Phê bình chủ tịch phường để người cách ly Covid-19 đi đám cưới

Theo dõi VGT trên

Ngày 3/3, UBND TP. Hà Tĩnh đã ra văn bản phê bình ông Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập do để người đang cách ly dịch Covid-19 đi dự đám cưới.

Văn bản nêu rõ lý do phê bình Chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập do chưa có các biện pháp, phương án cụ thể để thực hiện đảm bảo hiệu quả đối với đối tượng có quyết định cách ly y tế, yêu cầu Chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập và các tập thể, cá nhân có liên quan kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm.

Theo đó, ngày 29/2, UBND TP.Hà Tĩnh đã có quyết định cách ly đối với chị Nguyễn Thị Hạnh Duyên (SN 2001, trú tại phường Hà Huy Tập) do chị Hạnh vừa đi du học từ Busan (Hàn Quốc) về. Trong quá trình giám sát, UBND phường Hà Huy Tập đã để chị Duyên rời khỏi nơi cách ly đến dự đám cưới của người quen tại một khách sạn trên địa bàn thành phố.

Phê bình chủ tịch phường để người cách ly Covid-19 đi đám cưới - Hình 1

Văn bản phê bình Chủ tịch phường Hà Huy Tập của UBND TP.Hà Tĩnh.

Sự việc này đã vi phạm các quy định của Nhà nước đối với áp dụng biện pháp cách ly về y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch Covid-19.

Phê bình chủ tịch phường để người cách ly Covid-19 đi đám cưới - Hình 2

Trụ sở làm việc UBND phường Hà Huy Tập.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập giãi bày, khi chị Duyên từ Hàn Quốc trở về, cơ quan chức năng đã tiến hành đo thân nhiệt, thấy bình thường. Tham dự đám cưới, chị Duyên chỉ đến sảnh trao quà cưới rồi về chứ không vào dự tiệc.

Ông Lộc cũng thừa nhận lực lượng được giao nhiệm vụ giám sát việc cách ly chị Duyên chưa được tận tình nên đã để xảy ra sự việc này.

Theo danviet.vn

Nên về hay ở? - người Việt ở Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Covid-19

Người Việt ở tâm dịch Daegu và một số khu vực khác như Busan đang cảm thấy hoang mang vì Covid-19 bùng phát. Nhiều người quyết định về nước tránh dịch dù có thể bị cách ly.

Căn hộ nhỏ giữa thành phố Daegu của anh Trịnh Hữu Đức và ba bạn cùng phòng người Việt khác tối hôm đó dường như ồn ào hơn mọi khi.

Ngoài nỗi lo cơm áo gạo tiền như những du học sinh tự túc hay người lao động bình thường khác tại Hàn Quốc, giờ đây, anh Hữu Đức và các bạn còn phải đối mặt với nỗi trăn trở nên về Việt Nam hay nên tiếp tục ở lại Daegu, trong bối cảnh thành phố này đang có nguy cơ trở thành "Vũ Hán thứ hai" vì bùng phát dịch Covid-19.

"Du học sinh đợt này cũng căng thẳng và phải suy nghĩ nhiều thứ lắm. Mình vừa quyết định sẽ về Việt Nam vào ngày 28/2. Về cách ly còn hơn", du học sinh 26 tuổi tại trường Đại học Quốc gia Kyungpook này nói với Zing.vn sau khi vừa đặt vé máy bay từ Incheon về Hà Nội.

"Đặt vé bây giờ khó lắm, cháy vé luôn ấy. Vốn dĩ mình định sáng mai, nhưng mai hết vé rồi, ngày kia cũng không còn. Định ngày 27/2 về, nhưng vừa quay ra nói chuyện với bạn được 30 phút, quay lại đã hết vé. Mình lại phải đặt sang ngày 28. Dù sao cũng phải về thôi", anh chia sẻ.

Nên về hay ở? - người Việt ở Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Covid-19 - Hình 1

Người nghi nhiễm virus corona chủng mới xếp hàng chờ xét nghiệm tại thành phố Daegu hôm 20/2. Ảnh: AP.

