Phe đối lập Myanmar thành lập “chính phủ” mới, tính xây quân đội riêng
Các nhóm và lực lượng phản đối chính phủ quân sự Myanmar đã tuyên bố thành lập “chính phủ thống nhất” và tính việc thành lập quân đội riêng.
Một cuộc biểu tình ở Yangon hồi tháng trước nhằm phản đối đảo chính (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, các nhóm đối lập quân đội Myanmar ngày 16/4 đã tuyên bố lập nên “chính phủ thống nhất quốc gia” với nòng cốt là các nghị sĩ bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 1/2, lãnh đạo phe biểu tình phản đối chính biến và các nhóm dân tộc thiểu số.
“Xin hãy chào đón chính phủ của nhân dân”, nhà hoạt động dân chủ Min Ko Naing phát biểu trong thông báo thành lập “chính phủ thống nhất” mới, nhấn mạnh ý chí của người dân là ưu tiên của tổ chức này.
Video đang HOT
Một trong những mục tiêu của “chính phủ thống nhất” là giành được sự ủng hộ và thừa nhận từ cộng đồng quốc tế. Người phụ trách hoạt động hợp tác quốc tế của “chính phủ thống nhất”, một tiến sĩ có tên là Sasa, tuyên bố rằng: “Chúng tôi là những lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ”.
“Chính phủ thống nhất” đã công bố danh sách những người nắm giữ chức vụ bao gồm các thành viên dân tộc thiểu số và các nhà lãnh đạo biểu tình, khẳng định sự thống nhất về mục đích giữa phong trào ủng hộ dân chủ và các cộng đồng thiểu số đòi quyền tự trị trong nhiều năm qua.
Các lãnh đạo của “chính phủ” thống nhất cho biết họ dự tính thành lập lực lượng quân đội liên bang và đang trong quá trình bàn bạc với các lực lượng dân tộc thiểu số.
Sau khi chính quyền dân cử bị mất quyền điều hành đất nước hơn 2 tháng trước, Myanmar đã lâm vào tình trạng hỗn loạn khi phong trào biểu tình và đình công rầm rộ khắp cả nước nhằm phản đối quân đội. Quân đội Myanmar viện dẫn cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 để thực hiện việc đảo chính.
Quân đội Myanmar thời gian qua đã chịu nhiều áp lực từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt từ lệnh trừng phạt của chính phủ các nước phương Tây.
Trong khi các chính trị gia tuyên bố thành lập “chính phủ thống nhất”, người biểu tình Myanmar hôm nay thực hiện “đình công trong im lặng”, như ở tại nhà, để tưởng nhớ hơn 700 người đã thiệt mạng trong phong trào biểu tình hơn 2 tháng qua hoặc mặc đồ đen xuống đường tuần hành theo những nhóm nhỏ.
10 nhóm phiến quân Myanmar ủng hộ biểu tình
10 nhóm phiến quân lớn tại Myanmar bày tỏ ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự, gây lo ngại xung đột có thể leo thang.
"Các tướng lĩnh quân đội phải chịu trách nhiệm", Yawd Serk, thủ lĩnh nhóm Hội đồng Khôi phục bang Shan, phát biểu hôm nay tại cuộc gặp trực tuyến giữa 10 nhóm phiến quân nhằm thảo luận về tình hình Myanmar, đồng thời lên án quân đội bắn đạn thật vào người biểu tình.
Đoàn người biểu tình phản đối đảo chính tại thị trấn Ahlone, Yangon, Myanmar, hôm nay. Ảnh: AFP .
Trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội Myanmar và các nhóm phiến quân gia tăng, Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự, hôm 1/4 tuyên bố quân đội đơn phương ngừng bắn với các nhóm phiến quân tới 30/4, nhằm tiếp tục đàm phán hòa bình và để người dân tổ chức lễ té nước Thingyan trong yên bình.
Tuy nhiên, thông báo của quân đội không bao gồm việc ngừng các hoạt động kiểm soát đám đông biểu tình. Trong khi đó, Yawd Serk cho rằng ngừng bắn phải đồng nghĩa lực lượng an ninh nên chấm dứt "tất cả hành vi bạo lực", gồm trấn áp người biểu tình.
10 nhóm phiến quân lên tiếng ủng hộ biểu tình từng ký thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc, do chính quyền dân cử của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi làm trung gian, nhằm nỗ lực chấm dứt xung đột vũ trang kéo dài nhiều thập kỷ với các nhóm dân quân thuộc các dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay khiến các dân tộc trở nên ngờ vực. Yawd Serk cho biết 10 bên ký thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc sẽ "xem xét lại" thỏa thuận.
Cuộc họp của các nhóm diễn ra một tuần sau khi Liên minh Quốc gia Karen (KNU) chiếm căn cứ quân sự ở phía đông bang Karen và giết 10 binh sĩ. Chính quyền quân sự trả đũa bằng các cuộc không kích. KNU phản đối quân đội và cho biết họ đang che giấu hàng trăm nhà hoạt động chống đảo chính.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 bắt bà Suu Kyi và các quan chức trong chính quyền dân sự, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử tháng 11/2020 không được giải quyết. Sự việc làm dấy lên phong trào biểu tình phản đối đảo chính, với tình trạng bạo lực ngày càng leo thang, tới nay đã khiến hơn 500 người thiệt mạng, theo một nhóm quan sát địa phương.
Các dân tộc thiểu số Myanmar, với đảng và tổ chức vũ trang riêng, được giới chuyên gia đánh giá là "nhân tố bí ẩn" có thể định đoạt số phận của cuộc đảo chính, bởi cả chính quyền quân sự và đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi được cho là đều cần sự ủng hộ của họ.
EU sắp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar Các ngoại trưởng EU sẽ phê duyệt biện pháp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar vào 22/3 để phản ứng với cuộc đảo chính. Động thái diễn ra sau khi 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tháng trước đồng ý nhắm mục tiêu trừng phạt vào quân đội Myanmar và các lợi ích kinh tế của họ. Một nhà...