Phẫu thuật thành công khối u màng não khổng lồ cho cụ bà 76 tuổi
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (TP.HCM) vừa phẫu thuật thành công ca u màng não khổng lồ cho cụ bà 76 tuổi. Đây được đánh giá là ca bệnh khó và có nguy cơ tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời.
Theo giới chuyên môn, u não trên 6cm được đánh giá là khổng lồ. Trong ảnh là vị trí khối u (màu trắng) khi chưa phẫu thuật. (Ảnh: BVCC)
Người bệnh là cụ bà N.T.U (76 tuổi), nhập viện trong tình trạng có các cơn đau đầu, chóng mặt và buồn nôn kéo dài hơn 1 năm nay dù có khám bệnh ở các cơ sở y tế khác. Bên cạnh đó, bà U. còn có bướu giáp thòng, chèn ép khí quản, đồng thời mắc phải bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.
ThS.BS Nguyễn Thế Trúc, chuyên khoa Ngoại Thần Kinh – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, bằng việc thăm khám kỹ và sử dụng cận lâm sàng hợp lý, sau khi được các bác sĩ thăm khám, chụp MRI não tìm nguyên nhân, bệnh nhân đã được chẩn đoán là u màng não, khối u này có kích thước khổng lồ (7cm x 5cm) chiếm trọn phần trán của não phải. Nếu tình trạng u màng não này tiến triển thêm, bệnh nhân sẽ có nguy cơ đột tử cao.
“Với các bệnh kèm mà người bệnh đã mắc phải, đây được đánh giá là ca phẫu thuật khó, thách thức lớn, biến chứng suy hô hấp ở người bệnh có chèn ép khí quản và có nguy cơ tụt não đột tử trên bàn mổ. Trường hợp ca bệnh khó và hiếm gặp này, ê kíp bác sĩ đã tổ chức hội chẩn, phối hợp với nhiều chuyên khoa để tiến hành phẫu thuật, lấy khối u ra ngoài”, ThS.BS Nguyễn Thế Trúc thông tin.
ThS.BS Nguyễn Thế Trúc – chuyên khoa Ngoại Thần kinh đang thăm khám người bệnh sau phẫu thuật.
Video đang HOT
Cũng theo ThS.BS Nguyễn Thế Trúc, không nên chủ quan đối với những cơn đau đầu, vì cho rằng đó là triệu chứng thường gặp của các loại bệnh thể nhẹ như viêm xoang và được điều trị bằng thuốc giảm đau mà không tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng đó, đến khi phát hiện ra bệnh và chữa trị thì đã muộn. Để phát hiện sớm u màng não, người bệnh hãy chọn đúng bác sĩ, đúng chuyên khoa thần kinh thăm khám.
Được biết, trải qua 8 ngày sau phẫu thuật và được chăm sóc chu đáo, cụ bà N.T.U đã hồi phục trong tình trạng tỉnh táo, không còn đau đầu, đi lại được bình thường và đã được xuất viện.
Theo Danviet
Thấy con có khối u nhỏ ở háng nhưng mẹ không bận tâm, đưa con đi khám nghe bác sĩ nói mẹ mới hốt hoảng
Việc phẫu thuật kịp thời đã giúp cậu bé thoát khỏi tình trạng đau đớn gây ra do căn bệnh thoát vị khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cậu bé phải phẫu thuật thoát vị bẹn sau khi xuất hiện khối u ở háng
Một người mẹ giấu tên đã chia sẻ câu chuyện về con trai cô, mới được 1 năm 2 tháng tuổi bị thoát vị bẹn đau đớn. Người mẹ này cho biết khi cô tắm cho con trai, cô nhận thấy một khối u nhỏ, gần như không thể nhận thấy gần háng của bé. Lúc đầu cô không bận tâm vì con trai cô không có biểu hiện đau đớn gì. Tuy nhiên, cô đã bất ngờ khi thấy rằng khối u đột nhiên lớn lên. Kèm theo đó là dấu hiệu con trai cô đau đớn, khóc lóc, vì vậy người mẹ này quyết định đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Một người mẹ chia sẻ kinh nghiệm đau đớn của con trai mình khi bị thoát vị bẹn (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ, tình trạng của em bé này là một loại thoát vị ở trẻ sơ sinh được gọi là thoát vị bẹn và cần được phẫu thuật ngay.
