Phe đòi ly khai ở Ukraine vẫn quyết trưng cầu dân ý
Nhóm đòi ly khai thân Nga chiếm các trụ sở công quyền ở miền đông Ukraine đã phản ứng với thỏa thuận Geneve, bằng cách tuyên bố rằng họ sẽ không ra về, trước khi yêu cầu quan trọng khác được đáp ứng.
Các nhà hoạt động cho biết họ đã lên kế hoạch duy trì các cuộc biểu tình đến khi họ có thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.
Một nhà lãnh đạo biểu tình thậm chí còn giải thích thỏa thuận Geneve có nghĩa là Thủ tướng và Tổng thống Ukraine lâm thời phải từ chức, vì họ đã “chiếm giữ” bất hợp pháp các văn phòng của nhà nước.
Những nhà hoạt động khác cho biết họ có kế hoạch duy trì các cuộc biểu tình cho đến khi họ có thể tổ chức một cuộc trưng cầu vào tháng 5 tới, mà một số người tin rằng có thể bắt chước Crimea và kết quả là khu vực sẽ được sáp nhập vào Nga. Điều này tạo nguy cơ cho một tình trạng bạo lực bế tắc kéo dài.
Thỏa thuận Geneve có cam kết của chính phủ Kiev, sẽ mở một cuộc đối thoại toàn quốc, và hứa sẽ giao thêm quyền hạn cho các khu vực và bảo vệ quyền lợi của người nói tiếng Nga. Nhưng thỏa thuận phản đối việc trưng cầu dân ý tại địa phương và quyền tự trị cho các khu vực, vì sẽ dẫn đến sự tan rã của đất nước.
Một lá cờ đại diện cho Cộng hòa Donetsk đã được treo bên cạnh cờ Nga và các vật cản được đặt trước tòa thị chính thành phố tại Mariupol.
Video đang HOT
Alexander Zakharchenko, lãnh đạo một nhóm tham gia chiếm giữ trụ sở công quyền ở Donetsk cho biết: “Nếu họ muốn giải tán các quảng trường và tòa nhà, tôi đoán rằng họ phải bắt đầu trước với Quảng trường Độc lập ở Kiev. Chúng tôi sẽ xem họ làm gì trước khi đưa ra quyết định.”
Quảng trường Độc lập hiện vẫn còn những hàng rào chắn. Các nhà hoạt động vẫn cắm lều trại tại đây, gồm cả những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu vốn bị Nga và nhiều người nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine tố cáo là “phát xít”. Họ cho biết chỉ rời đi khi họ hài lòng với kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25.5.
Mặc cho những cáo buộc từ Kiev và phương Tây, Nga phủ nhận bất kì sự tham gia nào trong việc chiếm giữ các tòa nhà công cộng tại miền đông Ukraine vào tuần trước. Vì vậy Nga không ở vào vị trí buộc các nhà hoạt động rời đi. Tuy nhiên, Nga đã cảnh báo rằng Nga có thể tham gia bảo vệ những người biểu tình khỏi các cuộc tấn công của chính quyền Ukraine.
Nikolai Solntsev, một nhà lãnh đạo của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, nói về thỏa thuận Geneve: “Tất cả chỉ là một thủ thuật ngoại giao. Sẽ không ai rời khỏi đây trước buổi trưng cầu dân ý đã được lên kế hoạch vào ngày 11.5.”
Tuyên bố chung của Nga, Ukraine, Mỹ và EU ở Geneve có nội dung: “Tất cả các nhóm vũ trang bất hợp pháp phải giải giáp; các tòa nhà bị chiếm giữ bất hợp pháp phải được trả về cho các cơ quan, các con đường, quảng trường và những nơi công cộng bị chiếm giữ bất hợp pháp tại các thành phố và thị trấn của Ukraine phải được giải tán.”
