Phẫu thuật thành công ca bệnh thai trong thai hiếm gặp
Bệnh nhi 58 ngày tuổi nhập viện trong tình trạng bụng ngày càng to nhanh. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết đây là trường hợp thai trong thai hiếm gặp.
Trước đó, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận bệnh nhân B.T.K.L., 58 ngày tuổi, nặng 4,5 kg, ở xã Ngọc Trung, Thạch Thành. Bệnh nhân L. vào viện với lý do gia đình phát hiện bụng ngày càng to nhanh. Khai thác tiền sử bệnh nhân cho thấy mẹ bệnh nhân 28 tuổi, mang thai 38 tuần, bệnh nhân là con thứ 2, đẻ thường. Trong thời gian mang thai, siêu âm định kỳ nhưng không phát hiện thấy bất thường.
Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có khối u vị trí dưới hạ sườn phải, không đau, ít di động, kích thước khoảng 13 x 10 cm. Hình ảnh chụp MRI ổ bụng cho thấy một khối u lớn sau phúc mạc, nhiều khả năng là thai nhi, khối u vượt quá đường giữa, đè ép thận trái.
Hình ảnh thai trong thai qua phim chụp MRI. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân được phẫu thuật, đường mổ dưới hạ sườn trái, ngoài phúc mạc. Việc bóc tách, bộc lộ khối u khó khăn do màng ối dính với phúc mạc, nhất là cuống mạch thận trái. Khối u có thể tích 13 x 10 x 9 cm. Trong lúc mổ, kíp phẫu thuật phát hiện thấy màng ối, nước ối, đầu, thân, bàn chân… nhưng không thấy cuống rốn, nhau thai.
Video đang HOT
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy khối u bao gồm đầu, cột sống, xương các chi, da, hệ thống tiêu hóa, buồng trứng…
Sau mổ bệnh nhân ổn định và được ra viện 7 ngày sau phẫu thuật. Hiện tại, bệnh nhân khỏe mạnh, tăng cân nhanh.
Thai trong thai là bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ mắc 1/500.000 ca sinh. Nhà giải phẫu học người Đức Johann Friedrich Meckel lần đầu tiên mô tả về thai trong thai vào cuối thế kỷ 18. Mặc dù các nhà khoa học phỏng đoán rằng đây là hệ quả của khối u quái phát triển mức độ cao – loại khối u cấu tạo từ mô tổ chức của nơi khác, như răng và xương, Meckel đã nhận ra khối u thực ra là một bào thai sinh đôi đang phát triển. Thông thường, cả hai bào thai của thai ký sinh đều sẽ chết trước khi sinh, nhưng đôi khi thai ký sinh tồn tại trong thai chủ trong nhiều năm sau khi đẻ.
Theo The Embryo Project Encyclopedia, để được phân loại là thai trong thai và không phải là u quái, khối u phải có bằng chứng về tổ chức cơ thể, như có các đốt sống, mầm chi hoặc mô nội tạng.
Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm chết người, thai sinh đôi ký sinh có thể phát triển đủ lớn để gây biến chứng cho thai chủ. Khoảng 90% số trường hợp thai trong thai được phát hiện khi còn nhỏ và được phẫu thuật trước khi gây biến chứng. Khi thai ký sinh được lấy ra, thai chủ, dù ở độ tuổi nào, cũng thường sẽ hồi phục bình thường.
Theo Zing
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa: Can thiệp bít lỗ thông thành công cho cháu bé 13 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh
Một bệnh nhân 13 tháng tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế - một bệnh tim rất hiếm gặp nhưng gây suy tim và tử vong rất sớm ở trẻ, đã được các bác sỹ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp bít lỗ thông thành công. Đây là lần đầu tiên bệnh này được can thiệt và điều trị tại Thanh Hóa.
Các bác sỹ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thực hiện quá trình bít lỗ thông cho bệnh nhân tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế.
Bệnh nhân là cháu Nguyễn Thị Bình An (13 tháng tuổi, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương), nặng 7kg, mắc bệnh tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế - đây là căn bệnh hiếm gặp (chiếm 0,2% các bệnh tim bẩm sinh) và chưa từng được can thiệp, điều trị tại Thanh Hóa.
Bệnh nhân được đưa đến khoa ngày 14-10 với tình trạng suy tim độ 3-4, kèm theo viêm phổi. Với một cháu bé 13 tháng tuổi, nặng 7 kg việc mổ hở là rất khó khăn, để tránh cho bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật hở, sau nhiều ngày cân nhắc, xin ý kiến từ Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Tim Hà Nội, sáng ngày 30-10, ê kíp y bác sỹ Khoa Tim mạch đã quyết định sử dụng phương pháp bít lỗ thông bằng cách đưa các dụng cụ từ đùi lên tim, qua mạch máu.
Cháu Nguyễn Thị Bình An (13 tháng tuổi) vừa được các bác sỹ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp bít lỗ thông thành công.
Sau 50 phút thực hiện, ca can thiệp đầu tiên rất khó khăn nhưng đã thành công tốt đẹp. Lỗ thông được bít hoàn toàn bằng dụng cụ đóng ống động mạch 8/6 Cocoon.
Được biết, bệnh nhân An suy tim nặng, có nguy cơ tử vong cao nên không thể đợi được đến lúc 3-4 tuổi mới can thiệp. Nếu mổ hở, bệnh nhân phải nằm điều trị lại viện từ 15-20 ngày, còn can thiệp bằng phương pháp này, cháu bé có thể xuất viện trong vài ngày tới và không để lại dấu vết gì trên cơ thể bệnh nhân.
Hoài Thu
Theo baothanhhoa
Liên tục chảy nước mũi, hoá ra mắc bệnh hiếm gặp trên thế giới Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM vừa phẫu thuật thành công vá lỗ rò dịch não tủy tự cho một bệnh nhân 15 tuổi. Đây là ca bệnh hiếm gặp và là trường hợp được phẫu thuật thứ 3 trên thế giới Ngày 9-7, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết bệnh nhân tên P.M.H (15 tuổi, ngụ...