Phẫu thuật thẩm mỹ lợi bất cập hại
Ngày nay phẫu thuật thẩm mỹ không còn xa lạ với phụ nữ lẫn cánh đàn ông, để cải thiện ngoại hình nhiều người không ngần ngại bỏ ra một khoản chi phí lớn và đôi khi là sự liều lĩnh để mong muốn có được một ngoại hình bắt mắt
Nhiều người nhờ tới phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện nét mặt, hình dáng của mình giúp tự tin trong giao tiếp và cuộc sống mà không lường hết được nó cũng là một trong những loại phẫu thuật mang lại rủi ro rất lớn.
Phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) là phương pháp chỉnh sửa hoặc khôi phục một số vùng, một số chức năng trên cơ thể con người. Có hai loại PTTM là phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật tái tạo. PTTM tạo hình là phẫu thuật để “tăng cường” vẻ đẹp cho các phần trên cơ thể con người. PTTM tái tạo được thực hiện với mục đích khôi phục lại chức năng cho các bộ phận của cơ thể bị tổn thương.
Xu hướng làm đẹp nhờ phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng gia tăng được biệt là trong giới thương lưu và nghệ sĩ. Nó chỉ có thể mang lại vẻ đẹp tạm thời, ẩn đằng sau đó còn có rất nhiều “tai họa” mà bạn còn có thể chưa biết.
Quảng cáo “như mơ”
Ngày nay, người ta dễ dàng bắt gặp những đoạn quảng cáo về “ chỉnh sửa sắc đẹp” trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, ti vi và hầu như tất cả đều tung lên hình ảnh những người mẫu hoàn mỹ. Phương pháp này vô cùng hiệu quả khi ngày càng nhiều chị em đua nhau đi “tút tát” lại nhan sắc của mình bất chấp sự đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng.
Tác giả cuốn “Chỉ nam phẫu thuật thẩm mỹ” Robert Kotler nhận xét rằng, các hình ảnh trong quảng cáo chỉ tạo ảo giác cho người xem, điều này gây hiểu lầm cho công chúng và khác xa tình hình thực tế.
Khó cải thiện chất lượng sống
Bộ ngực “dao kéo” có làm cho phụ nữ cảm thấy hạnh phúc hơn? Rất tiếc, câu trả lời là không. Theo một nghiên cứu về phẫu thuật thẩm mỹ được phát hành năm 2004, khi bạn kỳ vọng quá nhiều, ca phẫu thuật thường cho kết quả ngược lại. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do nhiều phụ nữ nghĩ rằng những thay đổi về hình thể sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trên thực tế, ngay cả các bác sĩ cũng không thể đảm bảo rằng bạn sẽ tự tin hơn sau khi phẫu thuật. Phó giáo sư DavidSarwer làm việc tại Trung tâm nghiên cứu con người thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết: “Phẫu thuật thẩm mỹ có thể cải thiện hình ảnh của bạn, nhưng tuyệt đối không thể thay đổi cách nhìn của bạn đối với chính mình”.
Video đang HOT
Rủi ro cao
Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, quy trình nguy hiểm nhất không phải là lúc bắt đầu “động dao” cũng không phải lúc khâu vết mổ, mà chính là lúc gây mê. Bệnh nhân phản ứng không tốt với thuốc gây mê có thể dẫn đến biến chứng. Vì vậy, ngay cả khi một bác sĩ gây mê có kinh nghiệm, thì bệnh nhân cũng có thể tử vong khi phẫu thuật.
Phục hồi khó
Các chương trình quảng cáo thường gây hiểu lầm. Không một bác sĩ nào sau một đêm có thể biến chú vịt con xấu xí thành thiên nga. Sau khi tiếp nhận phẫu thuật nâng ngực hoặc nâng mũi, bệnh nhân thường cần thời gian khoảng 2 tuần mới có thể sinh hoạt như người bình thường, nhưng những vết sẹo và vết thâm tím thì vẫn còn hiện hữu. Khoảng100 ngày sau, các bộ phận được phẫu thuật mới có thể dần hồi phục. Sau 6 tháng, hiệu quả thường mới thể hiện rõ.
Ngoài ra, trong một thời gian dài, bạn không thể sống như bình thường. Ví dụ: hai hoặc ba tuần sau phẫu thuật nâng ngực, bạn không thể nâng vật nặng, cũng không thể nhấc cánh tay mình lên. Hơn nữa, nếu chất độn ngực không may bị đặt lệch hoặc bị cứng lại, kết quả là bạn phải tiến hành phẫu thuật lại.
