Phe biểu tình Thái Lan dọa bắt thủ tướng
Thủ lĩnh biểu tình ở Thái Lan đe dọa sẽ bắt giữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và các thành viên nội các nếu những người này không chịu từ chức.
Người biểu tình tụ tập ở khu Asoke nghe lời kêu gọi của ông Suthep – Ảnh: Minh Quang
Ngày thứ 2 của chiến dịch “đóng cửa” Bangkok, hàng ngàn người biểu tình lại kéo đến và gây áp lực lên các cơ quan nhà nước như Cục Hải quan, Bộ Năng lượng, Tài nguyên môi trường, Thương mại và Cơ quan giao thông vận tải. Họ bắt buộc giới chức ngưng làm việc và tham gia biểu tình.
Một số cơ quan đã cho nhân viên nghỉ việc khi biết kế hoạch bao vây của những người chống chính phủ, một số khác thì vẫn hoạt động cho dù bên ngoài người biểu tình liên tục gây rối bằng những tiếng la hét và huýt còi. Trụ sở cảnh sát cũng bị bao vây để lực lượng này không còn rảnh tay giúp đỡ chính phủ đối phó với người biểu tình. Cả nơi làm ăn của dòng họ Shinawatra cũng trở thành mục tiêu. Những người biểu tình đã đóng quân trước tòa nhà Shinawatra III nhằm cô lập cao ốc văn phòng này.
Video đang HOT
Sang ngày thứ 2, số lượng người tham gia đã giảm đáng kể so với ngày đầu tiên của chiến dịch “đóng cửa” Bangkok. Hôm nay 15.1, ông Suthep Thuagsuban dự tính sẽ dẫn một đoàn người biểu tình đi quanh khu vực đại lộ Sukhumuwit để kêu gọi thêm người xuống đường. Ông Suthep cho biết sẽ hướng đến tư gia của các quan chức chính phủ, kể cả thủ tướng, để gây áp lực. Thủ lĩnh biểu tình này thậm chí đe dọa sẽ bắt giữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và các bộ trưởng nếu họ không chịu từ chức.
Một lãnh đạo khác của phe biểu tình là ông Uthai Yodmani hôm qua tuyên bố vẫn chưa từ bỏ ý định chiếm Sở Giao dịch chứng khoán và Cơ quan điều khiển không lưu Thái Lan dù người phát ngôn của phe này khẳng định đây không phải là mục tiêu của họ. Ông Uthai, một trong những thủ lĩnh biểu tình cổ súy cho bạo động cứng rắn phát biểu: “Thời gian yêu sách của chúng tôi đối với thủ tướng là 15.1 và nếu thủ tướng vẫn “cứng đầu” thì mục tiêu chiếm 2 cơ quan trên vẫn là lựa chọn tiếp theo của chúng tôi để tăng áp lực lên chính phủ”.
Hôm qua, đại diện của 2 cơ quan này cho biết đã chuẩn bị biện pháp đối phó với người biểu tình. Tuy nhiên, họ kêu gọi người biểu tình không nên nghĩ đến chuyện manh động, nhất là đối với cơ quan điều khiển không lưu, vì chỉ cần sai sót nhỏ cũng có thể gây hậu quả khôn lường và uy tín quốc gia cũng sẽ tiêu tan.
Bất chấp áp lực của người biểu tình, Thủ tướng Yingluck hôm qua vẫn khẳng định sẽ không từ chức. “Tôi không từ chức không phải vì muốn giữ chiếc ghế thủ tướng mà vì muốn gìn giữ nền dân chủ của Thái Lan”, nữ thủ tướng viết trên trang cá nhân. Hôm nay, bà dự kiến sẽ chủ trì cuộc họp với các bên liên quan để bàn về việc có hoãn bầu cử vào ngày 2.2 tới hay không. Lãnh đạo đảng Dân chủ và phe biểu tình cũng được mời dự họp nhưng tuyên bố không tham dự vì cho rằng bà Yingluck đang muốn hướng dư luận sang chuyện bầu cử thay vì chiến dịch “đóng cửa” Bangkok của người biểu tình.
Theo TNO
Thái Lan sẽ hoãn bầu cử?
Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra trong tuần này sẽ xem xét đề xuất dời cuộc tổng tuyển cử sắp tới từ ngày 2/2 đến ngày 4/5.
Phe biểu tình bác đề xuất hoãn bầu cử. Ảnh: Bangkok Post
Trong khi đó, phe biểu tình đã bác bỏ đề xuất này.
Động thái này diễn ra sau khi ông Somchai Srisuthiyakorn, thành viên Ủy ban Bầu cử Thái Lan (EC), hôm 11/1 cho biết cơ quan này sẽ đề xuất chính phủ hoãn bầu cử giữa lúc tình hình tại Bangkok đang căng thẳng.
Theo quy định của Hiến Pháp Thái Lan, một cuộc bầu cử mới phải được tổ chức trong vòng 180 ngày kể từ khi Hạ viện bị giải tán. Theo EC, thời điểm 4-5 vẫn nằm trong khung thời gian này và họ sẽ mời các bên tham gia thảo luận về vấn đề hoãn bầu cử.
Một nguồn tin từ Đảng Pheu Thai cầm quyền hôm 12/1 cho hay Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã chấp nhận xem xét đề xuất của EC vào tuần tới dù nói thêm rằng họ có quyền không làm theo đề nghị của cơ quan này,
Trong khi đó, ông Sathit Wongnongtoey, thành viên Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC), đã bác bỏ đề xuất trì hoãn bầu cử và gọi đây là một đề nghị vô nghĩa. Ông khẳng định mục tiêu của PDRC vẫn là đòi chính phủ của bà Yingluck từ chức để mở đường cho việc thực hiện cải cách trước khi diễn ra bất kỳ cuộc bầu cử mới nào. Ông Sathit cho rằng thậm chí nếu cuộc bầu cử bị trì hoãn thì vị thế của bà Yingluck vẫn tiếp tục cầm quyền và sẽ không có những thay đổi về quy định bầu cử.
Theo Xahoi
Phe biểu tình dọa làm tê liệt Bangkok Phe biểu tình ở Thái Lan sẽ "nâng cấp" phong trào phản đối bằng cách chiếm toàn bộ Bangkok và làm cho thủ đô bi tê liêt hoan toan. Phe biêu tinh Thai Lan tâp trung rât đông - Anh: Minh Quang Lãnh đạo phe biểu tình, ông Suthep Thuagsuban, đã khăng đinh như thế lúc 21 giờ tối 29.12 trước cả ngàn...