Phe đảo chính từng nhắm bắn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Máy bay của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã nằm trong tầm bắn của các máy bay chiến đấu F-16 của phía âm mưu đảo chính khi đang trên đường tới Istanbul, Reuters đưa tin.
Một chiếc máy bay F-16 của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Reuters)
Vụ việc xảy ra trong cuộc đảo chính quân sự cuối tuần trước, khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bay từ khu du lịch nơi ông nghỉ dưỡng đến Istanbul.
Theo một cựu sĩ quan quân đội: “Ít nhất hai chiếc F-16 đã “làm phiền” máy bay của ông Erdogan khi nó đang bay đến Istanbul.” Sĩ quan nói thêm: “Họ đã chặn radar trên máy bay của họ và trên hai chiếc máy bay F-16 khác đang bảo vệ Tổng thống.”
Tuy nhiên, máy bay của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đến nơi an toàn trước hoàng hôn ngày 16.7. “Lý do tại sao họ không khai hỏa là một điều bí ẩn”, cựu quan chức nói thêm.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đến dự lễ tang của những nạn nhân thiệt mạng trong cuộc đảo chính (Ảnh: AFP)
Một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận với Reuters rằng có sự việc như trên diễn ra. Một quan chức khác thì nói máy bay của Tổng thống Erdogan đã “gặp rắc rối trên không”, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Erdogan cũng nói với các phương tiện truyền thông đại chúng rằng phe đảo chính đã ném bom thị trấn ven biển Marmaris, nơi ở của ông, ngay sau khi ông rời đi, theo Reuters. Tờ CNN đưa tin khoảng 25 binh sĩ đã “bay” xuống từ một chiếc trực thăng để cố gắng bắt Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong một khách sạn ở Marmaris. “Erdogan thoát khỏi cái chết trong tích tắc”, Reuters dẫn lời quan chức Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng quan chức này nói với Reuters rằng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cũng là mục tiêu trực tiếp trong cuộc đảo chính ở Istanbul nhưng ông đã trốn thoát thành công.
Theo Danviet
Sự thật về "bàn tay" của giáo sĩ lưu vong trong đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16.7 đã ra lệnh bắt giữ 2.745 thẩm phán và công tố viên sau vụ đảo chính ngày 15.7, trong bối cảnh chính phủ đang truy lùng những người tình nghi ủng hộ nhà giáo sĩ Fethullah Gulen ở Mỹ.
Sau vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc người đứng sau âm mưu này là giáo sĩ "ma quỷ" Fethullah Glen sống lưu vong ở Mỹ từ năm 1999. Ông Erdogan quả quyết rằng, cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện do đơn đặt hàng từ Mỹ.
Trong khi Thủ tướng Binaila Yildirim cũng tố cáo cuộc nổi dậy do phong trào của ông Glen tiến hành. Theo ông Erdogan, giáo sĩ Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ, đang tìm cách thiết lập một "cấu trúc song song" trong bộ máy tư pháp và quân đội nhằm tìm cách lật đổ chính quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ, điều mà ông Gulen phủ nhận.
Giáo sĩ Gullen.
Ông Gulen ra tuyên bố lên án mạnh mẽ âm mưu đảo chính, và hoàn toàn bác bỏ các cáo buộc cho rằng ông đứng sau vụ này.
Ông nói: "Cần phải giành được chính phủ thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng, chứ không phải bằng vũ lực. Tôi cầu nguyện cho Thổ Nhĩ Kỳ, cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ, và cho tất cả những ai hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, rằng tình hình sẽ được hóa giải một cách nhanh chóng và hòa bình".
Vị giáo sĩ nói thêm: "Là người từng trải qua nhiều cuộc đảo chính quân sự trong vòng 5 thập kỷ qua, thực sự là điều sỉ nhục khi bị cáo buộc có dính líu tới một âm mưu như vậy".
Chính quyền Washington chưa phát hiện ra các bằng chứng thuyết phục liên quan tới các tuyên bố của ông Erdogan.
Tuy nhiên chính phủ Đức không đồng tình với cáo buộc nêu trên của ông Erdogan. Báo Đức "Tấm gương" ngày 16.7 dẫn các nguồn tin an ninh cho biết Chính phủ Đức hoài nghi cáo buộc cho rằng âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ được điều hành từ Bắc Mỹ.
Một phân tích an ninh sau vụ việc trên cho rằng, giáo sĩ Glen hoàn toàn không có liên hệ gì với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài ra, ông này khuyến khích những người ủng hộ thực hiện sự chuyển đổi về chính trị, chứ không phải bằng bạo lực ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Phân tích cho rằng, việc ông Erdogan cáo buộc những người thân tín cũ của mình thực hiện âm mưu đảo chính là cái cớ để Ankara tiếp tục "tội phạm hóa" ông Glen cũng như những người ủng hộ ông này.
Tình báo Đức hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân thực sự của vụ đảo chính, song nhận định rằng "một nhóm nhỏ đại tá và thiếu tá thuộc lực lượng lục quân ủng hộ chủ nghĩa Kemal thế tục đã tiến hành âm mưu đảo chính".
Trước đó, Tổng thống Erdogan đã đề nghị người đồng cấp Mỹ Barack Obama giao hoặc bắt giữ giáo sĩ Glen cho nước này, nhấn mạnh rằng nếu Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thực sự là những đối tác chiến lược, thì Tổng thống Obama phải hành động.
Trao đổi với các phóng viên ở Luxembourg hôm 16.7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Mỹ sẽ xem xét đề nghị dẫn độ ông Gulen, nhưng chỉ khi nào đồng minh của NATO đưa ra các bằng chứng cho thấy các hành động sai trái của ông Gulan.
Theo Danviet
Mỹ đồng ý bán 8 tiêm kích F-16 cho Pakistan Chính quyền Mỹ đã đồng ý bán 8 chiếc máy bay chiến đấu F-16, radar và các khí tài khác với giá 699 triệu USD cho Pakistan. Hợp đồng F-16 và các khí tài khác mà Mỹ đồng ý bán cho Pakistan được ước tính có giá 699 triệu USD - Ảnh: Không quân Mỹ Cơ quan hợp tác an ninh phòng thủ...