Phẫu thuật thành công cho sản phụ bị rau tiền đạo phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng
Ngày 24/6, Bệnh viện (BV) Sản nhi Quảng Ninh vừa cứu sống mẹ con một sản phụ bị rau tiền đạo, rau cài răng lược phức tạp.
Các bác sĩ phẫu thuật cho sản phụ Châu Thị Mai P.
Theo các bác sĩ của BV Sản nhi Quảng Ninh, sản phụ Châu Thị Mai P. (27 tuổi, ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình thai 35 tuần tuổi, bị đau bụng, rau tiền đạo trên vết mổ đẻ cũ.
Các bác sĩ đã phát hiện sản phụ bị rau cài răng lược bám mặt bên trái tử cung, mép bánh rau bám lan qua lỗ trong cổ tử cung, vô cùng nguy hiểm đối với sản phụ và thai nhi. Không những vậy, sản phụ lại từng đã mổ đẻ, càng làm tăng nguy cơ ra máu trước và sau mổ lấy thai.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định phải mổ lấy lấy thai và cắt tử cung bán phần.
Ca mổ diễn ra trong 50 phút đã thành công và 1 bé gái chào đời khỏe mạnh, đuợc cho tiếp xúc da kề da ngay trong mổ.
Kíp mổ do BS. Trần Thị Minh Lý, BS. Trần Quý Khánh, BS. Lã Thị Phuơng Linh và các kỹ thuật viên thực hiện.
Video đang HOT
Hiện, sức khỏe của mẹ và bé đã ổn định và đang được chăm sóc, theo dõi đặc biệt tại Khoa Gây mê hồi tỉnh của BV.
BS. Trần Thị Minh Lý cho biết, truờng hợp các sản phụ bị rau cài răng luợc nếu không mổ kịp thời, cả hai mẹ con đều có nguy cơ tử vong cao: mẹ không cứu được do mất máu nặng, con trong bụng cũng nguy hiểm tính mạng vì ngạt.
Các bác sĩ khuyến cáo các sản phụ cần thường xuyên khám thai tại các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị sản khoa hiện đại, đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ để phát hiện sớm rau tiền đạo, rau cài răng lược, có biện pháp điều trị kịp thời và tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra trong quá trình sinh sản.
Theo viettimes
Đã có những sản phụ nguy kịch tính mạng của cả mẹ và con vì bệnh lupus ban đỏ: Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ là gì?
Có thể thấy, bệnh lupus ban đỏ là bệnh rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nhưng bệnh này có nguy hiểm với các đối tượng khác không?
Đã có không ít ca mắc bệnh lupus ban đỏ khi mang thai, gây ra những nguy hiểm tính mạng cho cả người mẹ và thai nhi. Sản phụ Đ.T.N.D nhà ở TP.HCM, mang thai ngoài ý muốn khi đang điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Sức khỏe thai nhi hoàn toàn bình thường nhưng đến 23 tuần, cặp thai song sinh được các bác sĩ xác định có biểu hiện nhịp tim chậm và chị D. phải nhập viện để theo dõi. Khi thai được 34 tuần, biểu hiện trên siêu âm cho thấy mức độ chậm tăng trưởng bắt đầu ảnh hưởng tới thai và nhịp tim bé chậm tới ngưỡng đe dọa, thai phụ được chỉ định mổ lấy thai.
Trước đó vào giữa tháng 5, một phụ nữ 20 tuổi ở Kiên Giang cũng đã gặp những biến chứng nguy hiểm sau khi sinh con, sản phụ này bất ngờ được các bác sĩ phát hiện mắc lupus ban đỏ.
Có thể thấy, lupus ban đỏ là bệnh rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nhưng bệnh này có nguy hiểm với các đối tượng khác không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh lupus ban đỏ là gì?
Lupus ban đỏ hệ thống (hay lupus ban đỏ) là bệnh tự miễn, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể.
Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng cách ngay từ đầu.
Lupus ban đỏ được thành 2 thể chính là: Lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý tự miễn.
Nguyên nhân của bệnh lupus ban đỏ
Nguyên nhân của bệnh lupus nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể.
Mặc dù nguyên nhân chính thức gây bệnh chưa được biết rõ, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng lupus ban đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố sau:
- Di truyền: Anh chị em ruột của các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.
- Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời...
- Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới). Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ
Theo thống kê, trong số các bệnh nhân bị lupus ban đỏ, 90% là nữ giới. Lứa tuổi thường gặp là từ 15-50 tuổi và bệnh chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, nơi chủ yếu tiếp nhận điều trị bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở các tỉnh phía bắc, bệnh nhân mắc bệnh này vào điều trị tại trung tâm luôn chiếm số lượng đông nhất với 400-500 người mỗi năm, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.
Theo afamily
Liên tục xảy ra tai biến do sử dụng "phương pháp vô cảm" trong mổ lấy thai Theo Bộ Y tế, trong 6 tháng qua, tại các địa phương đã xảy ra khá nhiều trường hợp tai biến sản khoa gây tử vong mẹ và trẻ sơ sinh có liên quan đến phẫu thuật mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê tủy sống. Nhiều trường hợp bị tai biến do sử dụng phương pháp gây tê tủy sống trong...