Quay về tránh dịch dù sẽ bị cách ly

Hành trình thoát khỏi vùng dịch của anh Đức vào ngày 28/2 tới bắt đầu bằng chuyến tàu siêu tốc từ Daegu đến sân bay Incheon, thành phố cách tâm dịch khoảng 250 km. Anh Hữu Đức cho biết đã đặt vé máy bay của một hãng hàng không giá rẻ với giá 2,6 triệu VND tính cả hành lý ký gửi, còn giá vé tàu siêu tốc "bằng một nửa giá vé máy bay".

"Bay thẳng từ Daegu đến Hà Nội hiện hết chuyến rồi, Busan cũng hết vé nên phải sang Incheon. Nếu đặt sớm, giá vé máy bay chưa đến 2 triệu/chiều, nhưng nếu để muộn hơn chút nữa sẽ còn tăng cao lên rất nhiều", anh nói.

"Về chắc chắn bị cách ly rồi. Điều mình sợ nhất là mình có khả năng về cùng chuyến bay với người bị nhiễm Covid-19. Cũng lo. Nhưng cứ về để được chăm sóc tốt hơn. Thà rằng bị cách ly 14 ngày nhưng được ăn, ngủ tử tế, kiểm tra sức khỏe hàng ngày còn đỡ lo hơn", Hữu Đức nói.

Trước khi đặt vé, Hữu Đức chia sẻ với Zing.vn anh phải cân nhắc nhiều yếu tố để quyết định nên về hay nên ở lại. "Phải nghĩ xem nếu về lâu quá có bảo lưu được việc học không, sang lại có tìm việc dễ không, khi mình về mấy tháng sau quay trở lại tiền nhà trọ mình đang ở thì phải làm sao...", anh liệt kê.

Ngày thường, du học sinh 26 tuổi làm thêm tại một nhà hàng trong thành phố để tự túc học phí và sinh hoạt phí. Nhưng từ 10 ngày trước, khi tình hình dịch bệnh bắt đầu chuyển biến xấu, nhà hàng đóng cửa và anh bị cho nghỉ làm vô thời hạn. Kỳ nghỉ của trường đại học được kéo dài đến giữa tháng 3 vì dịch bệnh.

Nên về hay ở? - người Việt ở Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Covid-19 - Hình 2

Nhà hàng nơi Hữu Đức làm việc ở Daegu vắng khách vì dịch bệnh. Ảnh: NVCC.

Cũng quyết định trở về Việt Nam như anh Hữu Đức là Cao Văn Đức, 20 tuổi, sinh viên học tiếng Hàn tại Đại học Yeungnam ở gần Daegu. Anh cho biết chuyến bay của anh về nước trong tuần này có 15-16 bạn nữa, tính riêng những người mà anh quen. Mọi người quyết định về bất chấp khả năng bị cách ly vì trở về từ vùng dịch.

"Gia đình người thân khá quan tâm, lo lắng, ở nhà cũng sợ, bảo thôi, về đi, đỡ dịch rồi sang", Văn Đức nói với Zing.vn và cho biết đã bảo lưu một học kỳ. "Ở lại thì chỉ có ở trong phòng cố thủ trong nhà thôi... Nếu bình thường mọi người ở lại làm hết, chứ thời gian đâu mà về".

Về nước, Văn Đức xác định sẽ mất công việc làm thêm nhà hàng đang "ổn định", vì chủ nhà hàng sẽ tìm người khác, và cho biết khó kiếm việc mới.

"Mấy tháng sau mình về lại Daegu, phải lo lại tiền sinh hoạt bên đây, kiếm việc làm, sang lại cần nhiều tiền lắm, nhà cửa vẫn trả hàng tháng", Văn Đức nói. "Việc làm ngày càng khó kiếm, quanh đây có cả chục trường đại học, cao đẳng, sinh viên sang ngày càng nhiều, đa phần bạn bè em thất nghiệp nhiều".

Ngoài ra, Văn Đức dự tính sẽ phải tới sứ quán xin lại visa trước khi trở về Daegu, và còn lo ngại không quay về được nếu dịch bệnh tiếp tục nghiêm trọng.

Vương Ngọc Bích, 24 tuổi, du học sinh tại Đại học Chung Ang, Seoul cho biết sẽ bay cùng chuyến với bốn người bạn khác về Việt Nam trong tuần này. Cô cho biết khoảng 15 người khác mà cô biết cũng sẽ về.

