Phe đối lập chiếm ưu thế trong tổng tuyển cử Thái Lan
Theo báo Bangkok Post, hơn 95.000 điểm bỏ phiếu trên khắp Thái Lan đã đóng cửa lúc 17 giờ ngày 14.5 (giờ VN) sau một ngày bầu cử suôn sẻ.
Ủy ban Bầu cử (EC) Thái Lan cho biết 90% trong số 52 triệu cử tri đủ điều kiện đã bỏ phiếu, một con số kỷ lục.
Tính đến 21 giờ ngày 14.5, khoảng 20% số phiếu đã được kiểm đếm. Theo đó, đảng đối lập Pheu Thai dưới sự dẫn dắt của bà Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đang dẫn trước với 107 ghế trong quốc hội. Đảng Tiến lên (MFP) đối lập theo sau với 86 ghế. Trong khi đó, đảng Quốc gia Thái thống nhất của đương kim Thủ tướng Prayuth
Video đang HOT
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đi bỏ phiếu ở Bangkok ngày 14.5. Ảnh Reuters
Chan-ocha chỉ giành được 27 ghế và đảng Lực lượng Công dân của Phó thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan chỉ giành được 36 ghế. Tuy vậy, số ghế cuối cùng mà mỗi bên chính thức giành được sẽ chỉ được xác nhận trong nhiều tuần nữa.
Kết quả này tương tự với kết quả khảo sát nhanh tại các thùng phiếu và những cuộc thăm dò dư luận trước kỳ bầu cử, trong đó cho thấy Pheu Thai có khả năng chiến thắng cao. Tuy vậy, không có gì đảm bảo rằng phe đối lập sẽ nắm quyền, ngay cả khi thành lập liên minh.
Theo hiến pháp năm 2017 do quân đội soạn thảo, 500 nghị sĩ được bầu trong ngày 14.5 cùng 250 thượng nghị sĩ do chính quyền ông Prayut bổ nhiệm sẽ bỏ phiếu chọn ra thủ tướng. Điều này nghĩa là Pheu Thai và MFP phải thắng 376 ghế để thành lập chính phủ.
Đất nước này đã trải qua hàng chục cuộc đảo chính, biểu tình và việc các đảng phái bị giải tán theo lệnh của tòa án. Do đó, AFP nhận định kết quả không rõ ràng hoặc gây tranh cãi trong kỳ bầu cử này có thể dẫn đến một đợt bất ổn mới.
Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
Ngày 23/7, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết quả kiểm phiếu cho thấy Thủ tướng Prayuth đã nhận được 256 phiếu ủng hộ, 206 phiếu phản đối và 9 phiếu trắng, qua đó giành được sự ủng hộ cần thiết để tiếp tục giữ cương vị người đứng đầu chính phủ cho đến khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 3/2023.
Cuộc bỏ phiếu được cho là phép thử cuối cùng đối với chính quyền của Thủ tướng Prayuth trước thềm cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra trong chưa đầy một năm tới. Trước đó, ông Prayut đã vượt qua 3 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ khi lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2019.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trước khi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần này diễn ra, Thủ tướng Prayuth đã bác bỏ khả năng cải tổ nội các.
Trước đó, ngày 19/7, ông Prayut đã bác bỏ các cáo buộc tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém trong ngày đầu tiên Hạ viện nước này tiến hành phiên điều trần đối với Thủ tướng cùng 10 thành viên Nội các. Ông cho rằng những cáo buộc của phe đối lập chỉ là một "kịch bản cũ", giống như các phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm trước đó. Ông tuyên bố chính phủ đã đưa ra định hướng tương lai của Thái Lan trong Chiến lược quốc gia 20 năm nhằm cải cách đất nước về mọi mặt, trong đó có cả việc tái cơ cấu kinh tế bằng cách đổi mới.
Lào lo ngại bùng phát dịch sốt xuất huyết Giới chức và nhân viên y tế tại Lào đang nỗ lực tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh sốt xuất huyết trong bối cảnh số mắc căn bệnh nguy hiểm này tăng trong năm nay. Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trung tâm Thí nghiệm và Dịch tễ Quốc gia thuộc Bộ Y tế Lào thông...