Phe đối lập Myanmar kêu gọi nổi dậy trên cả nước
Phe đối lập tại Myanmar đã kêu gọi toàn quốc đứng lên chống lại chính quyền quân sự trong khi phía quân đội Myanmar tuyên bố cuộc nổi dậy sẽ bị dập tắt.
Người biểu tình tại Yangon hồi tháng 3 . Ảnh REUTERS
Từ sau khi chính biến nổ ra hồi đầu tháng 2 tại Myanmar, các thành viên chính quyền cũ đã thành lập chính quyền song song gọi là “Chính phủ thống nhất quốc gia” (NUG). Quyền chủ tịch NUG Duwa Lashi La ngày 7.9 phát động “cuộc chiến tranh phòng vệ nhân dân” để chống lại chính quyền quân sự, theo Reuters.
Trong bài phát biểu, ông Duwa Lashi La yêu cầu các quan chức do quân đội bổ nhiệm nên từ chức ngay lập tức, kêu gọi thành viên các lực lượng an ninh tham gia phe đối lập và các nhóm thiểu số ở biên giới để chống lại quân đội. “Chúng ta phải khởi động cuộc nổi dậy toàn quốc tại mỗi ngôi làng, thị trấn và trên cả nước cùng lúc”, ông Duwa Lashi La nhấn mạnh.
Đáp lại, người phát ngôn quân đội Myanmar Zaw Min Tun cùng ngày cáo buộc NUG đang tìm cách gây bất ổn đất nước, cản trở chương trình tiêm chủng chống đại dịch Covid-19.
Nhóm vũ trang Myanmar bị tố sát hại nhiều công nhân xây dựng, đào tạo “khủng bố”
Ông Zaw Min Tun nói rằng NUG đang muốn thu hút sự chú ý và sự công nhận của cộng đồng quốc tế trước kỳ họp trong tháng 9 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, người phát ngôn quân đội tuyên bố nỗ lực của NUG sẽ không thành công.
Bài phát biểu của ông Lashi La được cho là nhằm mục đích kêu gọi sự hợp tác giữa các nhóm dân quân vũ trang và lực lượng dân tộc sau nhiều tháng xung đột với quân đội.
Hồi tháng 8, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing đảm nhiệm chức thủ tướng trong chính quyền mới và cam kết sẽ tổ chức bầu cử trong 2 năm tới. Chính quyền cũng đã tuyên bố NUG và lực lượng vũ trang của tổ chức này là tổ chức bất hợp pháp.
Tuyên bố của NUG ngày 7.9 làm dấy lên lo ngại xung đột và khiến người dân ở thành phố Yangon đổ xô đi siêu thị mua đồ thiết yếu dự trữ. Cùng ngày, các vụ xung đột được cho là diễn ra giữa quân đội Myanmar và các tổ chức vũ trang đối lập ở biên giới trong khi biểu tình nổ ra tại một số vùng.
Thống tướng Myanmar đặt thời hạn chấm dứt tình trạng khẩn cấp
Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, cam kết tổ chức bầu cử và cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ kết thúc vào tháng 8/2023.
"Chúng tôi sẽ hoàn tất các điều khoản của tình trạng khẩn cấp vào tháng 8/2023. Tôi cam kết tổ chức thành công các cuộc bầu cử", lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing phát biểu trên truyền hình hôm nay, thêm rằng ông đảm bảo "thành lập liên minh dựa trên nền dân chủ và thể chế liên bang".
Thống tướng Min Aung Hlaing tại hội nghị ở Moskva, Nga, hôm 23/6. Ảnh: Reuters .
Với thời hạn này, chính quyền quân sự sẽ điều hành Myanmar trong gần hai năm rưỡi, thay vì một năm như tuyên bố được đưa ra vài ngày sau cuộc đảo chính hôm 1/2. Quân đội Myanmar cho biết họ lật đổ chính quyền dân sự của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi do đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đã gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020.
Quân đội Myanmar tuần trước tuyên bố phát hiện hơn 11 triệu trường hợp gian lận cử tri và hủy kết quả cuộc bầu cử mà đảng NLD đã thắng lớn. Tuy nhiên, ủy ban bầu cử của Myanmar từng bác bỏ cáo buộc gian lận.
Tướng Min Aung Hlaing cũng tuyên bố sẵn sàng hợp tác với ASEAN, trong đó có đối thoại với đặc phái viên ASEAN về Myanmar. Các ngoại trưởng ASEAN dự kiến họp ngày 2/8 với mục tiêu chọn ra đặc phái viên chịu trách nhiệm chấm dứt bạo lực, thúc đẩy đối thoại giữa chính quyền quân sự Myanmar với phe đối lập.
Myanmar rơi vào hỗn loạn kể từ sau cuộc đảo chính hồi tháng 2, với các cuộc đình công, biểu tình và đụng độ giữa lực lượng an ninh với những người phản đối chính quyền quân sự. Một nhóm giám sát địa phương cáo buộc lực lượng an ninh đã giết hơn 900 người và bắt gần 7.000 người, nhưng quân đội cho biết số người biểu tình thiệt mạng thấp hơn nhiều, đồng thời khẳng định nhiều binh sĩ và cảnh sát cũng thiệt mạng.
Mỹ trừng phạt các quan chức cấp cao Myanmar Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 2-7 trừng phạt 7 quan chức cấp cao trong chính quyền quân sự Myanmar và 15 thân nhân của họ vì cáo buộc đàn áp phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ trong nước. Người biểu tình phản đối đảo chính cầm ảnh cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi trong cuộc biểu...