Người mẹ trên chia sẻ thêm rằng, trước khi phẫu thuật, cô được khuyên không nên cho con trai mình thức ăn hay đồ uống trong 6 giờ liền. Ca mổ diễn ra chỉ mất khoảng 30 - 45 phút và đã thành công. Thật may, suy nghĩ và quyết định nhanh chóng của người mẹ này đã cứu con trai mình khỏi đau đớn.
Việc chẩn đoán thoát vị bẹn thường không khó. Bố mẹ thường là người đầu tiên phát hiện ra tình trạng này ở trẻ. Khối thoát vị không phải lúc nào cũng xuất hiện mà chỉ phồng to lên khi trẻ khóc, hoặc gắng sức làm gì đó (như đi tiểu). Khi trẻ ngủ hoặc được nghỉ ngơi thì khối thoát vị sẽ lặn đi. Dấu hiệu xuất hiện một khối phồng ở vùng bẹn, trong bìu (bé trai) hoặc trong môi lớn (bé gái) rồi biến mất một cách tự nhiên là biểu hiện điển hình của thoát vị bẹn ở trẻ.
Nguyên nhân gây ra thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh
Thoát vị bẹn là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đó là tình trạng phình lên một cách bất thường, hoặc dạng lồi, có thể nhìn thấy được và cảm thấy được ở khu vực háng (khu vực giữa vùng bụng và đùi). Bên trong phần phình lên là các tạng trong ổ bụng, ngoài ra còn có thể có hay không dịch ổ bụng.
Thoát vị bẹn ở trẻ em có nguyên nhân là một điểm yếu của thành bụng, mà đáng lẽ ra vị trí này phải đóng kín trước khi sinh ra. Khối phồng ở vùng háng có thể được nhận thấy khi đứa trẻ khóc, ho, rặn, hoặc cũng có thể nó đã xuất hiện ngay từ khi sinh ra, lên lên xuống xuống một cách dễ dàng. 90% trong số trẻ thoát vị bẹn là trẻ trai.
Thoát vị rốn cũng là một hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Một loại thoát vị khác thường gặp ở trẻ sơ sinh là thoát vị rốn. Thoát vị rốn xảy ra khi một lỗ nhỏ trong cơ bụng của bé không đóng kín sau khi sinh. Điều này có thể làm cho ruột và chất dịch "chảy ra", gây rất nhiều đau đớn. Biểu hiện của thoát vị rốn là một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Bạn có thể nhìn thấy khối lồi này và cảm nhận nó khi ấn thật nhẹ nhàng lên vùng rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi bé khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi bé ngồi dậy. Khối này có thể nhỏ đi hoặc biến mất khi bé thư giãn. Thoát vị rốn thường không gây đau.
Làm thế nào để điều trị được thoát vị ở trẻ sơ sinh?
Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, thoát vị rốn biến mất sau một thời gian mà không cần điều trị. Khi tình trạng thoát vị rốn gây đau và khó chịu, bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ. Nếu thoát vị rốn đặc biệt lớn thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khi trẻ lớn hơn một chút.
Thoát vị bẹn không thể tự biến mất, vì vậy để điều trị, các bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật sớm. Các bậc cha mẹ không cần lo lắng về căn bệnh này vì nó là căn bệnh đơn giản và khá phổ biến ở trẻ nhỏ.
Điều quan trọng nhất cần lưu ý để có thể nhận thấy các dấu hiệu của hiện tượng thoát vị ở trẻ là nó thường phình lên, lặn mất rồi lại xuất hiện trở lại, có thể gây đau đớn cho trẻ nhỏ, đặc biệt là khi chạm vào.
Việc nhậnbiết các dấu hiệu sớm có thể giúp con bạn tránh được nhiều đau đớn trong tương lai.
Nguồn: Parent, WebMD
Theo Helino
Cắt buồng trứng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Cắt buồng trứng là thủ thuật ngoại khoa để loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng, thường được thực hiện trong khi cắt tử cung. Cắt buồng trứng gây mãn kinh ngay lập tức và giảm nhanh estrogen trong cơ thể. Phụ nữ có thể lựa chọn thủ thuật này do hệ quả của các vấn đề với cơ quan sinh sản...