Còn đối với phẫu thuật nâng mũi, nếu chỉ một vài ngày bạn đã sinh hoạt bình thường, huyết áp của bạn có thể tăng lên quá cao, các mạch máu vỡ khiến mũi trông có màu xanh và sưng lên.
Dễ trầm cảm
Khi còn bận đối phó với băng quấn và vết sưng, một số bệnh nhân còn bị stress sau phẫu thuật bởi họ vẫn chưa thích ứng với cơ thể mới hoặc gương mặt mới. Lúc này, thường là họ lo lắng liệu những triệu chứng sau phẫu thuật có được cải thiện hay không, hoặc họ thấy hối hận khi đã quyết định sai lầm.
Một lần chưa đủ
Sau khi quyết định phẫu thuật khuôn mặt, ngoài việc phải chịu đựng sự đau đớn của lần phẫu thuật đầu tiên, (bất kỳ ca phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng có khả năng phải chỉnh sửa lần nữa, nếu bạn gặp bác sĩ được cấp phép hành nghề và có trách nhiệm), một số người còn bị tàn phá dung nhan và phải sửa đi sửa lại để khôi phục lại các lỗi của các bác sĩ “dỏm”.
Theo thống kê của các bác sĩ thẩm mỹ ưu tú, ngay cả những bác sĩ có tay nghề tốt nhất thì cũng có từ 10% -15% ca phẫu thuật cần tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa lại. Trong đó, phẫu thuật nâng mũi đòi hỏi phải đảm bảo độ chính xác, vì vậy đòi hỏi kỹ năng của bác sĩ phải thật cao.
Ngoài việc chuẩn bị tinh thần cho cuộc phẫu thuật lần hai, bạn cũng cần phải chuẩn bị “hầu bao” thật lớn, bởi lúc nào giá cả cuộc tái phẫu thuật cũng cao hơn lần phẫu thuật đầu tiên.
Hiệu quả không lâu bền
Một khi đã phẫu thuật thẩm mỹ, bạn không có đường để quay trở lại như trước đó. Ngoài ra, kết quả phẫu thuật thẩm mỹ cũng sẽ không duy trì suốt đời. Sau khi được phẫu thuật nâng ngực, nhiều người nghĩ rằng nét quyến rũ của mình sẽ lâu bền mãi, nhưng thói quen ăn uống, tác dụng của tuổi tác và trọng lực sẽ chống lại bạn. Một khi bạn tăng một vài cân, sinh con, hoặc già thêm mấy tuổi, bộ ngực của bạn không thể tránh khỏi khả năng bị võng xuống.
Nhiều bác sĩ “dỏm”
Không ít người đã bỏ mạng hoặc thương tật suốt đời vì chọn nhầm bác sĩ phẫu thuật “dỏm”. Điều này cho chúng ta bài học: chọn bác sĩ phẫu thuật không đủ tiêu chuẩn có thể là con dao hai lưỡi. Thực tế, nhiều bác sĩ không đủ trình độ vẫn mở phòng mạch và tiếp nhận bệnh nhân. Điều đáng buồn là ngay cả những bác sĩ phẫu thuật được cấp giấy chứng nhận cũng có thể phẫu thuật không thành thạo vẫn không đủ trình độ để làm các ca phẫu thuật phức tạp.
Theo ông Jan Poell, vấn đề thật sự hiện nay trên thế giới là rất nhiều người không được đào tạo bài bản trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ lại được dùng dao kéo hay can thiệp tới cơ thể làm người khác đẹp hơn. Các bác sĩ bình thường cũng có thể phẫu thuật ngực hay bơm môi mà không cần được đào tạo, hay những chuyên gia làm đẹp có thể bơm Botox cho bệnh nhân một cách hợp pháp. Đó là lý do dẫn tới những thảm họa đến từ những cuộc phẫu thuật không thành công.
Tốn kém
Phẫu thuật thẩm mỹ chắc chắn sẽ làm “viêm màng túi” của bạn. Chi phí cho một ca phẫu thuật làm đẹp thường rất đắt. Nếu bạn không muốn đùa giỡn với tính mạng của mình, bạn cần tìm một bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao, nhưng theo đó thì chi phí cũng tăng cao.
