Phê bình nhiều cơ quan bổ nhiệm cán bộ không đủ chuẩn
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn phê bình và chỉ đạo xử lý đối với nhiều cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện việc bổ nhiệm cán bộ không đủ chuẩn theo quy định.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, thời gian qua, có nhiều đơn vị trong tỉnh thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại một số cán bộ không đủ chuẩn. Việc này, UBND tỉnh đã có chỉ đạo xử lý những trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định từ năm 2008.
Từ năm 2012, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có nhiều văn bản tiếp tục chỉ đạo xử lý kiên quyết vấn đề bổ nhiệm cán bộ không đủ chuẩn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn một số Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
Chỉ tính từ năm 2014- 2015, có nhiều đơn vị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Cụ thể có các đơn vị như: Sở Y tế, Sở GD-ĐT; Vườn quốc gia Mũi Cà Mau; Sở KH-ĐT; UBND TP Cà Mau; UBND các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Năm Căn…
Về vấn đề trên, Chủ tịch UBND tỉnh phê bình và yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh và khắc phục ngay, không để tình trạng tương tự xảy ra trong thời gian tới. Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức thực nghiêm túc ý kiến chỉ đạo về quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức, viên chức.
Được biết, một số trường hợp cán bộ đã bổ nhiệm nhưng chưa đi học để trả nợ như trường hợp ông K.T.N. (công tác tại một cơ quan cấp Phòng của huyện Cái Nước), Chủ tịch tỉnh chỉ đạo UBND huyện Cái Nước có kế hoạch đưa ông N. đi đào tạo theo quy định.
Một trường hợp khác là ông P.T.L. (công tác tại một cơ quan cấp Phòng ở huyện Ngọc Hiển), tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo huyện Ngọc Hiển cử ông này đi đào tạo để trả nợ trong năm 2014 nhưng đến nay ông L. vẫn không trả nợ được. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu huyện Ngọc Hiển xem xét lại, cần thiết bố trí ông L. công việc khác phù hợp với năng lực.
Ngoài ra, UBND tỉnh Cà Mau cũng thống nhất và chỉ đạo thu hồi quyết định bổ nhiệm một Phó phòng không đủ chuẩn ở một cơ quan cấp Phòng tại Sở KH-ĐT.
G.H.Y
Theo Dantri
Quảng Ninh: "Đại hồng thủy" nhấn chìm 3.000 hộ dân, làm 17 người chết
Trận mưa lớn lịch sử mà người dân cũng như lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh còn nhớ mãi cách đây 40 năm. Nay trận "đại hồng thủy" lặp lại, đã nhấn chìm 3 nghìn hộ dân, hàng ngàn ha hoa màu bị mất trắng, 23 người chết và mất tích...cả nước thắt lòng hướng về Quảng Ninh.
Video đang HOT
Báo cáo điện thoại trực tiếp với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
Bắt đầu cuối giờ chiều ngày 26/7, những trận mưa lớn xối xả đổ ập xuống từbầu trời Quảng Ninh. Sau nhiều giờ đồng hồ các con phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã mênh mông như biển nước Hạ Long. Giao thông bị chia cắt, tê liệt. Cuộc sống của người dân thêm khó khăn an toàn tài sản cũng bắt đầu bị đe dọa.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang tổ chức cứu nạn nạn nhân trong vụ sập nhà tại phường Cao Thắng.
Ngay sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã liên tiếp có những công điện khẩn gửi các địa phương, các sở ban ngành nhanh chóng bố trí lực lượng, phương tiện ứng cứu người dân. Sơ tán người dân đến nơi an toàn và đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân dân.
Tại các điểm trọng yếu, 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh là ông Đặng Huy Hậu và bà Vũ Thị Thu Thủy luôn trắng đêm bên cạnh người dân để chống chọi với mưa lũ. Cũng tại những điểm trọng yếu này "mệnh lệnh" của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh luôn đưa ra nhanh nhất, quyết liệt nhất để đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Khi hay tin lũ bùn, xỉ than tấn công gần 100 hộ dân tại phường Mông Dương (TP Cẩm Phả), đích thân Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cũng có mặt tại hiện trường để chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương di dời các hộ dân đến nơi an toàn.
Trận "đại hồng thủy" đã biến nhiều tuyến đường bộ của Quảng Ninh như một biển nước.
