Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 18 giờ tuổi bị tắc ruột
Sau khi tiến hành xét nghiệm, thăm dò chức năng, hội chẩn, các bác sỹ kết luận bệnh nhi bị tắc ruột bẩm sinh nghi do teo ruột, đúng với kết quả siêu âm thai nhi trước đó.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN phát)
Ngày 20/2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết các bác sỹ Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) mới thực hiện phẫu thuật thành công cứu sống một bệnh nhi sơ sinh bị tắc ruột do teo ruột bẩm sinh.
Đây là một dị tật hiếm gặp với tỷ lệ 1/1.500 trẻ sinh ra.
Bệnh nhi được cứu sống nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa các khoa của Trung tâm Sản Nhi trong từng giai đoạn, từ khi mẹ của bé được thăm khám, chẩn đoán trước sinh đến khi thực hiện phẫu thuật lấy thai, tiếp tục chẩn đoán và phẫu thuật cho bệnh nhi.
Chị Trần Thị Tuyết M. (32 tuổi) đã đến siêu âm định kỳ trước sinh vào tuần thai thứ 32 tại Trung tâm Sản Nhi. Thai nhi được chẩn đoán có tắc ruột nghi do teo ruột bẩm sinh.
Video đang HOT
Chị Trần Thị Tuyết M. tiếp tục được theo dõi cẩn thận và thực hiện khám sàng lọc trước sinh. Khi thai được 38 tuần, chị Trần Thị Tuyết M. được chỉ định phẫu thuật lấy thai.
Em bé ra đời nặng 3kg. Bé có biểu hiện nôn trớ, bụng chướng to nên được bác sỹ sơ sinh thăm khám và ngay lập tức chuyển bệnh nhi đến theo dõi, chăm sóc tại Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ).
Sau khi tiến hành xét nghiệm, thăm dò chức năng, hội chẩn, các bác sỹ kết luận bệnh nhi bị tắc ruột bẩm sinh nghi do teo ruột, đúng với kết quả siêu âm thai nhi trước đó.
Ngoài chẩn đoán bệnh lý teo ruột, bệnh nhi cũng được thực hiện tầm soát các bệnh lý về sọ não, tim mạch, tiết niệu và các dị tật về chi. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật khi được 18 giờ tuổi.
Thạc sỹ-bác sỹ Nguyễn Đức Lân, Trưởng khoa Ngoại nhi Tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ), bác sỹ mổ chính cho bệnh nhi, cho biết đây là ca phẫu thuật phức tạp vì là bệnh lý tắc ruột sơ sinh.
Bệnh nhi là trẻ sơ sinh mới được 18 giờ tuổi với cân nặng thấp nên kỹ thuật phẫu thuật và gây mê đòi hỏi tay nghề bác sỹ cùng hệ thống trang thiết bị chuyên dụng.
Ngoài bị teo ruột, bệnh nhi còn gặp thêm hội chứng viêm phúc mạc thời kỳ bào thai, đoạn ruột bị teo nằm ở vị trí rất cao và gần dạ dày, gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển đến chăm sóc, hồi sức tích cực tại Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) trong tình trạng có khá nhiều vấn đề về hô hấp, tuần hoàn, kích thích đau, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ… Do đó, việc chăm sóc trẻ được đặc biệt quan tâm để tránh tình trạng nhiễm trùng vết mổ.
Bệnh nhi được chỉ định nằm lồng ấp, điều trị nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn kết hợp sử dụng các loại kháng sinh.
Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhi đã hồi phục khá tốt và được cho ăn sữa qua ống thông dạ dày. Sau 14 ngày từ khi sinh ra, bệnh nhi đã hồi phục và được ra viện./.
Ng. Bích
Theo TTXVN/Vietnamplus
Cứu sống bé trai 2 ngày tuổi bị tắc ruột bẩm sinh
Một bé trai 2 ngày tuổi bị tắc ruột bẩm sinh do teo đại tràng vừa may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai cấp cứu, phẫu thuật kịp thời.
Ảnh minh họa
Đây cũng là ca tắc ruột trẻ sơ sinh đầu tiên được bệnh viện tuyến tỉnh này xử lý thành công.
Vào khoảng 11h ngày 19/9, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai tiếp nhận trường hợp bé trai tên Giàng A C, 2 ngày tuổi, dân tộc Mông, nhà ở xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa (Lào Cai) thể trạng yếu ớt, sốt cao, nôn trớ, bụng chướng, chưa đi ngoài phân su.
Qua chụp X quang và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ tại Bệnh viện chẩn đoán cháu bé bị tắc ruột bẩm sinh. Sau 2 ngày hồi sức tích cực, đến 21/9, khi các chỉ số sinh tồn phục hồi ổn định, cháu bé được các bác sĩ tại bệnh viện xử lý phẫu thuật.
Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, kíp mổ đã phẫu thuật cắt bỏ thành công phần đại tràng không thể phục hồi, đưa đầu ruột ra ngoài làm hậu môn nhân tạo chờ thời gian ổn định tiếp tục xử lý.
Hiện, cháu bé đang được đưa vào hồi sức sơ sinh sau phẫu thuật. Theo bác sĩ Phạm Ngọc Sâm, Trưởng khoa Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai, tắc ruột bẩm sinh là một trong những ca bệnh khó, hiếm gặp, khi phát hiện phải được xử lý kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
"Trường hợp của cháu Giàng A C rất may mắn vì ngay từ trước khi sinh, Bệnh viện qua siêu âm sản phụ đã chẩn đoán có dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa nghi ngờ bệnh lý teo ruột bẩm sinh trên cơ thể bé và đưa ra tư vấn phải tới bệnh viện sinh con. Tuy nhiên, gia đình vì nhiều lý do đã tự sinh con tại nhà, rất may khi có dấu hiệu bất thường còn phát hiện, đưa vào viện xử lý kịp thời", bác sĩ Sâm cho biết./.
Theo VOV
Người phụ nữ có quả thận nằm lạc chỗ! Phần lớn bệnh nhân có thận lạc chỗ thường không có triệu chứng và được phát hiện đa số là tình cờ trong quá trình siêu âm thai nhi và khám sức khỏe tổng quát. Sau can thiệp, bệnh nhân đã khỏe và chuẩn bị xuất viện - Ảnh: Phong Phạm Sáng 19.2.2020, BS.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc chuyên môn...