Phe diều hâu Mỹ đã có kế hoạch cho Biển Đông và Ukraine
Việc đảng Cộng hòa giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua sẽ tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Báo Mỹ cho hay phe diều hâu Mỹ (ám chỉ các quan chức hiếu chiến thuộc phe đảng Cộng hòa) đã có kế hoạch cho Biển Đông và Ukraine.
Ông John McCain theo đường lối cứng rắn
Ngay cả phe ôn hòa của đảng Cộng hòa hiện nay cũng thừa nhận kết quả cuộc bầu cử là một chiến thắng cho phe diều hâu trong đảng của họ. Họ cho biết phe diều hâu của đảng Cộng hòa đã có một kế hoạch chiến đấu đầy tham vọng nhằm cải tổ chính sách đối ngoại của Mỹ: Tất cả mọi thứ từ trang bị vũ khí quân sự cho quân đội Ukraine, xem xét lại cách can thiệp cuộc chiến chống ISIS và cả kế hoạch cho Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, Thượng nghị sĩ John McCain, người sắp nhậm chức Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, cho biết ông đã thảo luận một chương trình nghị sự an ninh quốc gia mới với các đồng nghiệp ở đảng Cộng hòa là Bob Corker (sắp nhậm chức chủ tịch ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ) và Richard Burr (sắp nhậm chức chủ tịch ủy ban về tình báo của thượng viện Mỹ).
“Burr và Corker cùng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với nhau về tất cả mọi thứ,” ông McCain nói. “Ví dụ, cung cấp vũ khí cho Ukraine, kiểm tra chiến lược của chúng tôi ở Trung Đông, di sản của chúng tôi liên quan đến ông Putin và việc tiếp tục lấn chiếm của Trung Quốc trên Biển Đông”.
Video đang HOT
Ông McCain cho biết việc đầu tiên của ông khi làm chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện là sẽ kết thúc các quy tắc ngân sách được gọi là “cô lập”, trong đó yêu cầu quân đội Mỹ cắt giảm ngân sách của mình. “Tôi muốn bắt đầu một cuộc kiểm tra các chính sách của chúng tôi trên thế giới và sau đó tìm hiểu xem chúng tôi có khả năng đáp ứng với các kỳ vọng”, ông McCain nói.
Mùa hè vừa qua, Ông McCain là người lên án mạnh mẽ nhất các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt là vụ hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông McCain dám chỉ đích danh Trung Quốc và dùng những từ ngữ mạnh mẽ như “hung hăng”, “nguy hiểm”, “gây hấn” để cảnh báo Bắc Kinh. Chính ông McCain với vai trò người có uy tín hàng đầu của đảng Cộng hòa đã yêu cầu chính quyền của Tổng thống Barrack Obama có sức ép lớn hơn với Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo Anh Tú
Theo Daily Beast
Một Thế giới
Báo Mỹ: Chúng ta nên giúp phe bồ câu Trung Quốc đánh bại phe diều hâu
"Sự thận trọng trước những thách thức từ bên ngoài của Trung Quốc suốt 30 năm đã bị thay thế bởi các hành động lỗ mãng, xuất phát từ sự tự phụ về thành quả của mình".
New York Times ngày 17/7 đã đăng tải bài viết của tác giả Kishore Mahbubani với tiêu đề: "Hãy giúp đỡ phe bồ câu của Trung Quốc".
Dưới đây là một đoạn trích trong bài viết này được tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đăng tải lại. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Sự thận trọng trước những thách thức từ bên ngoài của Trung Quốc suốt 30 năm đã bị thay thế bởi các hành động lỗ mãng
Năm 1980, kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/10 của Mỹ. 30 năm sau, tổng GDP của Trung Quốc đã vươn lên vị trí số 2 trên thế giới mà không khiến trật tự thế giới bị đảo lộn. Rồi, gần như không hề có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào, phương pháp thận trọng trước những thách thức từ bên ngoài của Trung Quốc trong suốt 30 năm phát triển đã bị thay thế bởi các hành động lỗ mãng, xuất phát từ sự tự phụ trước thành quả của mình.
Ở một mức độ nào đó, thái độ này có thể giải thích tại sao các nước phương Tây đi đến một nhận định chung: "Trung Quốc đã trở thành một cường quốc quân sự theo chủ nghĩa khoa trương". Trước khi nhận định này trở thành một kết luận chắc chắn, chúng ta nên tự nhắc nhở mình: Trung Quốc là một xã hội lớn và hết sức phức tạp. Trong lần viếng thăm Trung Quốc gần đây, tôi phát hiện ra rằng tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đang tiến hành một cuộc tranh luận đặc biệt: "Trung Quốc nên sử dụng chiến lược nào?".
Theo cách nói của phương Tây, Trung Quốc đang tồn tại hai phe: phe bồ câu và phe diều hâu. Phe diều hâu cho rằng Trung Quốc đã phải nhẫn nhịn chịu đựng hàng trăm năm nay, và rằng một Trung Quốc mới trỗi dậy nên quyết đoán để tranh giành những lợi ích về lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Nhưng trong cuộc tranh luận tại Bắc Kinh, phe bồ câu không hề bị lép vế, họ lợi dụng truyền thông của Phương Tây chỉ trích những đợt sóng này của Trung Quốc, nhắc nhở giới lãnh đạo trung Quốc đã xem nhẹ chính sách "Ẩn mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình.
Họ cho rằng những hành vi gây sức ép gần đây của Trung Quốc đã giải phóng cho "con hổ" tinh thần chống lại Trung Quốc, mà một khi đã thả ra rất khó bắt lại.
Khi trong nội bộ Trung Quốc xuất hiện tranh luận, thì việc đưa ra kết luận vội vàng không phải là điều sáng suốt. Trung Quốc có thể trở nên thù địch hơn. Dư luận về việc chống Trung Quốc xuất hiện trên truyền thông phương Tây càng làm dấy lên chủ trương về "âm mưu khắc chế" của phương Tây đối với Trung Quốc.
So với thời của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, dư luận Trung Quốc đã phát huy tác dụng mạnh mẽ chưa từng có, nhưng việc Trung Quốc có được lực lượng cộng đồng mạng lớn nhất thế giới như ngày nay cũng tồn tại những nguy hiểm nhất định, nếu bị thao túng theo ý đồ xấu.
Những vấn đề ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Trung Quốc vẫn không hề thay đổi - đó là dành 90% sự quan tâm cho những sự vụ nội bộ. Nếu phe bồ câu có thể bảo vệ và chứng minh được quan điểm của mình trước phe diều hâu, thì điều này sẽ mang đến cho cộng đồng quốc tế những lợi ích rõ ràng. Bởi thế chúng ta nên đặt ra câu hỏi " Phải làm gì để giúp đỡ phe bồ câu giành được thắng lợi?".
Theo Tri Thức Trẻ