Chiều 27/7, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bắt đầu ngớt mưa. Nhưng đến đêm 27 rạng sáng 28/7, những trận mưa lớn lại xối xả dội xuống tỉnh Quảng Ninh khiến nhiều ngôi nhà bị sập do sạt lở đất đã cướp đi sinh mạng của cả chục con người và làm nhiều người bị mất tích.
Ngày 28/7, toàn tỉnh Quảng Ninh đã phải gồng mình lên chống mưa lũ. Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc ra công văn chỉ thỉ toàn tỉnh Quảng Ninh dừng mọi công việc, các địa phương dừng hội họp, tất cả Quảng Ninh chung tay chống chọi với mưa lũ.
Cũng trong đầu giờ sáng ngày 28/7, Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo trực tiếp (qua điện thoại) với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và Bộ Trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, về thiệt hại nặng nề của tỉnh Quảng Ninh và đề nghị Trung ương hỗ trợ về lực lượng.
Tỉnh đã điện báo cáo Tư lệnh Quân khu 3 đề nghị tăng cường lực lượng quân đội và Bộ Tư Lệnh Quân khu 3 đã cử Thiếu tướng Trần Đình Kha - Phó Tư lệnh trực tiếp đặt bộ chỉ huy tiền phương tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh để chỉ huy lực lượng chiến sỹ và phương tiện giúp Tỉnh tiếp cận, cứu hộ, vận chuyển nhu yếu phẩm và di chuyển dân.
Đồng thời Bộ Công an cũng đã phân công Trung tướng Phạm Quang Cử - Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hậu cần - Kỹ thuật, Phó Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Bộ Công an cùng Lãnh đạo các Cục, Vụ liên quan và lực lượng của Bộ xuống cùng lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh tham gia cứu hộ cứu nạn, giải quyết vấn đề giao thông bị ách tắc.
Chủ tịch UBND Tỉnh đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp với các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Tỉnh và trực tuyến với các địa phương trên địa bàn Tỉnh để chỉ đạo chủ động các biện pháp khẩn trương kiểm tra, xử lý, khắc phục những thiệt hại và có biện pháp phòng chống, hạn chế thiệt hại thấp nhất. Các lãnh đạo của tỉnh và lãnh đạo các sở ban ngành đi kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo các biện pháp xử lý, khắc phục trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn.
Lực lượng bộ đội Quân khu III, tiềm kiếm cứu nạn người dân trong trận "đại hồng thủy".
Tại khu vực TP Cẩm Phả, Quảng Ninh đã huy động trên 1.700 lượt người tham gia cứu hộ và di chuyển trên 1.000 hộ dân đến nơi an toàn; vẫn đang tiếp tục tiếp cận khu Quảng Hanh để di chuyển các hộ còn bị ngập lụt và đã tiếp cận để cung cấp nhu yếu phẩm cho nhân dân còn đang bị cô lập.
Khu vực 2 thôn tại đảo Bản Sen bị cô lập, hiện nước đang rút, nhân dân đã được cứu trợ đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết; huyện Vân Đồn đã huy động trên 350 người hỗ trợ cứu giúp nhân dân vùng bị ngập lụt, di chuyển 45 hộ dân đến nơi an toàn.
Cũng trong chiều ngày 28/7, nhiều người dân mất tích đã được tìm thấy, trong đó có những người được cứu sống.
Quảng Ninh thiệt hại nặng nề trong trận "đại hồng thủy"
Theo con số thống kê về thiệt hại do trận mưa lớn gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tính đến đêm 28/7, mưa lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cướp đi sinh mạng của 17 người dân và làm mất tích 6 người.
Tổng số hộ dân bị ngập lụt trên địa bàn tỉnh là khoảng trên 3.000 hộ (TP Hạ Long: 1.700 hộ; Cẩm Phả 1.300; Vân Đồn, Hoành Bồ và các địa phương khác). Ngoài ra trận mưa lớn lịch sử cũng nhấn chìm hàng nghìn ha hoa màu khác.
Cơ quan chức năng tìm kiếm 2 nạn nhân trong vụ sập nhà tại phường Bãi Cháy.
Trên 2.260 hộ dân, trường học, bệnh xá bị ngập lụt, có nơi ngập sâu trên 2m. Trôi, mất một số phao báo hiệu đường thủy. Hạ Long sập đổ hoàn toàn 6 ngôi nhà. Cẩm Phả ngập lụt đã làm thiệt hại nhiều tài sản có giá trị của nhân dân, nhất là khu vực phường Cao Thắng; bãi thải Đông Cao Sơn bị vỡ, bùn thải tràn vào 40 hộ dân.
