Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân mắc hội chứng Leriche
Đơn vị Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực – Trung tâm Tim mạch phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc hội chứng Leriche – tắc động mạch chủ bụng dưới thận – chậu, đui chung hai bên.
Dấu hiệu của bệnh
Ông Trần V.C (71 tuổi, trú tại Đào Xá – Thanh thủy – Phú Thọ) có tiền sử bệnh tăng huyết áp 10 năm, dùng thuốc đều, người bệnh hút thuốc lá hơn 30 năm. 2 tháng gần đây, người bệnh có biểu hiện đau đùi, bắp chân 2 bên, đau cách hồi đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ khám.
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, sau thăm khám, siêu âm, chụp chiếu, người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Leriche: Tắc động mạch chủ bụng dưới thận – chậu, đui chung hai bên. Người bệnh có chỉ định phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng, châu, đui chung 2 bên bằng mạch nhân tạo.
Sau phẫu thuật, người bệnh tỉnh táo, mạch mu chân hai bên bắt rõ, ngày thứ 7 sau phẫu thuật người bệnh ăn uống bình thường, đi lại nhẹ nhàng. Chụp MSCT sau phẫu thuật mạch thông tốt, người bệnh được ra viện ngày thứ 8 sau phẫu thuật.
Bác sĩ Trương Văn Hải – Đơn vị phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực cho biết, đây la ca bênh kho, trong quá trình mổ chúng tôi gặp khó khăn do vị trí tắc sat chô chia động mạch thận hai bên, phẫu tích bôc lô kho khăn (viêm dinh, tinh mach thân trai va tuy băt ngang qua); Phai căp đông mach chu trên đông mach thân, cặp đông mach thận 2 bên, lây huyêt khôi, thao tac không nhanh va chinh xac se co nguy cơ thiêu mau thận. Đây là ky thuât mơi, lân đâu tiên đươc thưc hiên tai Bênh viên đa khoa tinh Phu Tho. Có được thành công của ca bệnh này là nhờ sự phối hợp của cả ekip phẫu thuật và hồi sức tích cực, chăm sóc sau mổ.
Video đang HOT
Ông C. đang được cấp cứu tại BV.
Căn bệnh do thuốc lá
Hội chứng Leriche là bệnh lý xơ vữa, huyết khối, tắc động mạch chủ bụng – châu. Bệnh do sự tích tụ của một chất sáp gọi là mảng bám trong động mạch của bạn. Động mạch là những mạch máu mang máu giàu oxy, giàu chất dinh dưỡng từ tim đến phần còn lại của cơ thể. Mảng bám răng được tạo thành từ chất béo, canxi, cholesterol và các tế bào viêm. Theo thời gian, sự tích tụ của mảng bám sẽ thu hẹp các động mạch của bạn, khiến máu khó lưu thông qua chúng.
Người bệnh có thể có các triệu chứng như đau đui, căng chân, đau cach hôi; giam hoăc mât mach chi dươi; rôi loan cương dương. Bệnh thường gặp ở những người bệnh có các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa… Nguyên nhân là do bệnh xơ vữa động mạch, bệnh đái tháo đường và hút thuốc lá.
Bệnh nhân bị tắc nghẽn bắt đầu ngay ở phía trên của chỗ phân đôi động mạch chủ, và tiến dần về phía dưới trong các động mạch chậu, cũng như lên phía trên về hướng các động mạch thận.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh khác như chế độ ăn nhiều mỡ động vật, lười tập thể dục thể thao.
Khi mắc phải tình trạng này bệnh nhân thường có cảm giác đau rút cơ, xuất hiện khi gắng sức, sau khi đi một quãng đường nhất định, giảm và hết đau khi dừng lại, và tái xuất hiện trở lại với cùng một mức gắng sức, ở cùng một khoảng cách đi. Vị trí đau giúp gợi ý động mạch bị tổn thương: Đau ở vùng mông hoặc đùi, chứng tỏ bị tổn thương động mạch chậu. Đau ở bắp chân khả năng tổn thương đoạn động mạch đùi – khoeo. Đau ở bàn chân là các động mạch ở cẳng chân bị tổn thương.
