Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị u tuyến nước bọt mang tai
Mới đây, các bác sĩ khoa Ung bướu Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 75 tuổi có u tuyến nước bọt mang tai kích thước lớn.
Khối u của bệnh nhân được phát hiện từ 10 năm trước. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Nam bệnh nhân 75 tuổi, trú tại Tân Phong – Lai Châu, đến khám tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương khi khối u vùng cạnh má phải đã phát hiện 10 năm gần đây to lên nhanh, gây khó chịu trong sinh hoạt.
Bệnh nhân được siêu âm, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm tế bào và được các bác sĩ chẩn đoán bị u tuyến nước bọt mang tai, có chỉ định phẫu thuật bóc u bảo tồn dây thần kinh số VII.
Kết quả chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sỹ nội trú Hứa Văn Đức – Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Hùng Vương cho biết: “Sau khi tiếp nhận bệnh nhân và có kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn trực tuyến cùng chuyên gia Bệnh viện K trung ương. Phương pháp phẫu thuật bóc khối u bảo tồn dây thần kinh số VII là phương pháp tối ưu điều trị triệt để bệnh lý, tránh tái phát, ít để lại di chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh sau phẫu thuật”.
Video đang HOT
Bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công, bảo tồn tối đa mạch thần kinh, mạch máu, không để lại di chứng.
Bệnh nhân không bị biến chứng liệt mặt sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
U tuyến nước bọt là tình trạng tăng trưởng bất thường hiếm gặp ở tuyến nước bọt. Các khối u tuyến nước bọt chiếm vào khoảng 0,2 – 0,6 % các loại khối u và 2- 4 % các khối u vùng đầu cổ. Tỷ lệ mắc hàng năm u tuyến nước bọt trên toàn thế giới khoảng 0,4 – 6,5 ca/100.000 dân.
Điều trị quan trọng nhất của u tuyến nước bọt là phẫu thuật. Phẫu thuật u tuyến nước bọt là một phẫu thuật khó vì tổ chức ranh giới tuyến nước bọt không rõ ràng, nhiều mạch và thần kinh đi qua, biến chứng hay gặp nhất của phẫu thuật là liệt thần kinh 7 gây các triệu chứng liệt các cơ vùng mặt cùng bên thần kinh chi phối.
Khi có những dấu hiệu bất thường của cơ thể vùng hàm – mặt – cổ, các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần đến bệnh viện khám ngay để được tư vấn cụ thể.
Chàng trai 22 tuổi bất ngờ được chẩn đoán bị ung thư tinh hoàn di căn phổi
Đi khám vì sưng, đau chỗ vùng bìu phải, anh N.D.T (22 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang) không ngờ mình lại mắc ung thư tinh hoàn, di căn hai bên phổi.
Anh T cho biết, 4 năm trước anh đã thấy sưng ở vùng bìu phải, đau nhẹ nhưng ngại đi khám. Gần đây anh thấy có dấu hiệu đau nhiều, sưng to nên đã đến khám tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ).
Qua kiểm tra và thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bên vùng bìu phải có dấu hiệu sưng to, kích thước 7x8cm, ấn đau và xuất hiện cục cứng chắc. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn và di căn phổi 2 bên.
Bệnh nhân đã được mổ cắt tinh hoàn phải, sau đó sẽ được điều trị hóa chất.
Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn chuyên gia và giải thích cho người nhà bệnh nhân. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt tinh hoàn phải, sau đó điều trị hóa chất
Bác sĩ Hứa Văn Đức, Trưởng khoa Ung bướu cho biết, sau mổ tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt, sức khỏe ổn định. Tuy nhiên đây chỉ giai đoạn đầu điều trị vì bệnh nhân còn phải trải qua quá trình điều trị hóa chất sau đó mới có thể đánh giá khối u còn di căn đi nơi khác hay không.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi phát hiện khối đặc, cứng, không đau trong bìu, cần đi khám ngay, thay vì chần chừ, chủ quan. Người khỏe cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ thường 6 tháng một lần, người có các yếu tố nguy cơ nên tái khám thường xuyên hơn.
Ung thư tinh hoàn là loại ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam. Tuy nhiên nó lại là một trong những bệnh ác tính nhất ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 15 đến 35 .
Mặc dù ung thư tinh hoàn ảnh hưởng rất nhiều đến nam giới, tuy nhiên đây là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tính chung cho các giai đoạn có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh.
Tỷ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%. Do vậy, ngoài việc thay đổi lối sống, mọi người nên được kiểm tra sàng lọc phát hiện sớm ung thư tinh hoàn để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Ở những người bị tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao gấp 2,5 đến 14 lần so với người bình thường. Bình thường tinh hoàn phát triển trong bụng thai nhi và đi xuống bìu trước khi sinh. Tuy nhiên, ở khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh "tinh hoàn ẩn".
Ngoài ra, những người có cha hay anh em trai bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Khoảng 3% đến 4% bệnh nhân ung thư tinh hoàn sau khi được chữa khỏi có thể xuất hiện ung thư tinh hoàn ở bên còn lại.
Dấu hiệu hay gặp nhất và cũng là lý do đi khám bệnh nhiều nhất là bệnh nhân tự sờ thấy u tinh hoàn hoặc thấy một bên tinh hoàn to lên bất thường.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng sau: đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới; bìu cảm giác nặng, căng tức ở một bên bìu; có thể nổi hạch vùng bẹn; có thể đau bụng (do di căn hạch ổ bụng chèn ép hoặc đau do ung thư tinh hoàn ẩn phát triển trong ổ bụng); có thể sờ thấy hạch cổ, đau ngực, khó thở... (do ung thư di căn).
Hà An
Gắp con vắt dài 8 cm ra khỏi khí quản nam bệnh nhân Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương phát hiện con vắt dài khoảng 8 cm sống ký sinh trong lòng khí quản của bệnh nhân. Ngày 8/6, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết đã gắp thành công con vắt dài 8 cm sống khoảng 2 tuần trong lòng khí quản nam bệnh nhân 39 tuổi ở Chiêm...