Bích cho biết các chuyến bay của một hãng hàng không giá rẻ Việt Nam trong ba ngày tới vẫn còn chỗ khi cô xem vào sáng 24/2, nhưng đến cuối ngày khi cô xem lại, các ngày trên đã kín chỗ, các chuyến còn lại về Việt Nam đã tăng giá."Nếu ở lại sẽ phải đối mặt với dịch bệnh, không biết sẽ thế nào, gia đình em bảo học còn dài, sức khỏe là quan trọng, nên không cho ở lại", Bích nói với Zing.vn.

Từ đầu tháng 2, lớp của Bích đã chuyển sang học online, và Bích "chỉ ở nhà và đi siêu thị chứ không đi đâu". Cô dự kiến tiếp tục học online trong thời gian tới, nhưng cho biết những bạn đang học đại học bị ảnh hưởng nhiều hơn vì liên tục bị lùi lịch khai giảng.

"Lo nhất là sợ không quay lại được... Nhà của em hợp đồng đến tận tháng 12, nếu em không quay lại được thì thực sự là rắc rối", Bích nói.

Bích cho rằng những bạn lựa chọn về nước thường có visa còn hạn nhiều tháng nữa, nhiều khả năng quay lại hơn, và thường đang học tiếng, nhìn chung linh hoạt hơn học chương trình đại học.

Nên về hay ở? - người Việt ở Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Covid-19 - Hình 3

Nên về hay ở? - người Việt ở Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Covid-19 - Hình 4

Nên về hay ở? - người Việt ở Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Covid-19 - Hình 5

Nên về hay ở? - người Việt ở Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Covid-19 - Hình 6

Đường phố ở Daegu vắng vẻ vì dịch Covid-19 bùng phát, người dân ra ngoài đều đeo khẩu trang. Ảnh: NVCC.

Ở lại vì gánh nặng kinh tế

Làm việc tại tâm dịch Daegu, Nguyễn Mạnh Tuyền*, 23 tuổi, quê Hải Phòng, rất muốn trở về Việt Nam tránh dịch nhưng không thể. Anh là lao động bất hợp pháp sang Hàn Quốc được hai năm. Nếu bây giờ trở về Việt Nam, anh sẽ không thể quay lại Daegu và khó có cách trả được khoản nợ hơn 600 triệu VND vay mượn để sang Hàn Quốc làm việc.

"Từ lúc sang mình đi làm nông, làm nhà hàng, giờ lại làm ở xưởng nhuộm màu kính. Còn lâu lắm mới trả được số nợ mình vay để sang đây", Tuyền nói với Zing.vn và cho biết trong những ngày qua, anh trăn trở rất nhiều về việc nên về hay ở lại.

Từ khi dịch bệnh bùng phát, gia đình gọi điện giục Tuyền về nhà nhưng anh quyết định ở lại.

"Cô mình gọi bảo hay là về... nhưng bây giờ hơi khó. Vì hoàn cảnh và vì sợ mang tiếng. Người ở nông thôn, khi mình chưa thành đạt mà bước chân về, mình cũng ngại. Sợ dịch thì có sợ, nhưng đàn ông có tự trọng riêng, nên cũng phải cố gắng", Tuyền chia sẻ.

Tại xưởng của Tuyền, anh cho biết có khoảng hơn 10 lao động bất hợp pháp khác cũng sẽ về Việt Nam để tránh dịch. "Con đường duy nhất để về bây giờ là ra đầu thú", Tuyền nói.

Nên về hay ở? - người Việt ở Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Covid-19 - Hình 7

Hàng dài người xếp hàng mua khẩu trang ở Daegu hôm 24/2. Ảnh: Yonhap.

Ở cách tâm dịch Daegu chưa tới 100 km, Trương Công Hồng Ân, 25 tuổi, du học sinh tại Đại học Quốc gia Busan, quyết định ở lại. Ân vừa sang thành phố nơi anh theo học từ đầu tháng 2.

"Vừa mới sang, giờ về lại ngay thì rất tốn kém. Chị mình có gọi giục về, nói sẽ cho tiền vé máy bay, nhưng mình vẫn ở lại thôi", Ân nói với Zing.vn và bày tỏ hy vọng Hàn Quốc sẽ kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Ân cho biết khoảng 7-8 người bạn của mình sẽ về Việt Nam để tránh dịch. "Những người ở lại một phần vì vé máy bay đắt, phần khác còn vì kinh tế, vẫn muốn tranh thủ đi làm để tự túc chi phí bên này. Nhiều bạn biết có dịch nhưng cũng không nghỉ làm, mãi đến khi nhà hàng cho nghỉ mới nghỉ", Ân nói.