Nghiện chỉnh sửa
Các chuyên gia phát hiện, đối với một số phụ nữ, phẫu thuật một lần là chưa đủ. Đầu tiên, có lẽ bạn chỉ muốn chỉnh sửa chiếc mũi một chút, nhưng sau khi thấy mũi có vẻ đẹp hơn, bạn lại muốn xóa nếp nhăn, độn cằm, rồi nâng ngực. Việc mưu cầu vẻ bề ngoài hoàn mỹ sẽ khiến một số phụ nữ mất tự chủ và cứ như thế đẩy họ đi xa hơn đến lúc chính họ cũng không còn nhận ra khuôn mặt thật của mình.
Theo TTVN
Những Hoa hậu Hàn Quốc có vẻ đẹp "nhân tạo"
Hàng loạt hoa hậu, á hậu Hàn Quốc đều trải qua nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mĩ liên tiếp nhau để sở hữu nhan sắc lộng lẫy như hiện tại.
Vốn được biết đến là quốc gia phẫu thuật thẩm mĩ, phần lớn phụ nữ Hàn Quốc xem việc chỉnh sửa nhan sắc là một phần tất yếu để giúp họ xinh đẹp, tự tin hơn. Cũng chính vì thế, không ít những hoa hậu, á hậu Hàn cũng đều đã trải qua hàng loạt các cuộc phẫu thuật ngay trước và sau cuộc thi. Hầu như những nhan sắc Hoa hậu Hàn Quốc đều đã trải qua các cuộc phẫu thuật lớn bé để trở nên xinh đẹp như hiện tại. Dù thừa nhận hay không, thì những hình ảnh quá khác biệt trước kia so với bây giờ cũng là những bằng chứng không thể chối cãi.
Kim Yu Mi - hoa hậu Hàn Quốc 2012 được biết đến với vẻ đẹp ngọt ngào, dịu dàng. Nhưng ngay sau khi vừa đăng quang, cô đã vướng phải scandal về phẫu thuật, bản thân cô cũng không phủ nhận mình đã trải qua nhiều cuộc PTTM để xinh đẹp như bây giờ.
Những bức ảnh trung học cho thấy một nhan sắc quá khác biệt của Kim Yu Mi với đôi mắt bé.
Kim Yu Mi trước kia (trái) và hiện tại.
Là một trong những hoa hậu được biết đến nhiều nhất tại Hàn, Lee Honey nổi tiếng với vẻ đẹp ngây thơ và má lúm đồng tiền xinh xắn.
Nhưng những hình ảnh trước kia cũng đã "tố cáo" hàng loạt các cuộc phẫu thuật cắt mí mắt, nâng mũi và chỉnh sửa lúm đồng tiền của cô.
Chưa kể vài tháng trước, cô còn xuất hiện với khuôn mặt sưng phù thiếu tự nhiên được cho là do bơm botox.
Lee Honey khi mới đăng quang và hiện tại.
Son Tae Young - bà xã của Kwon Sang Woo cũng là một trong những Á hậu Hàn sở hữu nét đẹp nhân tạo. Cô cũng trải qua phẫu thuật cắt mí mắt và bơm môi.
Park Si Yeon
Park Si Yeon vốn được biết đến là hoa hậu phẫu thuật bởi khuôn mặt cô luôn biến đổi không ngừng.
Park Si Yeon khi tham dự hoa hậu Hàn Quốc 2000 và năm 2005 (phải). Cô đã cắt mí mắt, gọt mặt và bơm môi.
Những hình ảnh hoàn toàn khác biệt của Hoa hậu phẫu thuật trước kia và hiện tại (phải).
Kim Sarang
Kim Sa Rang cũng từng bị phát hiện phẫu thuật thẩm mĩ khi để lộ ảnh thời trung học.
Trước kia, cô sở hữu đôi mắt bé và sống mũi khá thấp.
Những thay đổi của Kim Sa Rang theo thời gian.
Khuôn mặt cô hoàn toàn không còn lại bất kì đường nét nào của trước kia.
Hwang Bo Young cũng là một Á Hậu đẹp lên nhờ phẫu thuật, cô cũng trải qua hàng loạt các cuộc phẫu thuật gọt hàm, cắt mí mắt và nâng mũi.
Theo afamily
"Mỹ nhân tụt váy" Tôn Phi Phi ngày càng khác lạ Gương mặt ngày một khác của nữ diễn viên Tôn Phi Phi lại khiến cư dân mạng dậy sóng. Đã nhiều lần Tôn Phi Phi dính nghi án dao kéo thẩm mỹ nhưng cô chưa bao giờ thừa nhận chuyện chỉnh sửa sắc đẹp. Tôn Phi Phi khi mới gia nhập làng giải trí Nữ diễn viên sinh năm 1981 xuất thân là...