Phê bình Chủ tịch huyện “bỏ quên” chế độ của cán bộ vùng sâu
Với việc “quên” chi trả chế độ chính sách cho cán bộ, viên chức trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ra văn bản phê bình.
Chiều 20.8, ông Bùi Văn Yên – Phó Giám đốc Sở Tài chính Đắk Lắk cho biết, sau khi nhận báo cáo của UBND huyện Krông Pắk, Sở Tài chính đã cho địa phương tạm ứng khoảng 4,1 tỷ đồng chi trả chế độ chính sách phụ cấp thu hút cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 116 ngày 24.12.2010 của Chính phủ.
Nhiều cán bộ, giáo viên công tác tại vùng sâu,vùng sa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Cũng theo ông Yên, Sở đã có văn bản gửi các địa phương yêu cầu rà soát, có báo cáo tất cả các đối tượng được hưởng chính sách để chi trả đúng, đủ cho người lao động, tránh gây thiệt thòi. Đồng thời, yêu cầu các địa phương phải theo dõi sát, rà soát kỹ để tránh việc “quên” tổng hợp các đối tượng đáng được hưởng chế độ, tránh xảy ra trường hợp tương tự huyện Krông Pắk.
“Vừa qua, UBND huyện Ea Súp cũng đã có văn bản hỏi về việc chi trả các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện. Hiện Sở vẫn chưa nhận được báo cáo chi tiết, cụ thể về việc này”, ông Yên cho hay.
Video đang HOT
Liên quan vụ việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê bình Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk vì “bỏ quên” chế độ của cán bộ, nhân viên. Cụ thể, huyện Krông Pắk chưa rà soát đầy đủ, không nắm rõ địa bàn quản lý (thôn 2A, xã Hòa Tiến, Krông Pắk – PV) thuộc khu vực được hưởng chế độ theo Nghị định 116. Tới sau này, một đơn vị bộ đội về đóng quân gần đó làm thủ tục hưởng chế độ thì các cán bộ, giáo viên mới biết và có kiến nghị lên trên.
Trước đó, cuối năm 2017 Sở Tài chính cũng đã chi hơn 23 tỷ đồng để UBND huyện Krông Búk chi trả tiền thu hút cho các giáo viên trên địa bàn trong năm 2016. Lý do, hàng trăm giáo viên tại huyện Krông Búk đã bị huyện “quên” chi trả các chế độ chính sách thu hút vùng sâu vùng xa.
Về những thiếu sót này, phía UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu UBND huyện Krông Búk tổ chức kiểm điểm các cá nhân, tập thể liên quan đến việc “bỏ quên” chế độ của giáo viên.
Theo Thúy Diễm (Dân Trí)
Vụ gần 500 giáo viên sắp mất việc: Đề xuất xin cơ chế đặc thù
Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, báo cáo Bộ Nội vụ để đề xuất xin cơ chế đặc thù nhằm giải quyết hậu quả của việc UBND huyện Krông Pắk hợp đồng dư thừa hàng trăm giáo viên (GV).
Ngày 13.3, ông Miêng Klơng - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk- cho biết, vừa tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ về việc giải quyết tình trạng dư thừa hàng trăm GV tại huyện Krông Pắk (Dân Việt đã đưa tin).
Gần 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp.
Theo ông Miêng Klơng, trước mắt việc tạm dừng chấm dứt hợp đồng với hơn 200 GV là cần thiết, nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự địa phương. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp căn cơ. Để giải quyết ổn thỏa tình trạng dư thừa GV tại huyện Krông Pắk, trước mắt huyện cần rà soát, phân loại lại toàn bộ các hợp đồng đã ký trước đây.
Đối với các GV đang hợp đồng mà không có vị trí tuyển dụng thì nhất thiết phải chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên cần phải có cách làm phù hợp nhằm ổn định tinh thần cho các giáo viên; đề xuất tỉnh cho cơ chế về tài chính nhằm hỗ trợ các GV này giảm bớt khó khăn sau khi mất việc làm.
Về việc thi tuyển viên chức giáo dục của huyện Krông Pắk sắp tới, ông Miêng Klơng cho biết đang tham mưu để UBND tỉnh trình Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xin cơ chế đặc thù. Theo đó, đối với trường hợp các GV đáp ứng được về mặt chuyên môn nhưng các tiêu chí khác không đạt yêu cầu vẫn cho thi nhưng có cam kết bổ sung các tiêu chí sau. Đối với trường hợp có trình độ chuyên môn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chủ yếu là cử nhân Ngoại ngữ và Tin học nhưng không thuộc ngành Sư phạm) thì xem xét vận dụng cho thi tuyển.
Bên cạnh đó, Sở cũng tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất Chính phủ cho cơ chế đặc thù để huyện Krông Pắk được giãn lộ trình tinh giảm biên chế theo nghị quyết của Trung ương.
Ngoài các giải pháp trên thì huyện Krông Pắk nói riêng và các huyện khác cần rà soát lại nhu cầu GV trên địa bàn để nghiên cứu điều chuyển số GV dôi dư này về những vùng còn thiếu. Tuy nhiên, theo ông Miêng Klơng, giải pháp này khó khả thi do đa phần các GV đã có cuộc sống ổn định.
"Chúng tôi vẫn đang tiếp tục bàn bạc để đưa ra những giải pháp khả thi để giải quyết theo hướng có lợi nhất đối với các giáo viên hợp đồng đang dôi dư tại huyện Krông Pắk. Nếu giải quyết theo quy định thì không cần phải bàn cãi, vấn đề ở đây là làm sao xử lý vụ việc theo hướng nhân văn nhất trong khuôn khổ của pháp luật cho phép"- ông Miêng Klơng nói.
Phó chủ tịch huyện Krông Pắk nói chưa phát hiện tiêu cực, việc dôi dư giáo viên có thể do số lượng học sinh giảm.
Về trách nhiệm để xảy ra tình trạng dôi dư hàng trăm giáo viên tại huyện Krông Pắk, ông Miêng Klơng thừa nhận với tư cách là Giám đốc Sở Nội vụ, bản thân ông có những thiếu sót và rất "tâm tư". Tuy nhiên theo ông Miêng Klơng, ngoài trách nhiệm của những người đứng đầu phải được xử lý thì cũng cần làm rõ trách nhiệm của người tham mưu.
Trước đó, trao đổi với PV Dân Việt, bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, cho biết chưa phát hiện tiêu cực trong việc huyện ký hợp đồng với hàng trăm giáo viên dẫn đến tình trạng dôi dư như hiện tại. Bà Trinh cho rằng, có thể thời điểm đó các trường có nhu cầu còn thời điểm hiện tại, do tình trạng học sinh giảm nên mới xảy ra tình trạng thừa giáo viên.
Theo Danviet
Chủ máy bơm "siêu khủng" xin TPHCM tạm ứng 30 tỷ đồng Hợp đồng thuê máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TPHCM) được ký kết gần 4 tháng, tuy nhiên Trung tâm chống ngập TP vẫn chưa chốt giá thuê. Để có kinh phí trả cho công nhân vận hành, mua nhiên liệu, lãi vay ngân hàng, tiền điện..., chủ đầu tư máy bơm xin được tạm ứng 30...