Phẫu thuật thành công cho trẻ sơ sinh bị bệnh thoát vị màng não tủy hiếm gặp
Thoát vị màng não tủy là một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ. Phát hiện bệnh và điều trị kịp thời sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra ở trẻ.
Thoát vị màng não tủy là một căn bệnh hiếm gặp, xảy ra do những khuyết tật bẩm sinh ở ống sống (là khoang rỗng của các đốt sống, trong đó có chứa tủy sống và các rễ thần kinh) của trẻ. Phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra ở trẻ.
Thông tin từ khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, đã tiếp nhận và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhi mắc khối u bẩm sinh ở mông, trong đó đã phẫu thuật cho nhiều ca mắc bệnh thoát vị màng não tủy.
Trường hợp gần đây nhất là của bé N.N.K.L trú tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Bé được sinh mổ vào ngày 8/5/2020, sau mổ các bác sĩ phát hiện có khối u lớn bất thường ở mông trái. Kết quả siêu âm cho thấy khối u giảm âm dạng dịch trong có phổ tĩnh mạch. Các cơ vùng mông phải chỉ quan sát được một phần do khối u che lấp. Ngày 19/5/2020, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, nếu không cắt bỏ thì có thể loét, chảy máu, nhiễm trùng, khó khăn trong sinh hoạt vệ sinh cá nhân, vì thế đã quyết định tiến hành phẫu thuật lấy dịch và cắt bỏ khối u.
Video đang HOT
Bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật
TS.BS Thái Văn Bình, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, sau khi phẫu thuật khối u đến nay sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, bú bình thường và vẫn đang được tiếp tục điều trị theo dõi tại khoa hồi sức ngoại.
Theo TS.BS Thái Văn Bình thoát vị màng não tủy là một căn bệnh hiếm gặp, xảy ra do những khuyết tật bẩm sinh ở ống sống (là khoang rỗng của các đốt sống, trong đó có chứa tủy sống và các rễ thần kinh) của trẻ. Cụ thể là do cung sau của đốt sống bị khuyết rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, làm cho màng cứng tủy dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.
Thoát vị màng não tủy là một tình trạng bệnh lý nặng, gây mất hoặc rối loạn chức năng thần kinh, làm phiền toái cho người bệnh từ hình dáng, sinh hoạt đến nhiều nguy cơ khác nhau. Đặc điểm dễ nhận thấy của bệnh thoát vị màng não tủy ở trẻ là xuất hiện khối u ở vùng thắt lưng- cùng. Khối u này thường mềm, được che phủ bởi lớp da nhăn nheo, bên trong là dịch não tủy hoặc hỗn hợp gồm mô não và dịch não tủy.
Phẫu thuật là phương pháp tối ưu để điều trị thoát vị màng não tủy. Nếu phát hiện sớm thoát vị màng não tủy có thể được phẫu thuật ngay sau sinh. Tuy nhiên, phẫu thuật cho trẻ thoát vị màng não tủy vô cùng phức tạp.
Trẻ bệnh cần được chuẩn bị rất kỹ trước mổ, đánh giá các mức độ tổn thương thần kinh. Sau mổ, trẻ cần phải được theo dõi sát các biến chứng, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng. Đây là ca bệnh rất hiếm gặp vì nằm ở vị trí vùng cụt. Đối với bệnh thoát vị màng não tủy thường gặp ở đốt sống thắt lưng hoặc ở trên đầu, TS.BS Thái Văn Bình cho biết.
Bé trai 8 tuổi nghịch vòng bi sắt làm kẹt dương vật
Một bé trai 8 tuổi nhặt vòng bi sắt chơi, đeo vào dương vật làm kẹt cứng. Gia đình đưa bệnh nhi đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An phẫu thuật, cắt vòng bi ra khỏi dương vật.
Tối 24/1 (30 Tết) bác sĩ Trần Minh Tuệ, Phụ trách quản lý điều hành Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, cho biết các bác sĩ đã phẫu thuật, cắt bỏ cắt vòng bi sắt ra khỏi dương vật của một bé trai 8 tuổi, trú tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An). Hiện bé đã tiểu tiện bình thường và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ đang cắt bỏ vòng bi sắt ra khỏi dương vật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Chiều cùng ngày kíp trực Khoa Ngoại của bệnh viện tiếp nhận bé trai N.T.Đ. bị một vòng bi sắt kẹt sát bìu gây sưng, phù nề và bắt đầu xuất hiện tím tái dương vật.
Gia đình cho biết cách đây 4 ngày bé ở nhà cùng anh chị và nhặt vòng bi sắt chơi, rồi đeo vào dương vật. Gia đình dùng mọi cách để tháo ra nhưng không được nên chuyển bé xuống Bệnh viện đa khoa Tây Bắc vào ngày 23/1 và sau đó chuyển xuống Bệnh viện Sản Nhi Nghệ an.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đưa bé lên Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức và dùng cưa cắt vòng bi sắt ra khỏi dương vật của bé.
Theo bác sĩ Lê Trọng Thông, Phó trưởng Khoa Ngoại, khuyến cáo các gia đình có cháu nhỏ nên có thời gian theo dõi các em, hướng dẫn cách chăm sóc bản thân và phòng ngừa các tai nạn do các vật kim loại.
Bệnh viện Sản nhi Nghệ An (dấu đỏ), nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Google Maps.
Theo Zing
Thấy mắt của con trai đổi màu trong các bức ảnh, bà mẹ trẻ không ngờ đó là dấu hiệu của bệnh ung thư hiếm gặp và ác tính Một bà mẹ phát hiện ra cậu con trai mới biết đi của mình bị một bệnh ung thư hiếm gặp và nguy hiểm sau khi liên tục nhận thấy mắt của con liên tục đổi màu trong các bức ảnh. Lauren Barker, 22 tuổi, có một cậu con trai là Frankie. Năm 2019, khi Frankie mới 4 tháng tuổi, Lauren đã phát...