Theo du học sinh 23 tuổi, lý do khác khiến bạn bè anh ở đây không về Việt Nam tránh dịch là lo ngại về chi phí, thủ tục bảo lưu và làm lại visa khi quay trở lại Hàn Quốc. "Nên trước mắt cứ gió chiều nào che chiều đấy vậy", Ân nói.

Lo lắng việc học dang dở

Quyết định ở lại giống Ân nhưng Nguyễn Thị Minh Tâm, 24 tuổi, vừa kết thúc học tiếng ở Đại học Chung Ang, cho biết lý do là vì cô sắp nhập học thạc sĩ. Tuy nhiên, Tâm biết nhiều người đã đặt vé về Việt Nam, bao gồm "hơn 10 người sẽ về vào cuối tuần này", sau khi khóa học của cô vừa kết thúc chiều 24/2.

"Bình thường nếu không có dịch sẽ không về nhiều như thế, nghỉ chỉ ba tuần không phải mọi người đều về", Tâm nói với Zing.vn.

Trong bối cảnh dịch bùng phát nhanh ở Daegu và Cheongdo, Tâm cho biết cuộc sống của cô ở Seoul vẫn diễn ra bình thường, nhiều bạn bè vẫn đi làm. "May là công việc làm thêm của em ít tiếp xúc, vì làm văn phòng, nhưng sinh viên Việt Nam đi làm thêm thường phải tiếp xúc khá nhiều với người khác", cô nói.

Nguyễn Thị Dung, 23 tuổi, sinh viên năm thứ hai trường Đại học Dongguk, Seoul, vừa mới trở lại Hàn Quốc ngày 18/2 sau chuyến về thăm Việt Nam, thì đến ngày 19/2 có tin về "bệnh nhân 31" là ca "siêu lây nhiễm" ở Daegu. Cô lựa chọn ở lại vì cảm thấy có thể tự bảo vệ mình.

"Em cũng không đi ra ngoài nhiều, cũng hạn chế tiếp xúc với mọi người, đi đâu cũng thấy có khử trùng, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang cẩn thận", Dung nói với Zing.vn. "Hạn chế đi phương tiện công cộng, chỗ đông người, em cảm thấy nguy cơ mình lây nhiễm là ít".

Nhưng Dung cũng biết 5-6 người đã mua vé về Việt Nam, một người đã về rồi, sau khi làm thủ tục bảo lưu. "Một số người khác thì bảo đang cân nhắc... nói chuyện với nhau thấy mọi người tìm người làm thay để về", Dung nói thêm.

Dung cho biết cô hiểu được lý do khiến họ về nước, có thể do hoang mang, lo chi phí khám chữa bệnh có thể đắt, hay ở Việt Nam "tâm lý sẽ vững chắc hơn".

Nên về hay ở? - người Việt ở Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Covid-19 - Hình 8

Nên về hay ở? - người Việt ở Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Covid-19 - Hình 9

Tủ lạnh của Hữu Đức và bạn cùng phòng tích trữ đầy đồ ăn cầm cự mùa dịch. Ảnh: NVCC.

Trong ngày 24/2, Hàn Quốc có thêm 231 ca bệnh, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên hôm 25/1. Số ca nhiễm mới trong ngày 24/2 tại thành phố Daegu là 196, nâng tổng số bệnh nhân tại thành phố này lên 483. Từ ngày 21/2, chính phủ tuyên bố thành phố Daegu và Cheongdo trở thành "khu vực chăm sóc đặc biệt".

Để đối phó với tình hình dịch bệnh ở Daegu trong thời gian tới, Tuyền đã mua đủ lương thực để cầm cự trong 1-2 tháng.

