Phe đối lập tìm đủ mọi cách để hạ bệ Thủ tướng Yingluck
Ngày 16-1, Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC) Thái Lan đã tiến hành điều tra đối với Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra, một bất lợi mới đối với chính quyền của bà sau nhiều tuần diễn ra các cuộc biểu tình quy mô lớn của phe đối lập.
Động thái này diễn ra khi chính phủ của bà yêu cầu cảnh sát bắt giam các nhà lãnh đạo biểu tình đã đe dọa giữ thủ tướng và nội các.
Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia cho rằng họ sẽ điều tra cáo buộc Thủ tướng Yingluck đã thiếu trách nhiệm liên quan đến một cuộc tranh cãi về chương trình trợ giá gạo cho nông dân.
Ủy ban này cho rằng họ sẽ điều tra xem bà Yingluck có vi phạm luật hình sự hay không nhưng không cho biết hình phạt nào bà sẽ phải đối mặt nếu có tội.
Người phát ngôn NACC Vicha Mahakun cho biết tại một cuộc họp báo rằng, ủy ban này sẽ buộc tội 15 người khác, bao gồm cả một cựu bộ trưởng thương mại, về hành vi tham nhũng liên quan tới chương trình trợ giá gạo nói trên.
Video đang HOT
Chương trình trợ giá lúa gạo này đã vấp phải sự chỉ trích kịch liệt của phe đối lập, lực lượng đã chiếm giữ các giao lộ chính ở thủ đô Bangkok từ hôm 13-1 nhằm lật đổ chính phủ được bầu của bà Yingluck và thay thế bằng một hội đồng nhân dân được chỉ định chứ không qua bầu cử để tiến hành cải cách đất nước.
Những người chỉ trích cho rằng chương trình trợ giá gạo này, được thiết kế để nâng cao danh tiếng của bà Yingluck tại những tỉnh miền bắc vốn ủng hộ đảng của bà, đã thất bại do tham nhũng và khiến Thái Lan còn tồn đọng rất nhiều lúa gạo không bán được.
Trong khi đó, cảnh sát Thái Lan cho biết chiến dịch “đóng cửa Bangkok” có vẻ đang mất dần động lực với việc số lượng người biểu tình đã thu hẹp khi có ít người xuống đường hơn so với các ngày trước.
Theo ANTD
Thủ tướng Yingluck tiếp tục xoa dịu phe đối lập
Ngày 21-12, Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đề xuất thành lập một hội đồng cải cách quốc gia ngay sau cuộc tổng tuyển cử, dự kiến sẽ tiến hành vào ngày 2-2-2014.
Bà Yingluck cho rằng tất cả các đảng phái chính trị tham gia tranh cử trên toàn quốc cần phải ban hành một tuyên bố chung để đảm bảo rằng một hội đồng cải cách sẽ được thành lập ngay sau khi cuộc đua vào quốc hội kết thúc.
Đề nghị này đã được đưa ra một ngày trước khi phe đối lập dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn vào ngày Chủ nhật (22/12) để buộc bà Yingluck phải rời bỏ chức thủ tướng tạm quyền.
Theo phát ngôn viên của Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) chống chính phủ Ekanat Prompan, tổng số người tham gia cuộc biểu tình này dự kiến sẽ lên đến 2-3 triệu người.
Phe đối lập sẽ tiến hành một cuộc biểu tình với 2-3 triệu người
Thủ tướng tạm quyền Yingluck tuyên bố rằng hội đồng này sẽ bao gồm đại diện của các đảng phái chính trị, hiệu trưởng các trường đại học, các viện nghiên cứu, các giáo sư, doanh nhân và quan chức chính phủ, cùng với những lực lượng khác. Theo bà, thời gian để tiến hành cải cách sẽ kéo dài khoảng 2 năm và vấn đề này cần phải được xem như là một chương trình nghị sự quốc gia.
"Tất cả các đảng phái tham gia tranh cử và các lĩnh vực xã hội khác cần phải có một tuyên bố chung về việc thành lập một hội đồng cải cách quốc gia ngay sau khi quốc hội nhóm họp lại và một nội các mới đã được thành lập. Hội đồng sẽ tiến hành công việc cải cách trên cơ sở dài hạn tập trung vào lĩnh vực chính trị," bà cho biết.
Bà Yingluck đã nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử cần phải được tổ chức đúng kế hoạch để duy trì nguyên tắc dân chủ, hòa bình và trật tự.
Theo ANTD
Lãnh đạo biểu tình Thái Lan cáo buộc chính phủ gây ra bạo lực Những nỗi lo của người dân Thái Lan về biểu tình có thể kéo theo bạo lực đang dần thành hiện thực khi đã nhiều người trở thành nạn nhân trong ngày hôm qua. Trong khi đó, lãnh đạo phe biểu tình cho rằng chính phủ Thái Lan là người phải chịu trách nhiệm. Lãnh đạo phe biểu tình chống chính phủ Suthep...