Theo Một thế giới
Ukraine mất khả năng kiểm soát miền Đông
Ngày 16/4, Quốc phòng Ukraine đã hoàn toàn mất khả năng kiểm soát miền Đông nước này sau khi nhiều binh sĩ buông súng trước lực lượng thân Nga và đồng ý gia nhập lực lượng này.
Các xe thiết giáp lăn bánh vào thành phố Slaviansk nhưng sau đó đều đầu hàng lực lượng thân Nga.
Trang mạng warfiles.ru cho biết từ hôm 15/4, tình hình ở miền Đông Ukraine đã trở nên vô cùng nguy hiểm với nhiều diễn biến nóng khó lường.
Tình hình này đã tác động mạnh đến tâm lý và tinh thần của các binh sĩ chính phủ khiến một số thực sự hoang mang, số khác công khai bày tỏ bất bình đối với các quyết định do chính quyền trung ương lâm thời ở Kiev đưa ra.
Kết quả, nhiều đơn vị quân đội và binh sĩ quyết định rời bỏ hàng ngũ để "đầu quân" cho lực lượng thân Nga.
Theo các nguồn tin tại chỗ, một số đơn vị lính dù ở các thành phố miền Đông đã giao nộp vũ khí, trong đó có cả pháo tự hành 2S9 Nona-S 120mm, để đứng về phía người biểu tình.
Tại thành phố Slaviansk thuộc tỉnh Donetsk, nơi khởi đầu các hoạt động chiếm giữ trụ sở công quyền, các binh sĩ chính phủ đang thảo luận với chính quyền địa phương về việc "đào ngũ" sang Cộng hòa nhân dân tự phong Donetsk.
Tại thành phố Kramatorsk, một đơn vị lính thiết giáp đã tự động vô hiệu hóa vũ khí theo yêu cầu của đám đông biểu tình thân Nga, sau khi đoàn xe bọc thép của họ bị bao vây, chặn giữ.
Một phóng viên AFP có mặt tại hiện trường cho biết các binh sĩ thiết giáp ở Kramatorsk đã giao nộp bộ phận khai hỏa của các khẩu súng để đổi lấy cam kết được rời khỏi xe.
"Các phiến quân ủng hộ Nga đã chiếm 6 xe thiết giáp do Kiev phái đến thành phố Kramatorsk ở miền Đông để trấn áp cuộc nổi dậy của lực lượng ly khai", Bộ Quốc phòng Ukraine cũng xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết cả 6 xe thiết giáp đã được đưa tới thành phố điểm nóng Slavyansk.
Còn tại thành phố Donetsk, tổ chức "Thành trì" chiếm giữ trụ sở chính quyền địa phương. Đây là thành phố thứ 8 ở miền Đông Ukrain bị người biểu tình chiếm giữ các cơ quan hành chính.
Trong khi đó, ở bên ngoài các thành phố này, một lượng lớn xe bọc thép của quân đội đang được lệnh bao vây song lại không thể di chuyển do bị người dân chặn giữ. Nhiều người dân còn thuyết phục các binh sĩ hay quay về Kiev hoặc hạ vũ khí đầu hàng.
Những diễn biến này càng củng cố nhận định trước đó cho thấy cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine sẽ ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền trung ương và đẩy Kiev vào thế có thể sẽ bị mất nốt cả khu vực này sau khi đã không thể giữ được bán đảo Crimea cách đây 2 tháng.
Vũ Anh
Tổng hợp
Xem cảnh ôtô rượt xe tăng ở miền đông Ukraina BBC đăng tải một video trong đó ghi lại cảnh các nhà hoạt động thân Nga đã dùng xe ôtô Lada rượt đuổi một xe tăng Ukraina. Play Những người trên xe Lada đã đuổi theo xe tăng trên khắp cánh đồng được cho là ở thành phố Sloviansk, vùng Donetsk và yêu cầu người lái xe tăng &'tắt động cơ'. Cuối cùng,...