Phê bình lãnh đạo nhiều Bộ nợ nghị định mà vẫn vắng họp
Chỉ 2 trong tổng số 22 Bộ, ngành có lãnh đạo dự phiên họp kiểm tra tình hình xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh trong khi danh sách Bộ có văn bản đang nợ đọng kéo đến 2 con số. Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thẳng thắn phê bình.
Sáng ngày 24/3, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng – Tổ công tác của Thủ tướng chủ trì cuộc họp kiểm tra rà soát chuyên đề về tình hình xây dựng các văn bản chi tiết thi hành luật, pháp lệnh của 11 Bộ, cơ quan.
Đó là các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Giao thông và Vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội, Công Thương, Công an, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
Tổ trưởng Tổ công tác – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc kiểm tra việc xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh của 11 Bộ ngành (ảnh: VGP).
Tổ trưởng Tổ công tác: “Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm nếu không hoàn thành nhiệm vụ”.
Truyền đạt ý kiến của Thủ tướng khi bắt đầu buổi kiểm tra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Tổ trưởng Tổ Công tác Mai Tiến Dũng cho biết, tới đây tại phiên họp Chính phủ, Chính phủ sẽ công khai đánh giá Bộ nào làm tốt, Bộ nào không làm tốt các nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác xây dựng thể chế.
“Hôm nay rất nhiều bộ có văn bản nợ đọng nhưng không cử lãnh đạo Bộ dự họp. Việc này cho thấy một vấn đề, sự quan tâm của lãnh đạo Bộ tới công tác xây dựng thể chế rất hạn chế, trong khi đây là việc rất quan trọng. Hôm nay chỉ có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dự họp”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, hiện Chính phủ còn 10 văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật quá hạn, mà lẽ ra phải có hiệu lực từ 1/1/2017. Như vậy, việc soạn thảo các nghị định đã quá hạn 3 tháng.
Dự báo, ngày 1/7 tới đây sẽ có 11 văn bản có hiệu lực mà nếu không chuẩn bị rốt ráo thì lại thêm nhiều nhiệm vụ quá hạn vì theo quy định, để kịp hạn 1/7 thì chậm nhất ngày 15/5, các văn bản phải được ban hành.
“Thủ tướng chỉ đạo Tổ công tác tập trung kiểm tra trách nhiệm của các bộ liên quan đến xây dựng thể chế”, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị các bộ giải trình, báo cáo, cam kết thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nêu quan điểm: “Hôm nay không có lãnh đạo Bộ thì các nhân sự dự họp phải thay mặt lãnh đạo Bộ cam kết và cam kết này sẽ được đăng tải trên báo chí. Không thực hiện được, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm. Chúng ta rất minh bạch việc này vì đây là vấn đề quan trọng. Chính phủ kiến tạo mà không dựa vào thể chế thì không thể điều hành được”.
Video đang HOT
Ông Dũng dẫn chứng, liên quan đến Luật Dược (đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017) nhưng đến nay, vẫn còn 3 nghị định quy định chi tiết thi hành luật quá hạn ban hàn mà chưa hoàn thành. Trong đó có nghị định quy định chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu (hướng dẫn thi hành quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 10 Luật dược) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì soạn thảo chưa trình. Nghị định này đã quá hạn 5 tháng 23 ngày tính đến thời điểm kiểm tra.
Trình bày nhiều khó khăn dẫn đến việc chưa hoàn thành nhiệm vụ, đại diện Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn hứa ngày 28/3 sẽ trình dự thảo Nghị định.
Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng lưu ý, việc kiểm tra nhằm thúc đẩy phối hợp tốt hơn giữa các Bộ, kể cả Văn phòng Chính phủ, khâu nào ách tắc thì tháo gỡ. Khi kiểm tra các Bộ, nếu Văn phòng Chính phủ có lỗi, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phải xin lỗi.
Một trong những điểm vướng dẫn tới việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành luật bị kéo dài, dằng dai là vì xung đột quan điểm, lợi ích giữa các Bộ.
