sơn Nhất đều than phiền tình trạng dòng khách đi/đến lộn xộn chưa có sự phân luồng, gây tình trạng ùn tắc và mất an toàn.
Đáng quan tâm, hành khách mất quá nhiều thời gian để bắt xe, chưa kể phải lòng vòng leo cầu thang, vượt vòng qua nhà để xe TCP mới bắt được xe và tình trạng chèo kéo khách vẫn còn diễn ra dù có nhiều lực lượng an ninh hàng không tuần tra liên tục nhắc nhở và xử lý.
Bàn giải pháp kéo giảm tình trạng chậm, hủy chuyến bay Tại cuộc họp bàn giải pháp kéo giảm chuyến bay chậm, hủy diễn ra ngày 13/7 của Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, hàng không, đặc biệt là thị trường nội địa đang tăng trưởng trở lại vượt xa mọi dự báo. Khách làm thủ tục bay tại cảng hàng không quốc...