Phe đối lập Syria hoạch định giai đoạn chuyển tiếp
Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) đối lập và Cơ quan điều phối quốc gia vì sự thay đổi dân chủ ở Syria (NCB) đã ký một thỏa thuận chính trị định ra các nguyên tắc nền tảng cho “ giai đoạn chuyển tiếp” một khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát tại Syria. (Nguồn: Reuters)
Trong một tuyên bố ngày 31/12, người đứng đầu NCB Hassan Abdel Azim cho biết thỏa thuận này cũng “xác định các tham số quan trọng cho tương lai của Syria, với mong muốn đảm bảo tổ quốc cũng như các quyền của mọi công dân được tôn trọng, và vì nền tảng của một quốc gia dân chủ dân sự.”
Video đang HOT
Thỏa thuận này được nhà lãnh đạo SNC Burhan Ghalioun và đại diện NCB Haytham Manna ký ngày 30/12 tại Cairo, Ai Cập, và sẽ được trao cho Liên đoàn Arập (AL) như một văn kiện chính thức vào ngày 1/1 năm 2012.
Trả lời phỏng vấn báo giới, người đứng đầu NCB Hassan Abdel Azim khẳng định thỏa thuận trên phát đi thông điệp các phe phái đối lập tại Syria phải đoàn kết. Một tầm nhìn chính trị chung là cần thiết để đảm bảo sự thay đổi hoàn toàn tại Syria và tránh các nguy cơ can thiệp quân sự từ bên ngoài.
Trước đó, ông Buahan Galiun cũng khẳng định AL có thể đóng một vai trò lớn trong giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, đồng thời bày tỏ hy vọng sáng kiến của AL sẽ thành công, giúp Damascus tránh được nội chiến cũng như sự can thiệp từ bên ngoài./.
Theo TTXVN
Kêu gọi thiết lập vùng cấm bay tại miền Bắc Syria
Nhật báo Sabah thân Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ số ra ngày 17/11 đưa tin Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) đối lập cùng lực lượng Anh em Hồi giáo nước này đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một vùng cấm bay, giống như từng áp đặt với Libya, tại khu vực miền Bắc Syria, nơi đang xảy ra các vụ đụng độ đẫm máu giữa quân chính phủ và lực lượng chống đối.
Tại Istanbul, thủ lĩnh lưu vong của tổ chức Anh em Hồi giáo Syria Mohammad Riad Shakfa tuyên bố đồng bào của ông sẽ chấp nhận sự "can thiệp" của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột hiện nay tại Syria hơn là phương Tây, nếu mục đích của hành động đó nhằm để bảo vệ người dân.
Phát biểu trên kênh truyền hình Al-Jazeera, nhân vật bất đồng chính kiến hàng đầu Syria Haithem al-Maleh cùng ngày bày tỏ không đồng tình với cảnh báo của Nga về một cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này. Ông al-Maleh khẳng định căn cứ tình báo quân đội bị tấn công ngày 16/11, nơi đang nhiều người đang bị giam giữ, là một mục tiêu hợp lý trong cuộc chiến bảo vệ dân thường.
Cùng ngày, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Catherine Ashton tuyên bố Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Mátxcơva, bà Ashton nhấn mạnh: "Giờ là thời điểm để ông al-Assad ra đi," đồng thời hối thúc cộng đồng quốc tế duy trì sức ép đối với Damas để chấm dứt tình hình bạo lực tại nước này.
Tuy nhiên, ông Lavrov nói với các phóng viên rằng các lực lượng bên ngoài đang tìm cách làm phức tạp thêm tình hình tại Syria nhằm biện minh cho hành động can thiệp của họ vào các vấn đề chính trị nội bộ của Syria.
Trong diễn biến khác liên quan, người chú đang sống lưu vong Rifaat al-Assad của Tổng thống Bashar al-Assad ngày 17/11 cho rằng tổng thống phải lập tức từ chức để ngăn quốc gia này bị xoáy vào một cuộc nội chiến.
Cũng theo ông Rifaat, ông Bashar al-Assad nên được phép ở lại Syria vì nhà lãnh đạo này không phải chịu trách nhiệm về tình trạng bạo loạn hiện nay./.
Theo TTXVN
Syria: Phe đối lập ra mắt "Hội đồng Dân tộc Syria" Theo AFP/THX, ngày 15/9 tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, phe đối lập Syria đã tổ chức họp báo công bố danh sách 140 thành viên "Hội đồng Dân tộc Syria (SNC)" mà lực lượng này thành lập hôm 23/8 với nhiệm vụ điều phối các chính sách của phe đối nhằm lập chống lại nhà cầm quyền Syria. Các nhân vật...