Phe đảo chính Mali chỉ định thủ lĩnh làm tổng thống
Những người ủng hộ phái đảo chính tại Mali ngày 22/5 lại chỉ định đại úy Amadou Haya Sanogo, thủ lĩnh nhóm đảo chính, làm “tổng thống” cho thời kỳ chuyển tiếp và kêu gọi ông Dioncounda Traore ra đi.
Đại úy Amadou Haya Sanogo. (Nguồn: AP)
Hành động này diễn ra một ngày sau khi Tổng thống lâm thời Dioncounda Traore được Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây phi (ECOWAS) và nhóm đảo chính thống nhất cử làm lãnh đạo thời kỳ chuyển tiếp ở Mali.
Quyết định này được các thành viên phong trào Phối hợp các tổ chức yêu nước Mali (COPAM) đưa ra sau cuộc họp diễn ra trong hai ngày 21-22/5 tại Bamako.
Video đang HOT
Theo thông cáo của phong trào này, Đại úy Sanogo được giao nhiệm vụ “cùng quân đội khôi phục toàn vẹn lãnh thổ” Mali và “thiết lập một chính quyền trung lập và công bằng, tổ chức bầu cử minh bạch và đáng tin cậy.”
Hiện ECOWAS, chính quyền Mali và Đại úy Sanogo chưa có phản ứng gì trước quyết định của những người ủng hộ nhóm đảo chính.
Ông Abdoulaye Kante, một trong số các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Liên minh vì dân chủ Mali (ADEMA), cho biết Đại úy Sanogo “không chấp nhận” và “sẽ không chấp nhận” đề nghị này.
Giới quan sát đánh giá hành động này của phái ủng hộ đảo chính làm gia tăng tình hình bất ổn ở Mali trong khi cuộc khủng hoảng ở miền Bắc rơi vào bế tắc và tiến trình chuyển tiếp trở nên bấp bênh./.
Theo TTXVN
Tổng thống Mali bị người biểu tình đánh trọng thương
Ông Dioncounda Traore, Tổng thống lâm thời của Mali, đã bị đánh đập và phải nhập viện sau khi hàng trăm người biểu tình ùa vào dinh tổng thống hôm 21.5 để yêu cầu ông từ chức, theo các quan chức nước này.
Một người phát ngôn của nhóm binh sĩ đứng đằng sau vụ đảo chính ngày 22.3 cho biết các nhân viên bảo vệ vòng trong của ông Traore đã giết ba người tấn công khi những người biểu tình ập vào dinh tổng thống và xé các bức hình của ông, theo Reuters.
Người biểu tình bao vây dinh tổng thống Mali - Ảnh: Reuters
Mali hiện phải đối phó với hậu quả cuộc đảo chính và phong trào nổi dậy kéo theo ở vùng sa mạc phía bắc.
Giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại thủ đô Bakamo là điều kiện tiên quyết để Mali có được sự trợ giúp của nước ngoài, nhằm thu hồi phần lãnh thổ phía bắc hiện nằm trong tay phiến quân ly khai và Hồi giáo, gồm cả một số tay súng al-Qaeda.
"Ông ấy đã được chuyển gấp đến bệnh viện... Họ đánh ông ấy bị thương nặng và xé quần áo ông ấy", người phát ngôn của nhóm binh sĩ đảo chính Bakary Mariko nói với Reuters.
Một phụ tá của ông Traore cho biết ông đã rời bệnh viện và trở lại nhà riêng. Hiện không rõ khi nào ông Traore sẽ quay trở lại dinh tổng thống.
Theo BBC, thời hạn nắm quyền ban đầu của ông Traore vốn kết thúc vào hôm 21.5. Tuy nhiên, các lãnh đạo Tây Phi đã đạt thỏa thuận với thủ lĩnh đảo chính Amadou Sanogo để ông Traore có thể tại vị nhằm tổ chức bầu cử và đập tan phong trào nổi dậy phía bắc.
Thỏa thuận cũng cho phép đại úy Sanogo được công nhận tư cách cựu nguyên thủ, được hưởng một khoản lương và một ngôi biệt thự.
Ông Sanogo đã giữ im lặng trong suốt cả ngày và không lên tiếng kêu gọi người ủng hộ chấm dứt biểu tình, theo BBC.
Theo Thanh niên
Thủ tướng Mali Diarra cảnh báo âm mưu gây bất ổn Ngày 2/5, Thủ tướng lâm thời của Mali, ông Cheick Moibo Diarra đã cảnh báo âm mưu gây bất ổn đất nước, đồng thời khẳng định chính phủ đang nỗ lực khôi phục lại trật tự ở nước này. Thủ tướng lâm thời của Mali, ông Cheick Moibo Diarra. (Nguồn: Internet) Ông Diarra đưa ra tuyên bố trên sau khi nhóm binh sỹ...