Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cao tuổ.i bị bướu giáp khổng lồ 30 năm
Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh lồng ngực – Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân nữ 81 tuổ.i có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm.
Bệnh nhân nữ Đ.T.K ( 81 tuổ.i, trú tại Viên Nội – Ứng Hòa – Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vì ăn uống khó nuốt vướng nghẹn, nằm ngủ khó thở kéo dài. Bệnh nhân cho biết, 30 năm nay bệnh nhân xuất hiện tuyến giáp đa nhân hai thùy, tuy nhiên không đi khám định kỳ cũng như điều trị.
Tại BV, kết quả chọc hút tế bào cho thấy, hình ảnh bướu giáp keo lành tính. Tuy nhiên trên hình ảnh chụp MRI và soi phế quản kích thước hai thùy tuyến giáp rất lớn mỗi bên 15cm, kèm theo tuyến giáp thòng xuống trung thất khó tiếp cận, chèn ép gây hẹp 70% khí quản. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật.
Hình ảnh khối u được lấy sau khi phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa, thống nhất và chỉ định cắt toàn bộ u hai thùy tuyến giáp khổng lồ cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Sau 2 giờ phẫu thuật, kíp phẫu thuật do BSCKII Nguyễn Quang Phú – Trưởng khoa Ngoại thần kinh lồng ngực làm trưởng kíp đã bóc tách thành công khối u nặng 1 kg, kích thước 9×14 cm.
Đây được đán.h giá là ca phẫu thuật có độ khó cao, vì ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như khí quản, thanh quản và các mạch má.u, dây thần kinh vùng cổ… Do đó, phẫu thuật viên phải có kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm, tỉ mỉ để bóc tách khối u một cách an toàn cho bệnh nhân.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe ổn định và được xuất viện sau 7 ngày phẫu thuật.
Bướu giáp khổng lồ là bệnh lý hiếm gặp, khối u kích thước lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống như gây khó nuốt, khó thở, run tay, khàn giọng… Phẫu thuật bướu giáp khổng lồ tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tai biến.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân có bướu đa nhân, bướu kích thước lớn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và được điều trị phẫu thuật sớm.
Phẫu thuật thành công bướu giáp 'khủng' cho nữ bệnh nhân
Một nữ bệnh nhân mang khối bướu giáp thùy phải lớn thòng xuống trung thất, kích thước 5x15 cm vừa được các bác sĩ phẫu thuật thành công.
Ngày 21.3, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết vừa phẫu thuật thành công ca bướu giáp khổng lồ thòng xuống trung thất qua đường cổ cho nữ bệnh nhân H.H.K (51 tuổ.i, trú tại Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Bệnh nhân K. phát hiện bướu giáp cách đây 10 năm, tuy nhiên khi khám ở nhiều nơi các bác sĩ khuyên chị chỉ theo dõi, không can thiệp. Khoảng 1 năm trở lại đây, do nuốt vướng, đau tức ngực, cảm giác khó thở, nhất là khi nằm nên chị K. đã đi khám.
Qua khám lâm sàng, các bác sĩ phát hiện chị K. có khối u ở thùy phải tuyến giáp. Đồng thời trên phim X-quang ngực có khối u vùng trung thất trên chèn ép khí quản.
Kết quả chụp CT cổ ngực cho thấy một khối bướu giáp thùy phải lớn thòng xuống trung thất, kích thước 5x15 cm. Phần dưới khối u nằm ở vùng trung thất sau chạm đến động mạch chủ của bệnh nhân, khối u đẩy xẹp 50% khẩu kính khí quản ngực.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định, giọng nói rõ và đã xuất viện. Ảnh HOÀNG SƠN
Bệnh nhân được chỉ định mổ cắt thùy phải tuyến giáp có khối u này. Ca phẫu thuật kéo dài 2,5 giờ đồng hồ. Các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng đã cẩn thận đưa khối u ra khỏi lồng ngực bệnh nhân qua đường mổ ở cổ mà không cần cưa xương ức.
Bác sĩ CKII Thân Trọng Vũ (Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân) cho biết bướu giáp thòng trung thất chiếm 1 - 20% các trường hợp phẫu thuật tuyến giáp, độ tuổ.i hay gặp từ 50 - 60 tuổ.i. Nữ giới mắc bệnh nhiều gấp 4 lần so với nam giới.
Với những trường hợp bướu giáp thòng trung thất có kích thước lớn nằm sâu trong lồng ngực, đôi khi phải sử dụng đường mổ cưa xương ức hoặc nội soi lồng ngực hỗ trợ kết hợp đường mở ngang cổ.
Do tính chất khó khăn, phức tạp của bướu nên nguy cơ chả.y má.u trong mổ, tổn thương dây thần kinh chi phối cho giọng nói ở các bệnh nhân bướu giáp thòng rất cao.
"Vì vậy khi phát hiện khối u vùng cổ di động theo nhịp nuốt, bệnh nhân nên đến chuyên khoa phẫu thuật tuyến giáp để chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh để bướu giáp lớn, sâu vào trong lồng ngực sẽ gây những biến chứng như chèn ép khí quản, thực quản, mạch má.u thần kinh, ung thư hóa, đồng thời, hạn chế được các nguy cơ trong và sau phẫu thuật", bác sĩ Vũ khuyến cáo.
Người dân cẩn trọng, không để bị rơi vào bẫy tẩy chay i-ốt Thời gian qua, để phản đối quy định bắt buộc sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm, một số cá nhân, doanh nghiệp cho rằng, dùng muối i-ốt trên diện rộng sẽ dẫn đến những người thừa i-ốt (đặc biệt người dân sống tại vùng biển) bị các bệnh về tuyến giáp và bệnh lý khác. Lập luận thiếu cơ sở...