"Nếu Daegu bị phong tỏa như Vũ Hán, chắc mình vẫn phải cố thủ. Không thể nói trước được điều gì, do số phận thôi. Đã bước chân vào con đường bất hợp pháp, mình phải đánh đổi rất nhiều, chẳng còn gì để mất nữa, chỉ còn gia đình. Nên nếu trường hợp xấu quá, bắt buộc mình phải về Việt Nam, rồi lại kiếm việc trả nợ. Còn không thì chưa", lao động bất hợp pháp này nói với Zing.vn.

(*): Tên nhân vật đã được thay đổi để không ảnh hưởng đến nhân vật.

Người Việt phát khẩu trang miễn phí giữa thành phố tâm dịch ở Hàn Quốc

Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát, thành phố tâm dịch Daegu trở nên vắng vẻ hơn trong khi người Việt tại đây cố gắng hỗ trợ lẫn nhau để phòng tránh dịch bệnh.

Theo news.zing.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'
07:02:26 25/01/2025
3 người tử vong ở nhà máy xi măng: Nghệ An chỉ đạo khẩn3 người tử vong ở nhà máy xi măng: Nghệ An chỉ đạo khẩn
14:23:40 25/01/2025
Ngày đầu nghỉ Tết có 27 người tử vong vì tai nạn giao thôngNgày đầu nghỉ Tết có 27 người tử vong vì tai nạn giao thông
21:54:07 25/01/2025
Chuyển công an điều tra vụ xe con chặn xe khách trên cao tốcChuyển công an điều tra vụ xe con chặn xe khách trên cao tốc
07:02:50 25/01/2025
Người đàn ông cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi từ tầng 3 xuống đất tử vongNgười đàn ông cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi từ tầng 3 xuống đất tử vong
08:53:21 25/01/2025
Nam thanh niên hít xà đơn trên metro Bến Thành - Suối Tiên gây phản cảmNam thanh niên hít xà đơn trên metro Bến Thành - Suối Tiên gây phản cảm
16:18:29 25/01/2025
Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuộtTập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột
09:17:26 26/01/2025
Tai nạn liên hoàn trên đường về quê đón Tết, 2 người tử vongTai nạn liên hoàn trên đường về quê đón Tết, 2 người tử vong
18:45:44 25/01/2025

Tin đang nóng

Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật nàyNgười đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này
20:35:14 26/01/2025
Bức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻBức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻ
19:54:40 26/01/2025
Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"
23:31:41 26/01/2025
Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"
19:29:53 26/01/2025
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm quaMột Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm qua
20:31:47 26/01/2025
NSND Quốc Anh tuổi U70 vẫn có người nhắn tin tán tỉnhNSND Quốc Anh tuổi U70 vẫn có người nhắn tin tán tỉnh
21:59:20 26/01/2025
Nghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thânNghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thân
23:17:52 26/01/2025

Tin mới nhất

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.
Ô tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành khách

Ô tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành khách

22:11:48 26/01/2025
Tiếng động mạnh lúc rạng sáng khiến nhiều người xã Nghĩa Long, Nghĩa Đàn, Nghệ An choàng tỉnh và phát hiện xe khách lật dưới ruộng, họ đã phá cửa kính, bắc thang đưa hành khách bị mắc kẹt ra ngoài.
Huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bố

Huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bố

21:51:29 26/01/2025
UBND xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đang huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi đi lên rẫy cùng bố.
Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

21:23:20 26/01/2025
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Nguyễn Du) là điểm bán cây cảnh lớn nhất thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những ngày qua, sức mua tại điểm bán này chậm hơn so với các năm trước. Ảnh: T.L
Tang tóc nơi gia đình các công nhân gặp nạn tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

Tang tóc nơi gia đình các công nhân gặp nạn tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

07:54:59 26/01/2025
Những ngày cận Tết, không khí tang thương bao trùm các gia đình có công nhân tử vong do tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở huyện Anh Sơn, Nghệ An.
Nguyên nhân sự cố khiến 3 người tử vong tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

Nguyên nhân sự cố khiến 3 người tử vong tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

18:42:18 25/01/2025
Trong quá trình vệ sinh trong lò Silo tại nhà máy xi măng Sông Lam 2, 3 công nhân không may gặp tai nạn ngạt khí, dẫn đến tử vong trong ngày làm việc cuối năm Giáp Thìn.
Thanh Hóa: Kiến nghị khởi tố công ty may chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Thanh Hóa: Kiến nghị khởi tố công ty may chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

