Phe đối lập Ukraine bị tố thuê lính bắn tỉa vào người biểu tình
Đoạn ghi âm cuộc nói chuyện vào ngày 25-2, giữa Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet và bà Catherine Ashton, Cao ủy chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) bị rò rỉ trên internet ngày 5-3 cho thấy, có chứng cứ thể hiện phe đối lập ở Ukraine đã thuê các tay lính bắn tỉa bắn vào cảnh sát và đám đông người biểu tình.
Ông Urmas Paet nói rằng: “Đến nay mọi người đã biết rõ ràng, người thuê những tay lính bắn tỉa này không phải là ông Yanukovych, mà là nhóm người của chính phủ liên minh mới” – “Tôi cho rằng chúng ta thực sự cần điều tra việc này” – bà Catherine Ashton đáp. Bộ Ngoại giao Estonia và Ngoại trưởng Paet cùng ngày đã xác nhận đoạn ghi âm trên là cuộc đối thoại giữa ông với bà Catherine Ashton. Ông Paet từ chối bình luận về vấn đề này bởi ông chưa nghe được đoạn ghi âm trên mạng.
Tháng trước, trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình tại quảng trường Độc lập ở Kiev, đã có 94 người chết và hơn 900 người bị thương.
Video đang HOT
Theo ANTD
Ông Yanukovych xin lỗi nhân dân và cảnh sát, vì để phe đối lập phá hoại thỏa thuận hòa bình
Tại cuộc họp báo ở Rostov-na-Donu (Rostov-on-Don) thuộc Liên bang Nga, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych tuyên bố rằng phe đối lập chính là những kẻ không tuân thủ các thỏa thuận ký kết ngày 21-02, thay vào đó tình trạng vô luật pháp và khủng bố đã ngự trị ở nước này.
Ông Yanukovych cho biết: "Kiev tràn ngập những người vũ trang, họ bắt đầu đột kích vào các ngôi nhà, cướp phá các tổ chức văn hóa và nhà thờ. Những người dân hoàn toàn vô tội trở thành nạn nhân". Ông cũng giải thích lí do phải rời khỏi Ukraine, bởi có những báo cáo về mối đe dọa đối với ông và gia đình.
"Tôi không chạy trốn đi đâu và ra đi không chỉ một mình" - ông Yanukovyvh nói thêm rằng, ông đến Kharkov để gặp các cộng sự của mình và cũng để ngỏ khả năng quay trở lại Ukraine nếu sự an toàn cho ông và gia đình được đảm bảo.
Viktor Yanukovych tuyên bố ông không từ chức và vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ukraine, đồng thời tuyên bố cần phải điều tra hành vi bạo lực ở Ukraine. Ông Viktor Yanukovych cũng cho rằng, tình hình đất nước hiện nay là vô cùng hỗn loạn, việc loại bỏ các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Ukraine là sự kiện chưa từng có.
Ông Yanukovych cho rằng, phương tây phải chịu trách nhiệm trực tiếp về tình hình hỗn loạn hiện nay ở Ukraine, vì đã không có biện pháp bảo đảm phe đối lập phải tôn trọng thỏa thuận. Ông nói: "Bạo lực và chết chóc ở Ukraine là kết quả của sự vô trách nhiệm chính trị của các nước phương Tây, đã chống lưng cho các hoạt động bất hợp pháp của Maidan".
Quang cảnh cuộc họp báo của Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych ở Rostov-na-Donu (Rostov-on-Don) thuộc Liên bang Nga
Khi được hỏi ông có cảm thấy xấu hổ về hành động của mình hay không, Tổng thống Yanukovich trả lời rằng ông cảm thấy xấu hổ và xin lỗi nhân dân vì không có khả năng ổn định tình hình và ngăn chặn tình trạng bạo lực ở Ukraine. Ông Yanukovich cũng đã xin lỗi các cảnh sát chống bạo loạn thuộc lực lượng Berkut, vì phải chịu nhiều "uất ức" khi làm nhiệm vụ của họ trong việc duy trì hòa bình và trật tự.
Những nhân viên cảnh sát phải giữ vững lập trường của họ trong khi lực lượng nổi loạn sử dụng dao gậy, gạch đá, bom xăng, sau đó là súng đạn. Sau khi lực lượng đối lập "tiếm quyền", các nhân viên cảnh sát còn bị hành hạ, ngược đãi, thậm chí bị đánh đập, thủ tiêu. Nhiều nhà quan sát cho rằng việc nhân viên chống khủng bố bị những kẻ bạo loạn bắt quỳ xin lỗi, sau đó bị giải thể là một vết nhơ khó gột rửa.
Yanukovich nhấn mạnh rằng, ông đã không ra bất kỳ sắc lệnh nào cho cảnh sát bắn đạn thật, cho đến khi những kẻ nổi loạn bắt đầu sử dụng vũ khí, đặt cuộc sống của các nhân viên dưới sự đe dọa. Ông cũng cho là cần phải có biện pháp bắt ép những kẻ gây ra bạo lực ngay lập tức nộp vũ khí bất hợp pháp cho các cơ quan Bộ nội vụ và giải phóng các tòa nhà hành chính bị chiếm giữ, giải tỏa đường phố, công viên, quảng trường.
Theo ông, biện pháp duy nhất là thực hiện tất cả thỏa thuận giữa Tổng thống Ukraine và phe đối lập, với sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Đức, Ba Lan và Nga. Đặc biệt, phải bắt đầu ngay lập tức cuộc cải cách Hiến pháp và phải hoàn thành vào tháng 9 năm 2014, điều đó sẽ làm hài hòa tất cả các các bên. Sau đó, sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng 12 năm 2014 và thông qua Hiến pháp mới.
Theo ANTD
Khủng hoảng Ukraina qua những bức ảnh biết nói Trong khi các nhà ngoại giao Nga, Mỹ cùng ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra một giải pháp tối ưu nhất đối với Ukraina, cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Đông Âu này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Ngày 21/11/2013, chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych tuyên bố đã từ bỏ kế hoạch ký hiệp định...