Phẫu thuật thành công ổ áp- xe quanh amidan cho nam bệnh nhân lớn tuổi
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật thành công ổ áp- xe quanh amidan lan rộng vùng cổ cho nam bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh nền nguy hiểm.
Bệnh nhân Nguyễn Viết N. (63 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng khó thở, nuốt đau, nuốt vướng, không ăn được. Trước đó, bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu nhiều ngày nhưng tự điều trị ở nhà, đến khi thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm mới đi viện khám.
Hình ảnh chích dẫn lưu áp – xe cạnh cổ bệnh nhân N. sau khi đã được các bác sĩ khâu đóng lại.
Kết hợp thăm khám và chụp cắt lớp vi tính vùng cổ, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị áp-xe quanh amidan trái, theo dõi áp-xe vùng cổ trái, ngoài ra còn mắc kèm theo các bệnh tăng huyết áp và đường máu cao.
Đối với ca bệnh này, để xử trí, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật chích rạch ổ áp-xe trong họng bệnh nhân, lấy mủ để nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ, mục đích là sử dụng loại kháng sinh thích hợp với bệnh của bệnh nhân.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, kết hợp điều chỉnh đường máu và huyết áp, nuôi ăn qua ống thông dạ dày. 2 ngày sau, kết quả chụp phim kiểm tra lại cho thấy khối áp-xe của bệnh nhân lan rộng và có tràn khí dưới da. Ngay lập tức, các bác sĩ đã chích dẫn lưu áp-xe cạnh cổ đường ngoài, hút ra được khoảng 20 ml mủ đặc, có mùi thối, để hở vết thương, dẫn lưu mủ và thay băng hàng ngày.
Sau 1 tuần bệnh nhân N. được theo dõi hồi sức tích cực, sử dụng kháng sinh và điều chỉnh đường huyết nghiêm ngặt, bệnh nhân dần có chuyển biến tốt, vết thương đã ổn định, không còn mủ, các bác sĩ đã khâu đóng vết thương lại. Hiện tại, bệnh nhân đã hết dịch và rút dẫn lưu, dự kiến xuất viện sau vài ngày theo dõi thêm và tập ăn được qua đường miệng.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thư, Phó Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Áp-xe quanh amidan không hiếm gặp, trung bình mỗi năm tại Khoa Tai Mũi Họng, điều trị cho từ 20 đến 30 bệnh nhân và đã điều trị thành công cho nhiều ca bệnh nặng. Đối với trường hợp bệnh nhân này, đặc biệt hơn ở chỗ, bệnh nhân còn mắc kèm các bệnh lý nền như đường máu và huyết áp cao là những yếu tố tăng nặng nên bệnh diễn biến, tiến triển nhanh hơn.
Bác sĩ Thư cũng cho biết thêm, áp-xe lan rộng vùng cổ là một bệnh lý nhiễm trùng nặng nề, nguy cơ tử vong cao, đặc biệt trên cơ địa bệnh nhân lớn tuổi, có tiểu đường và tăng huyết áp. Những triệu chứng khởi phát của bệnh này thường từ những ổ nhiễm trùng ở vùng họng như áp-xe quanh amidan, nhiễm trùng răng miệng hoặc dị vật thanh quản, cổ mà không được điều trị kịp thời.
“Do vậy, cần lưu ý nếu bệnh nhân có các triệu chứng bất thường như nuốt đau, vướng vùng họng, cổ thì nên đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được điều trị sớm, tránh những tổn thương nặng nề, phải can thiệp y khoa phức tạp hơn”, bác sĩ Thư nhấn mạnh.
Bác sĩ lấy ra khối u chứa nhiều răng dị dạng trong miệng nam thanh niên
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật lấy ra khối u răng đa hợp cho bệnh nhân Nguyễn Tiến S (18 tuổi, ở Hà Nội).
Từ khối u răng, các bác sĩ đã gắp bỏ được vô số răng nhỏ, dị dạng, kích thước to nhỏ khác nhau, có phần dính vào nhau, phần tách rời của bệnh nhân.
Ban đầu bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng cụ thể, chỉ thấy vùng hàm dưới bên trái sưng nhưng không đau, gây biến dạng khuôn mặt nên đi chụp X-Quang, thì phát hiện khối u răng kích thước 3x4cm. Đây là một khối u đa hợp gồm rất nhiều răng bé có đầy đủ tổ chức như một răng bình thường, kết lại thành một khối trong xương hàm.
Hình ảnh CT khối u răng của bệnh nhân trước phẫu thuật.
Bệnh nhân được các bác sĩ Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện đa khoa Hà Đông chỉ định phẫu thuật để gắp bỏ khối u ra. Ca phẫu thuật được thực hiện chính bởi bác sĩ chuyên khoa II Trịnh Xuân Học, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 1 tiếng, tương đối khó khăn do khối u nằm sâu bên trong, chiếm gần hết thân xương hàm, bám dính chắc vào xương hàm trái bệnh nhân.
Ekip phẫu thuật phải dùng dụng cụ bóc tách, cắt nhỏ từng phần, sau đó từ từ gắp ra, tránh gây tổn thương dây thần kinh, rồi bơm rửa sạch, sát khuẩn vùng xương hàm, kiểm tra lại, sau đó đóng vết mổ. Kết quả các bác sĩ lấy ra được vô số răng nhỏ, dị dạng, kích thước to nhỏ khác nhau, có phần dính vào nhau, phần tách rời của bệnh nhân. Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, vết mổ tốt, kiểm tra chụp X-Quang sau phẫu thuật không còn hình ảnh u răng.
Bác sĩ Đinh Thanh Tùng, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Hà Đông- người trực tiếp tham gia ca phẫu thuật cho biết: Khối u răng đa hợp là một loại u răng lành tính, chủ yếu gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Các bác sĩ gắp ra vô số răng nhỏ tạo thành khối u răng vùng xương hàm bệnh nhân.
Bệnh khó phát hiện vì khối u tiến triển âm thầm, thường không gây đau nhức. Đôi khi có trường hợp khối u gây đau nhưng người bệnh dễ nhầm lẫn với đau nhức do sâu răng hay các bệnh lý răng miệng khác, dẫn đến chủ quan hoặc điều trị sai cách, không triệt để, bệnh tiến triển ngày một nặng. Nếu để lâu khối u phát triển to lên gây biến dạng mặt, phá hủy xương, chèn ép dây thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng khác.
Bên cạnh đó, bác sĩ Tùng cũng khuyến cáo bệnh này chỉ qua chụp phim X-Quang mới có thể phát hiện thấy. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật sẽ đơn giản, khả năng hồi phục cao. Trường hợp bệnh nhân đến muộn hơn sẽ khó điều trị, thậm chí để lại nhiều di chứng. Do đó, để phòng ngừa bệnh lý u răng đa hợp và bảo vệ sức khỏe răng miệng, người dân nên đi khám và chụp X-Quang răng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần.
Xu hướng điều trị cận thị Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Khi bị cận thị, mắt người bệnh không thể nhìn thấy được những vật ở xa mà chỉ có thể thấy được các vật tương đối gần. Nguyên nhân của cận thị là do mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt, thường nhất là do...