Phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030.
Công ty Optrontec Vina khu công nghiệp Bá Thiện 2, Vĩnh Phúc là công ty 100% vốn Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược nhằm nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 – 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 – 2030, bao gồm: châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Phillipines); châu Âu (Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh); châu Mỹ (Hoa Kỳ). Tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam.
Đến năm 2030 nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.
Chiến lược đề ra 9 giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài gồm: Triển khai có hiệu quả các giải pháp đã ban hành; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đổi mới và nâng cao cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài; phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy liên kết, lan tỏa; phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài; nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hiện đại hóa và đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Trong đó, phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ thực lực hội nhập quốc tế; hỗ trợ tối đa doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa để liên doanh, liên kết với khu vực đầu tư nước ngoài, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dịch vụ hiện đại, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.
Thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong những ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, tiến tới sở hữu và làm chủ công nghệ.
Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đánh giá, lựa chọn và tiếp nhận công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính tương thích, đồng bộ và phù hợp với mục tiêu phát triển công nghệ quốc gia trong từng giai đoạn.
Ngày hội đua tài của những người trồng vải thiều Hải Dương
Ngày 31/5, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương và UBND huyện Thanh Hà tổ chức hội thi "Vải thiều Thanh Hà - Tinh hoa văn hóa xứ Đông".
Phần thi so tài nhà nông của các đội. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tham dự hội thi có 3 đội gồm 15 thành viên là những hộ trồng vải thiều đến từ các xã Thanh Sơn, Thanh Xá và Thanh Quang (huyện Thanh Hà). Đây là những vùng trồng vải tiêu biểu của huyện Thanh Hà. Hội thi gồm hai phần: thi thực địa chấm vườn vải đã triển khai trước đó và phần sân khấu hóa.
Đánh giá cao ý tưởng tổ chức hội thi, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, hội thi là ngày hội đua tài của những người trồng vải thiều xuất khẩu. Đây vừa là cơ hội cho nông dân giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, đóng gói sản phẩm tiên tiến, hội thi cũng là dịp để người nông dân hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của sản phẩm đặc sản tại địa phương.
Phần thi sân khấu hóa gồm 4 nội dung chào hỏi, kiến thức, giải ô chữ và so tài nhà nông. Ở phần chào hỏi, các đội thi cử tối đa 15 thí sinh với thời gian tối đa 12 phút giới thiệu nét đẹp của quê hương và việc sản xuất vải thiều ở địa phương mình.
Các phần thi kiến thức thể hiện sự am hiểu của các đội thi về lịch sử, quá trình sản xuất vải thiều vải thiều tại vùng đất Thanh Hà, kỹ thuật chăm sóc vải đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu...
Ở phần so tài nhà nông, mỗi đội thi được chuẩn bị 20kg vải tươi còn cành, cuống và 20 hộp đựng vải, các dụng cụ đóng gói và tem nhãn để thực hành phần cắt, phân loại quả vải, đóng hộp, dán tem nhãn đảm bảo tiêu chí về kỹ thuật, mỹ thuật trong thời gian 10 phút.
Kết quả phần thi sân khấu hóa, giải nhất thuộc về xã Thanh Quang. Các giải phụ: đội có phần thi so tài nhà nông ấn tượng nhất thuộc về xã Thanh Sơn; đội có phần chào hỏi ấn tượng nhất thuộc về xã Thanh Quang. Phần thi thực địa, đội thi xã Thanh Xá giành giải đội có vườn vải đẹp nhất. Chung cuộc, giải nhất thuộc về đội xã Thanh Xá, giải nhì xã Thanh Quang, giải ba xã Thanh Sơn.
Anh Phạm Văn Kiền, đội trưởng đội thi xã Thanh Xá chia sẻ: "Chúng tôi rất phấn khởi khi các cấp, các ngành quan tâm quảng bá quả vải của quê hương Thanh Hà, tổ chức hội thi như hôm nay. Tham gia hội thi, chúng tôi mong sẽ góp phần giúp cho quả vải thiều không chỉ nổi tiếng của riêng vùng đất Hải Dương mà còn của cả Việt Nam nói chung".
Theo ông Vũ Việt Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, Trưởng Ban tổ chức hội thi, Thanh Hà là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi. Nông dân có nhiều kinh nghiệm làm nông nghiệp. Được nuôi dưỡng bởi phù sa của các con sông và chăm sóc bởi những người nông dân giàu kinh nghiệm và ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào sản xuất, sản phẩm vải thiều Thanh Hà ngày càng nâng cao về chất lượng.
Trao vườn vải đẹp nhất cho đội xã Thanh Xá. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Vải thiều Thanh Hà được cấp chứng nhận "Chỉ dẫn địa lý" từ năm 2007. Đến nay, vải thiều Thanh Hà đã được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế vinh danh về chất lượng và an toàn thực phẩm. Sản phẩm vải thiều Thanh Hà có sức tiêu thụ mạnh trong nước và được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU, Nhật Bản và các nước Trung Đông và chinh phục thị hiếu của người tiêu dùng các quốc gia này. Sản lượng xuất khẩu vải thiều tăng đều theo hàng năm.
Với mong muốn tăng cường quảng bá và tôn vinh các giá trị của vải thiều Thanh Hà, một sản vật xứ Đông, ban tổ chức cho biết những năm tiếp theo sẽ đổi mới cách thức tổ chức hội thi và mở rộng phạm vi để có thêm nhiều xã trong huyện được tham gia hơn. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng, thương hiệu quả vải thiều và tăng hiệu quả tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm này.
Việt Nam ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp Đức Theo báo Tuần kinh tế (WIWO) của Đức ngày 29/5, do chính sách "Không COVID" nghiêm ngặt của Trung Quốc và chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ngày càng nhiều công ty Đức ở châu Á đang tìm kiếm các giải pháp thay thế. Đáng chú ý, Việt Nam hiện trở thành lựa chọn mới của các công ty Đức. Vận chuyển hàng...