“Văn phòng Chính phủ cũng kiểm tra ngay tại đầu mối của mình, trường hợp có người làm chậm trễ việc thì điều chuyển. Thay người là cách nhanh nhất, thay người làm là văn bản nhanh ngay. Chúng tôi sẽ tổng hợp, đề nghị Thủ tướng để chủ trì việc xử lý luôn những xung đột giữa các bộ chứ không trả lại văn bản nữa” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cương quyết.
10 Nghị định quá hạn vẫn chưa được ban hành
1. Nghị định quy định chính phủ đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu theo quy tại điểm b, khoản 3, Điều 10 Luật Dược (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì soạn thảo)
2. Nghị định quy định chi tết thi hành một số điều của Luật Dược (Bộ Y tế chủ trì soạn thảo)
3. Nghị định quy định chính sách về tiếp cận nguồn ghen dược liệu và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen dược liệu theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật Dược (Bộ Tài nguyên Môi trừng chủ trì soạn thảo)
4. Nghị định của Chính phủ quy định về kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp (Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo)
5. Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội (Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo)
6. Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm (Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo)
7. Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với TP Hồ Chí Minh (Bộ Tài chính chủ tri soạn thảo)
8. Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực đối ngoại. (Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo)
9. Nghị định quy định điều kiện dầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì soạn thảo)
10. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia (Bộ Thông tin Truyền thông chủ trì soạn thảo)
P.T
Theo Dantri
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Làm sao để mạng 4G không chỉ là 3G+
Ngày 15/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng dẫn đầu đoàn kiểm tra Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Nhiều vấn đề "nóng" như xử lý tin nhắn rác, chất lượng mạng 4G, thoái vốn đầu tư ngoài ngành của tập đoàn được đặt ra...
Đã "triệt" 8.000 tin nhắn rác mỗi ngày
Một trong những vấn đề Thủ tướng lưu ý Tổ trưởng tổ công tác trước cuộc làm việc với tập đoàn là trong thời điểm hiện nay, VNPT cần quyết liệt trong xử lý các vấn đề như an toàn, an ninh thông tin, tin nhắn rác, sim rác...
Trao đổi về vấn đề này, Tổng Giám đốc tập đoàn, ông Phạm Đức Long cho biết, vấn nạn sim rác, tin nhắn rác đã được khắc phục, giảm đáng kể. "Nếu trước Tết, trung bình mỗi ngày trong hệ thống VNPT có khoảng 100.000 tin nhắn rác, thì nay chỉ còn khoảng 2.000 tin nhắn trên 30 triệu thuê bao" - ông Long thông tin.
Tập đoàn cũng hết sức cương quyết trong việc xử lý những cá nhân, đơn vị vi phạm trong đăng ký sim rác, như chấm dứt hợp đồng với các doanh nghiệp ủy quyền, khóa các đại lý đăng ký sai, đã điều chuyển 3 giám đốc, hạ lương 18 đơn vị vi phạm...
Về vấn đề đảm bảo an ninh mạng, lãnh đạo VNPT cho biết, tập đoàn đã xây dựng trung tâm an toàn thông tin mạng và sắp tới sẽ triển khai dịch vụ này. Tập đoàn cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, hiện đầu tư cho lĩnh vực này khoảng 600-700 tỷ đồng mỗi năm.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cùng lãnh đạo Bộ Thông tin - Truyền thông, lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính, viễn thông tại buổi làm việc.
Trực tiếp phụ trách lĩnh vực này, Phó Tổng Giám đốc Tô Cường báo cáo thêm, thời gian qua, vấn đề an toàn thông tin trở nên nổi cộm vì những hành vi, những đợt tấn công mạng rất mạnh mẽ liên tiếp xảy ra. Chủ trương của VNPT là xây dựng những cơ sở tại chỗ, tổ chức đến từng đơn vị, để ứng phó.