Vân Đồn, hồ Lòng Dinh đang thi công đã bị vỡ vai đập 30m, sâu 10m; Đảo Ngọc Vừng đã sạt lở bờ kè của hồ chứa nước dài khoảng 35m. Sập đổ 2 nhà dân cấp 4. Cô Tô sạt lở tại 6 tuyến đường với chiều dài 200m và 2 tuyến kè bờ biển dài 25m (đã tạm khắc phục).
Hiện vẫn còn 1.500 du khách du lịch ở lại đảo an toàn; Đã huy động 300 cán bộ chiến sỹ Quân đội, Biên phòng và thanh niên cứu giúp dân và khắc phục các điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn; 1 tàu đánh cá đi từ Bạch Long Vĩ về Vân Đồn, đến gần đảo Hạ Mai thì chìm, dạt vào bờ, đã cứu được 1 người và 6 người đang mất tích.
Đêm 28/7, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn còn nhiều điểm bị chia cắt như tại TP Hạ Long, nhiều khu dân cư bị chia cắt và ngập lụt sâu trong nước cụ thể là khu vực phường Hà Phong, Cao Thắng, Hà Khánh, Việt Hưng, Bãi Cháy, Cao Xanh. Tại đây, các lực lượng cứu hộ của Quân đội đã đến từng địa bàn để cứu hộ, di chuyển và hỗ trợ nhu yếu phẩm và đã di chuyển các hộ dân đến các vị trí cao, an toàn.
Trước mắt, UBND tỉnh Quảng Ninh đã trích ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng để hỗ trợ 3 địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, hỗ trợ các trường hợp bị chết do ảnh hưởng của mưa lũ theo mức 6 triệu đồng/người chết; hỗ trợ toàn bộ chi phí mai táng và hỗ trợ 3 triệu đồng/người bị thương; yêu cầu các địa phương, các ngành, đơn vị kiểm tra thực tế, thống kê chi tiết các thiệt hại; thăm hỏi, động viên và hỗ trợ kịp thời các gia đình có người bị chết, bị thương, các gia đình có nhà bị sập đổ.
Bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đến bệnh việ Đa khoa của tỉnh thăm hỏi, tặng quà những người bị thương trong mưa lũ. (Ảnh, báo Quảng Ninh).
Cũng trong chiều ngày 28/7, bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đến tận hiện trường các vụ sạt lở đất làm sập nhà, tại phường Cao Thắng và phường Bãi Cháy để chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương tìm kiếm kiếm cứu nạn đưa các nạn nhân ra khỏi đống đổ nát.
Rời hiện trường các vụ sập nhà, bà Vũ Thị Thu Thủy lại tiếp tục đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi những người bị thương do mưa lũ gây ra và hỗ trợ mỗi nạn nhân bị thương là 3 triệu đồng, hỗ trợ gia đình có nạn nhân tử vong là 6 triệu đồng/người.
Bà Thủy yêu cầu, Sở LĐ TB&XH, Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng chính quyền các địa phương phối hợp cùng gia đình có nạn nhân tử vong tổ chức hậu sự cho các nạn nhân chu đáo. Đặc biệt, kiên quyết di dời toàn bộ các hộ dân cư trong khu vực nguy hiểm đến nơi tránh trú an toàn và bố trí chỗ ăn, ở cho nhân dân.
Theo thông tin từ Đài khí tượng Thủy văn tinh Quang Ninh, những ngày tiếp theo gần đây trên địa ban tinh Quang Ninh vẫn có khả năng có mưa to đến rất to, các vùng biển gió vẫn còn duy trì cấp 4-5, giật cấp 6-7, sóng cấp 3-4; đặc biệt là các sông suối trong Tỉnh có khả năng xuất hiện lũ với biên độ 1-2m, có khả năng lũ quét và sạt lở đất tiếp tục ở các vùng núi. Rủi ro thiên tai do mưa lớn là cấp 2, ngoài biển có giông, lốc.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Vụ thảm sát 4 người ở Nghệ An: Vi Văn Mằn sẽ phải chịu mức án nào? Trong vụ thảm sát 4 người ở Nghệ An, nghi can Vi Văn Hai (thường gọi là Vi Văn Mằn) sẽ phải chịu mức hình phạt như thế nào về tội ác man rợ đã gây ra? Liên quan đến vụ thảm sát 4 người ở Nghệ An, Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam...