Phe Cộng hòa im lặng trước cáo buộc ông Trump né thuế
Các nghị sĩ Cộng hòa gần như im lặng hoàn toàn sau bài điều tra của New York Times công bố ngày 27/9, cho thấy Tổng thống Trump chỉ trả 750 USD thuế trong các năm 2016, 2017.
Người phát ngôn của hai thượng nghị sĩ quyền lực nhất trong Thượng viện, ông Mitch McConnell của bang Kentucky và ông John Thune của bang South Dakota, từ chối bình luận về bài báo.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Charles Grassley, bang Iowa, người tham gia soạn thảo luật thuế, cũng là chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, cho biết đã đọc bài viết, nhưng từ chối bình luận về số tiền thuế ít ỏi mà ông Trump trả cho chính phủ trong các năm 2016, 2017.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, Lãnh đạo Phe đa số Thượng viện, từ chối bình luận về chuyện đóng thuế của ông Trump. Ảnh: New York Times.
“Suy nghĩ của tôi là vì sao cơ quan thuế mất lâu như vậy để rà soát” tiền thuế của ông Trump, ông Grassley nói với báo chí.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Kevin Brady của bang Texas, trong Ủy ban Tài chính Hạ viện, không phản hồi yêu cầu bình luận.
Ông Trump gọi bài báo của New York Times là “tin giả” – cách phản ứng quen thuộc của ông với tin tức bất lợi.
Đảng Dân chủ nhanh chóng phê phán ông. Các nghị sĩ Dân chủ ở Hạ viện đã dành nhiều năm đấu tranh ở tòa án để tiếp cận hồ sơ thuế của ông Trump, nay coi bài báo của New York Times là bằng chứng cho thấy điều tra của họ là có cơ sở.
Video đang HOT
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói trên MSNBC bài điều tra dẫn tới lo ngại về an ninh quốc gia vì số tiền mà tổng thống nợ các bên.
“Tổng thống dường như nợ trên 400 triệu USD”, bà nói. “Nợ ai? Các nước khác? Họ nắm được gì về tổng thống? Vì vậy đối với tôi, đây là câu hỏi về an ninh quốc gia”.
John Kasich, cựu Thống đốc bang Ohio, người theo đảng Cộng hòa nhưng đã ủng hộ ông Joe Biden, nói với CNN rằng bài báo có thể ảnh hưởng đến cử tri tầng lớp lao động mà vẫn đang do dự.
“Những người đang vất vả kiếm sống bỗng thức dậy và thấy vị tỷ phú này chỉ trả 750 USD tiền thuế? Tôi không quan tâm lý do của ông ta là gì”, ông Kasich nói. “Sẽ không tác động đến những người đã hoàn toàn ủng hộ ông… nhưng còn những người đang do dự”.
Điều tra của New York Times, công bố ngày 27/9, hé lộ chi tiết nhất từ trước tới nay về tình hình tài chính và kinh doanh của Tổng thống Trump, người vẫn từ chối công khai hồ sơ thuế.
Bức tranh hiện lên từ các hồ sơ dày đặc con số và biểu quyết toán thuế, do chính các kế toán viên của ông Trump điền vào, là về một doanh nhân liên tục thua lỗ, rồi dùng chính khoản lỗ đó để được miễn thuế trong nhiều năm.
Trên thực tế, hầu hết doanh nghiệp mang lại cho ông Trump tiếng tăm – từ hệ thống các sân golf đến khách sạn của ông ở Washington – đã báo cáo lỗ hàng triệu USD, thậm chí hàng chục triệu USD năm này qua năm khác.
Cụ thể, trong 18 năm mà New York Times có hồ sơ thuế, tổng thống không đóng thuế trong 11 năm. Trong năm 2016 và 2017, mỗi năm ông chỉ đóng 750 USD tiền thuế.
Trong 18 năm đó, ông Trump ban đầu trả gần 95 triệu USD tiền thuế thu nhập liên bang. Nhưng từ năm 2010, ông đã nhận lại phần lớn số tiền này – kèm theo lãi suất – bằng cách xin hoàn thuế 72,9 triệu USD, dựa vào một số khoản lỗ lớn.
Tiền hoàn lại giảm mức đóng thuế thực của ông từ năm 2000 đến năm 2017 xuống mức trung bình 1,4 triệu USD mỗi năm.
Ông Trump bị hai đảng lên án vì nói chưa chắc rời vị trí nếu thất cử
Các nghị sĩ lưỡng đảng ở Mỹ đồng loạt phản đối sau khi Tổng thống Trump nói không thể hứa sẽ rời Nhà Trắng nếu thất bại trong bầu cử ngày 3/11 tới.
