Phe đối lập ở Campuchia săm soi người gốc Việt
Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) tố cáo người Việt Nam đăng ký bầu cử dù thiếu giấy tờ chứng minh quyền công dân.
Một tiệm kinh doanh của người gốc Việt Nam tại Phnom PenhẢnh: Lam Yên
Ngày 18.9, Yim Sovann, người phát ngôn đảng đối lập CNRP, cho biết quan sát viên của họ tại các điểm đăng ký cử tri ở thủ đô Phnom Penh và các tỉnh lân cận đã ghi nhận có gần 400 người VN đăng ký bầu cử thành công dù thiếu các giấy tờ chứng minh công dân. Mặc dù vấn đề này lại đụng chạm đến “lịch sử” của phe đối lập CNRP chuyên bài xích người VN nhưng ông Sovann nhấn mạnh đây chỉ đơn giản là về vấn đề thủ tục. “Chúng tôi không phân biệt kỳ thị bất cứ ai. Chúng tôi chỉ đang nói về việc thực thi pháp luật”, tờ Cambodia Daily dẫn lời ông Sovann.
Trong khi đó, nghị sĩ CNRP Eng Chhay Eang cũng cho biết sẽ có kế hoạch tố cáo sau khi chốt sổ đăng ký. Bên cạnh đó, ông này nói sẽ xin Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) điều tra và công bố danh sách tên những người bị nghi ngờ.
Ngày 19.9, trả lời Thanh Niên về tình hình Việt kiều ở Campuchia tại thời điểm xảy ra căng thẳng giữa chính quyền và đảng đối lập, bà Phạm Thanh Thủy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Người Campuchia gốc VN, cho biết chủ tịch tổng hội (người có tư cách phát ngôn) đã về VN công tác. “Tôi chỉ có thể nói rằng bà con cũng gặp nhiều khó khăn. Tổng hội đang vận động bà con người Việt ở các tỉnh thành chưa đầy đủ thủ tục pháp lý ra đăng ký làm thẻ ngoại kiều để được thường trú hợp pháp tại Campuchia”, bà nói với Thanh Niên.
Đảng đối lập kêu gọi “đáp trả”
Video đang HOT
Đối với vấn đề bầu cử, tại diễn đàn trao đổi với thanh niên đảng CNRP ngày 18.9, Phó chủ tịch đảng đối lập CNRP Kem Sokha phát biểu rằng đảng cầm quyền sử dụng tòa án làm phương tiện chính trị để cản trở ứng cử viên chính trị thuộc đảng đối lập trong đợt bầu cử sắp tới. “Tôi tin rằng các hiệp hội quốc tế cũng như LHQ và nhiều người dân Khmer sẽ không chấp nhận kết quả bầu cử sắp tới”, ông Sokha nói.
Đồng thời, ông cũng nói với những người ủng hộ tạm thời dẹp chính sách của đảng CNRP trước giờ là “không đáp trả” mà hãy bắt đầu “chống trả” lại đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền.
Theo tờ Koh Santepheap Daily, ông Sam Rainsy, Chủ tịch lưu vong của CNRP cho rằng thanh niên của đảng này cần tìm chiến lược đáp trả mà không dùng bạo lực. Ông yêu cầu thanh niên hãy tuyên truyền đến mọi người dân để họ đi đăng ký bầu cử đầy đủ.
Ông Hun Sen: Nếu chấp nhận đàm phán, tôi sẽ là con chó !
Về yêu cầu đàm phán của đảng đối lập CNRP, theo Đài tiếng nói Dân chủ (VOD), ngày 19.9 trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên, ông Hun Sen cho biết sẽ không có cuộc đàm phán mới nếu phe đối lập vẫn cảnh báo tấn công để gây áp lực với chính phủ. “Hù dọa người khác về biểu tình để đàm phán à? Không có cửa đâu. Muốn đàm phán phải nói thẳng thắn đàng hoàng với nhau. Nếu tôi mà chấp nhận đàm phán, tôi sẽ là con chó!”, ông tuyên bố.
Theo Thanh Niên
Thủ tướng Hun Sen từ chối đối thoại với phe đối lập
Nhà lãnh đạo Campuchia không chỉ bác bỏ đề nghị đối thoại từ đảng đối lập mà còn cảnh báo các tổ chức nước ngoài không được can thiệp vào quyền tư pháp của Campuchia.
Sáng nay (19-9), phát biểu trước sinh viên tại một trường đại học ở thủ đô Phnom Penh, thủ tướng Campuchia Hun Sen đã từ chối đối thoại với đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) trước việc hàng loạt lãnh đạo cấp cao của đảng này bị tòa kết án tù.
Ông Hun Sen cũng yêu cầu các quốc gia, tổ chức nước ngoài "không can thiệp vào các hoạt động của tòa án tại Campuchia".
Trong thời gian gần đây, hàng loạt chính trị gia là lãnh đạo cao cấp của CNRP lần lượt bị tòa tại Campuchia kết án tù với những tội danh khác nhau.
Nói chuyện với người ủng hộ tại trụ sở CNRP ở Phnom Penh, ngày 16-9, ông Eng Chhay Eng, một lãnh đạo cấp cao của CNRP tiết lộ rằng trong 4 tháng qua, đảng này đã nhiều lần gửi đề nghị đối thoại với đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền nhưng đều bị CPP từ chối, với lý do:
"Chính phủ Campuchia không có quyền can thiệp vào việc của Tòa án".
Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ tại Phnom Penh, sáng 19-9, có hàng chục người mặc áo đen tuần hành trên đường phố trong phong trào "Ngày thứ Hai đen", vốn đã xuất hiện vào thứ Hai hàng tuần từ nhiều tháng nay tại Campuhcia.
Đây là phong trào tập hợp các chính trị gia đối lập, những người tham gia thưa kiện liên quan đến đất đai... để phản đối chính quyền.
Về phong trào này, ông Hun Sen nói: "Việc mặc áo đen ra đường để tham gia phong trào "Ngày thứ Hai đen" được Chính phủ tạo điều kiện để tổ chức. Tuy nhiên, những người quá khích gây mất trật tự công cộng sẽ bị pháp luật trừng trị".
"Đừng dọa tôi với kiểu xuống đường biểu tình để đổi lấy đối thoại. Không có chuyện đó đâu", Thủ tướng Hun Sen tuyên bố ngày 19-9
Trước thông tin phe đối lập sẽ tổ chức biểu tình toàn quốc xuất hiện trong những ngày gần đây, ông Hun Sen tái khẳng định sẽ thẳng tay với những người "gây rối":
"Tôi xin nhắc lại rằng, tôi không để bất cứ ai làm mất trật tự xã hội. Nhân dân hiện nay đang cần sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội phục vụ sự phát triển" - ông Hun Sen nói.
Theo Soha News
Tại sao ông Hun Sen nói "đánh rắn phải đánh dập đầu"? Hun Sen không thể ngờ thiện chí của mình lại có thể gây họa cho chính bản thân ông lẫn đất nước Chùa Tháp. Có lẽ đó là lý do tại sao ông nói, đánh rắn phải... LTS: Căng thẳng chính trị tại Campuchia hiện nay đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và quốc tế. Ts...