16:20:20 25/01/2025
Chậm đóng bảo hiểm cho người lao động, Công ty cổ phần may Vạn Hà ở Thanh Hóa đã bị đơn vị bảo hiểm đề nghị công an khởi tố hình sự.
TP.HCM: Phát hiện bộ xương nam giới trong khu dân cư Phú Xuân

TP.HCM: Phát hiện bộ xương nam giới trong khu dân cư Phú Xuân

14:31:51 25/01/2025
Ngày 25.1, Công an H.Nhà Bè (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan truy tìm danh tính nạn nhân, điều tra vụ phát hiện mộtbộ xươngngười bên trongkhu dân cưPhú Xuân.
Tai nạn trên cầu Rạch Miễu, một phụ nữ tử vong

Tai nạn trên cầu Rạch Miễu, một phụ nữ tử vong

14:21:27 25/01/2025
Khi lưu thông từ Tiền Giang qua Bến Tre, xe máy của chị T. bất ngờ va chạm với xe khách. Cú tông trực diện làm người phụ nữ tử vong tại chỗ.
Vụ cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi lầu tử vong: Âm tính với ma túy

Vụ cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi lầu tử vong: Âm tính với ma túy

12:12:53 25/01/2025
Ngày 25/1, Cơ quan chức năng Đắk Lắk xác nhận, đã bàn giao thi thể của người đàn ông tử vong sau khi nhảy từ tầng 3 của một tiệm vàng xuống đất, cho gia đình mai táng.
Vật vờ chờ đợi ở bến xe đến nửa đêm để về quê ăn Tết

Vật vờ chờ đợi ở bến xe đến nửa đêm để về quê ăn Tết

07:47:58 25/01/2025
Lo ngại tình trạng kẹt xe vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người mang theo cả vali đến nơi làm việc để kịp ra bến xe rời TPHCM tối 24/1.
Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

07:41:41 25/01/2025
Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn.

Có thể bạn quan tâm

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Hậu trường phim

23:52:51 26/01/2025
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - Bộ tứ báo thủ - không nặng đô như Mai và có thể thua về doanh thu.
MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

Sao việt

23:49:58 26/01/2025
MC Thảo Vân và NSND Công Lý vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp sau khi chia tay. Cả hai thoải mái trò chuyện, chụp ảnh cùng nhau.
Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Sao châu á

23:44:55 26/01/2025
Mỹ nhân phim Sex is Zero Song Ji Hyo gần đây trở thành chủ đề được quan tâm tại Hàn khi cô xuất hiện với dáng vẻ khác lạ tại một chương trình thực tế.
Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Lạ vui

23:43:14 26/01/2025
Rắn Himalaya DiCaprio sở hữu lớp vảy màu đồng, đầu ngắn, nhiều răng. Đây là loài bò sát có khả năng sinh tồn ở độ cao gần 1.900 m.
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim châu á

23:41:57 26/01/2025
Tại Việt Nam, chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim đã lập tức vượt mặt hàng loạt bom tấn để chiếm vị trí top 1 trên BXH series truyền hình được xem nhiều nhất Netflix.
Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Tv show

23:28:31 26/01/2025
Trong cuộc trò chuyện với MC Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung đã có những trải lòng về chặng đường làm nghệ thuật, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn sau scandal.
Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Nhạc việt

23:19:55 26/01/2025
Cường Seven và Trọng Hiếu chọn chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 làm sân khấu trình diễn đầu tiên sau khi công bố ra mắt nhóm Sx7.
Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Sao thể thao

22:29:39 26/01/2025
Lần này, cú hat-trick đầu tiên trong màu áo Real Madrid giúp đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trên sân của Valladolid thuộc vòng 21 La Liga hôm 26/1,
Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Thế giới

21:35:26 26/01/2025
Dự kiến, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot do Đức triển khai ở Ba Lan để bảo vệ trung tâm hậu cần của Ukraine sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ ngày 27/1.
Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Netizen

20:24:46 26/01/2025
Trong ngày nghỉ Tết đầu tiên, các tiệm làm móng (nail), spa, salon tóc ở Hà Nội đều đông đúc khách đến tân trang sắc đẹp. Tiệm nail của chị Dung Nguyễn (quận Cầu Giấy), luôn trong trạng thái bận rộn, người làm gần như không có thời gian...