Qua các đợt tấn công phải đối phó, hệ thống vẫn đứng vững, đảm bảo an toàn cho hoạt động của đơn vị, ông Cường cũng đề xuất cơ quan chủ quản sớm cấp phép để triển khai cung cấp dịch vụ, hỗ trợ xây dựng những trung tâm đủ sức mạnh phòng ngự cho các đối tác bên ngoài tập đoàn, những đơn vị thuê dịch vụ của VNPT.
Mạng 4G không thể chỉ là 3G
Về nội dung kiểm tra những nhiệm vụ tập đoàn chưa hoàn thành, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, theo thống kê, từ đầu năm 2016 tới ngày 5/3/2017, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao VNPT 111 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn thành 108 nhiệm vụ (đúng hạn 104, quá hạn 4), còn lại 3 nhiệm vụ quá hạn mà chưa hoàn thành.
Lãnh đạo VNPT giải trình các lý do, nhất là về công tác thoái vốn, xử lý các doanh nghiệp kém hiệu quả không đạt tiến độ, yêu cầu đề ra là vì khó khăn trong việc thực hiện thoái vốn tại nhiều đơn vị, nhất là những đơn vị nhỏ thuộc khối xây lắp. Ngoài những vướng mắc liên quan tới chính sách như việc bán cổ phần theo lô, còn có những nguyên nhân như thủ tục phá sản các đơn vị yếu kém mất nhiều thời gian. Yêu cầu bảo toàn vốn nhà nước cũng không dễ thực hiện.
Phản biện, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm nhận xét, lãnh đạo VNPT tập trung quá nhiều vào các lý do khách quan khi nói về những nhiệm vụ chậm trễ.
"Tôi đồng tình là có lý do khách quan như vướng mắc cơ chế, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo giải quyết như về việc thoái vốn, nhưng các đồng chí cần nghiêm khắc hơn với chính mình, nguyên nhân chủ quan là gì?" - ông Phan Tâm phát biểu.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT cần tiếp tục tái cơ cấu, đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tái cơ cấu đã đạt được hiệu quả tích cực, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vẫn thấp không những so với khu vực mà ngay cả so với trong nước, nguyên nhân sâu xa là chưa tích cực đổi mới, cạnh tranh.
Tiếp thu các ý kiến này, Tổng Giám đốc Phạm Đức Long cho biết, VNPT đang thuê 4 nhà tư vấn hàng đầu thế giới để xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn mới và sẽ trình trong thời gian tới.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đánh giá VNPT đã giải trình nghiêm túc, cầu thị, thẳng thắn, trách nhiệm về các vấn đề đặt ra, các nhiệm vụ chậm trễ.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị VNPT hết sức quan tâm, triển khai quyết liệt, hiệu quả những nhiệm vụ liên quan tới tái cơ cấu, thoái vốn ngoài ngành, đặc biệt, muốn thoái vốn được thì phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị, không thoái vốn bằng mọi giá.
"Trong tái cơ cấu, thoái vốn, cần có lộ trình, giải pháp, kế hoạch cụ thể, làm sao không có lợi ích nhóm, tham nhũng, mang lại lợi ích cao nhất cho nhà nước, người lao động", Bộ trưởng trao đổi.
Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng cũng khẳng định, các bộ ngành, VPCP sẽ hết sức hỗ trợ Tập đoàn, các khó khăn vướng mắc phải sớm được phát hiện để tháo gỡ cho doanh nghiệp. VNPT cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo theo hướng một tập đoàn mạnh về công nghệ thông tin, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
"Làm sao mạng 4G phải ra 4G, được người tiêu dùng đánh giá tốt như yêu cầu của Thủ tướng, không phải chỉ là 3G " - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Y tế: Sẽ có 2 ứng viên cho vị trí Thứ trưởng đang khuyết Làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng trong buổi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ Y tế ngày 18/10, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, quy trình chọn Thứ trưởng cho vị trí đang khuyết ở Bộ đảm bảo minh bạch, chặt chẽ. Chọn Thứ trưởng = 3 vòng bỏ phiếu Bộ trưởng Y tế Nguyễn...