Để chẩn đoán hội chứng Leriche, bác sĩ sẽ bắt đầu từ khám sức khỏe. Họ có thể sẽ kiểm tra các điểm mạch ở chân của bạn để đánh giá lưu thông của bạn. Bạn có thể được hỏi các câu hỏi về lối sống và tiền sử y tế gia đình để xem liệu có điều gì khiến bạn có nguy cơ mắc hội chứng Leriche cao hơn không.
Bệnh có các phương pháp điều trị gồm điều trị nội khoa, can thiệp mạch và phẫu thuật.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu, tuy nhiên cuộc mổ rất khó đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Vừa qua tại Đơn vị phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực- Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ lần đầu tiên phẫu thuật thành công ca bệnh khó này.
Phẫu thuật mộng mắt to nhất từ trước đến nay che kín đồng tử người bệnh
Các bác sĩ Liên chuyên khoa Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ phẫu thuật cắt mộng mắt to chưa từng thấy từ trước đến nay cho một người bệnh.
Người bệnh Phan Thị M sinh năm 1957 trú tại Đào Xá - Thanh Thủy - Phú Thọ có mộng mắt từ nhỏ nhưng vì sợ đau không đi khám. Gần đây, do người nhà giục nhiều nên đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ khám.
Được các bác sĩ chuyên khoa Mắt thăm khám xác định thị lực của người bệnh mắt phải đếm ngón tay nhìn được 2m, mắt trái 2/10, mộng mắt bên phải đã bò qua đồng tử, che kín hết lỗ đồng tử. Người bệnh có chỉ định phẫu thuật cắt mộng, ghép kết mạc rìa tự thân.
Hình ảnh mộng mắt bò che kín đồng tử của bệnh nhân.
Sau phẫu thuật 1 ngày, người bệnh nhìn tốt, không đau, chuẩn bị được ra viện.
Bác sĩ CKI Hà Thị Dung - Khoa Liên chuyên khoa Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt cho biết, đây là người bệnh có mộng mắt to nhất từ trước đến nay được chúng tôi tiếp nhận và phẫu thuật. Thân mộng to và dày nên trong quá trình phẫu thuật khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn các ca bệnh khác.
Qua đây, bác sĩ Dung khuyến cáo người dân, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về mắt hoặc có mộng mắt nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Mắt thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị hợp lý.
Người bệnh không nên vì sợ đau mà không đi khám, điều trị để mộng mắt ngày càng to sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như quá trình điều trị bệnh. Hiện nay phương pháp phẫu thuật cắt mộng mắt hiện đại không đau, thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn, thị lực của người bệnh sớm hồi phục.
Mộng mắt là bệnh phổ biến, thường gặp ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những yếu tố môi trường liên quan đến nguyên nhân cơ chế bệnh sinh như gió, bụi, ánh nắng mặt trời. Tỷ lệ bệnh có thể khác nhau do vị trí địa lý, Talbot xác nhận năm 1948, vùng quanh xích đạo khoảng 37 độ có tỷ lệ mộng mắt cao hơn.
Mộng mắt phát triển, làm ảnh hưởng đến thị lực và gây nên loạn thị. Mộng mắt có thể gây kích thích đỏ mắt, chảy nước mắt, mất thẩm mỹ. Nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng như viêm loét giác mạc, dính mi cầu và có thể dẫn đến mù loà.
Mảnh gỗ găm trong mắt 1 tháng Bà Cao Thị S. 50 tuổi trú tại Việt Trì - Phú Thọ nhập viện trong tình trạng mắt trái đỏ, đau nhức nhiều. Theo lời kể của bà S: Trước đó 1 tháng, bà bị bật củi vào mắt, sau đó mắt bị đau nhức. Bà S. có đi khám ở nhiều nơi, được chẩn đoán viêm kết mạc, chỉ định dùng...