Các lãnh đạo ở Quốc hội, bao gồm Lãnh đạo Phe đa số Thượng viện Mitch McConnell và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, phản đối phát ngôn của Tổng thống Trump rằng ông "sẽ đợi xem sao" khi được hỏi có cam kết chấp nhận kết quả bầu cử hay không.
Nhiều nghị sĩ, bao gồm cả đảng Cộng hòa, cam kết sẽ đi theo nguyện vọng của cử tri. Một số nghị sĩ Dân chủ còn có các động thái cụ thể, như chính thức yêu cầu các quan chức nội các ông Trump phải cam kết tôn trọng kết quả bầu cử, theo AP.
Đây không phải lần đầu tiên ông Trump gây hoài nghi về bầu cử và nêu các cáo buộc gian lận không có cơ sở. Ảnh: Reuters.
Trước đó, khi được hỏi về vấn đề này, ông Trump nói "sẽ đợi xem sao" và "muốn đảm bảo cuộc bầu cử được trung thực", dù chưa hề có bằng chứng nào về gian lận.
Việc ông Trump hoài nghi một cách vô căn cứ về cuộc bầu cử sắp tới là hầu như chưa có tiền lệ trong thời hiện đại.
Đó cũng không phải lần đầu tiên ông Trump gieo hoài nghi về quy trình bỏ phiếu, gây ra nhiều lo ngại, nhất là giữa đại dịch Covid-19 làm nhiều người Mỹ có ý định bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Ngay cả khi không có dấu hiệu gian lận, kết quả có thể bị trì hoãn vì phải kiểm số phiếu bầu qua bưu điện và sẽ đến muộn. Các nhóm hay các thế lực nước khác có thể tận dụng khoảng thời gian trì hoãn này để tung tin giả, kích động và chia rẽ.
Ông Mitch McConnell, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện, viết trên Twitter: "Người thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 sẽ được tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1... Sẽ có cuộc chuyển giao trật tự như đã luôn có vào mỗi bốn năm kể từ 1792".
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói: "Bình tĩnh nào, ngài tổng thống".
"Ông đang ở Mỹ, một nước dân chủ", bà nói. "Vì vậy vì sao ông không thử một lần tôn trọng lời thề nhậm chức, là sẽ tôn trọng Hiến pháp Mỹ".
Ông Trump đang khiến bầu cử 2020 trở nên bất trắc hơn khi phát tán các thuyết chưa có cơ sở rằng nếu ông thất bại, kỳ bầu cử này phải có gian lận. Dù vậy, các kỳ bầu cử trước đã cho thấy không có nhiều bằng chứng gian lận đáng kể trong bỏ phiếu qua thư.
Đối thủ Joe Biden tỏ ra khó tin. "Chúng ta đang ở nước nào vậy?", ông bình luận vào tối 23/9 về các phát biểu của ông Trump. "Ông ta luôn nói những thứ vô lý nhất. Tôi cũng chẳng biết phải nói gì. Nhưng không làm tôi ngạc nhiên".
Ở Điện Capitol (trụ sở Quốc hội Mỹ), viễn cảnh ông Trump từ chối chấp nhận kết quả bầu cử đã được các nghị sĩ bàn đến và cân nhắc đối sách ứng phó. Một thượng nghị sĩ nói đây là chủ đề lớn nhất đang được mọi người bàn riêng.
Hai Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Mikie Sherrill (bang New Jersey) và Elissa Slotkin (bang Michigan) đang chính thức yêu cầu các thành viên nội các công khai cam kết tôn trọng Hiến pháp Mỹ và chuyển giao quyền lực hòa bình.
"Tổng thống không thể bác bỏ kết quả bầu cử được nếu không có một số quan chức rất cao cấp đứng ra ủng hộ", Hạ nghị sĩ Slotkin nói.
Bà Sherill nói với AP việc chuyển giao quyền lực "phụ thuộc nhiều vào việc các quan chức trong nội các giao lại bộ ngành của mình cho chính quyền kế nhiệm". Bà cho biết muốn nghe cam kết từ "tất cả" thành viên nội các.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, phản hồi các nghị sĩ vào tháng trước, cho rằng quân đội "không có vai trò" can dự nếu bầu cử xảy ra tranh chấp.
Cảnh sát Mỹ vây người biểu tình trốn trong nhà thờ Cảnh sát Louisville huy động lực lượng, trực thăng vây hàng trăm người biểu tình trốn trong một nhà thờ, phớt lờ lệnh giới nghiêm. Hơn 1.000 người tối 24/9 tiếp tục xuống đường biểu tình tại trung tâm thành phố Louisville, bang Kentucky, để đòi công lý cho nữ y tá da màu Breonna Taylor, người bị cảnh sát bắn chết trong...