Phẫu thuật sinh con nên theo chỉ định bác sĩ
Theo các bác sĩ sản khoa, nếu không có chỉ định bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật, việc thai phụ và gia đình “nhất nhất” muốn “ sinh mổ chủ động, mổ nhanh, mổ không đau” tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.
Bác sĩ Minh Nguyệt thăm khám và tư vấn cho thai phụ yên tâm điều trị chờ ngày sinh con.
Thai phụ L.T.C.T. (34 tuổi, ở huyện Thới Lai) mang thai con lần 2, thai 34,5 tuần tuổi, nhập viện Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ với những cơn gò tử cung bất thường. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán tình trạng dây rốn lệch tâm, thai non tháng dọa sinh non trên nền vết mổ cũ, tư vấn thai phụ nên yên tâm dưỡng thai để em bé “cứng cáp”, đủ ngày tháng chào đời. Cán bộ y tế sẽ theo dõi chặt chẽ diễn tiến sức khỏe thai phụ, có vấn đề gì sẽ có hướng xử lý, can thiệp kịp thời.
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Minh Nguyệt, Phó Trưởng Khoa Sản bệnh BV Phụ sản TP Cần Thơ, cho biết, nhiều trường hợp thai phụ vào viện như chị T., sau một thời gian chờ đợi ngày hạ sinh, thường xin bác sĩ cho mổ lấy thai để yên tâm. Điều lo lắng của sản phụ và gia đình có thể thông cảm, tuy nhiên, bác sĩ luôn cân nhắc thận trọng khi quyết định cho thai phụ sinh thường hay phải mổ. Quan niệm sinh mổ an toàn hơn sinh thường là hoàn toàn sai lầm.
Theo các thống kê y tế liên quan đến sản khoa, cả mẹ và bé trong trường hợp sinh mổ có thể gặp phải tai biến gấp 10 lần so với sinh thường. Bà mẹ sinh mổ cần thời gian hồi phục khoảng 12 tuần, gấp 2 lần thời gian hồi phục của những sản phụ sinh thường. Điều đáng lo ngại hơn là sinh mổ ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của chị em. Vì sản phụ sinh thường có số con và khoảng cách giữa 2 lần sinh không giới hạn, còn sinh mổ có số con tối đa là 3 và khoảng cách giữa các lần mổ phải trên 2 năm.
Nguy hiểm hơn cả là tiền sử sinh mổ còn liên quan đến những biến chứng như dính ruột, tắc ruột do sẹo vết mổ ở ngoài thành bụng. Còn sẹo trong cơ tử cung gây những biến chứng như thai bám vết mổ cũ, nhau cài răng lược… Một nguy cơ khác, trong quá trình mang thai hay chuyển dạ, vết mổ cũ có thể nứt, nguy hiểm tính mạng hai mẹ con. Vì thế, bác sĩ Minh Nguyệt khuyến cáo, khi nào có chỉ định bác sĩ cho mổ thì mổ, chứ chị em không nên tự ý xin mổ.
Video đang HOT
Đối với bé được sinh thường, quá trình co bóp của âm đạo khi mẹ rặn sinh làm cho lồng ngực bé đẩy các chất dịch ra, không bị hít nước ối vào đường hô hấp. Em bé chào đời bằng phương pháp mổ không diễn ra cơ chế đó, vì thế nguy cơ hít ối nhiều hơn. Ngoài ra, bác sĩ phải gây tê, gây mê làm vô cảm cho thai phụ để thực hiện cuộc mổ, em bé có nguy cơ sốc thuốc. Nhiều người quan niệm sinh mổ nhẹ nhàng, ít đau hơn, tuy nhiên, bác sĩ Minh Nguyệt cho biết, sinh mổ không đau ngay lúc mổ nhưng sẽ đau sau đó, còn sinh thường thì đau lúc rặn sinh nhưng sau đó không đau nữa.
Các chuyên gia sản khoa cho rằng, chỉ những trường hợp có chỉ định y khoa bắt buộc phải mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì mới can thiệp phẫu thuật. Về phía mẹ, đó là những bệnh lý như tim mạch, tiền sản giật nặng có biến chứng, điều trị không đáp ứng thuốc, thai quá to so với khung chậu mẹ, hoặc ngôi bất thường.
Những bất thường về phần phụ của thai là nhau tiền đạo, nhau bong non, vô ối, dây rốn bám màng nguy hiểm sức khỏe của bé. Những bất thường về tử cung do bà mẹ mổ nhiều lần, thời gian giữa các lần mổ gần nhau, hoặc một số chỉ định cần cân nhắc khác như con so ở thai phụ lớn tuổi, con so vị thành niên, thai được thụ tinh trong ống nghiệm,… tùy trường hợp cụ thể mới có chỉ định.
Liên quan đến việc chăm sóc bà mẹ sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, bác sĩ Minh Nguyệt khuyên, các sản phụ dù sinh thường hay mổ đều nên vận động sớm, ăn uống đầy đủ chất, lưu ý ngừa thai và cho con bú mẹ ngay khi chào đời. Lượng sữa non đầu tiên có chút xíu thôi nhưng rất giàu dinh dưỡng và kháng thể. Các bà mẹ sau sinh không có sữa có thể do lo lắng quá, ăn uống không đầy đủ. Tất cả bà mẹ sau sinh có thể bị stress tùy mức độ, rất cần người thân giúp đỡ cả về tinh thần và thể chất để hồi phục sức khỏe, tinh thần thoải mái, đủ sữa nuôi con.
Sắp đi đẻ, mẹ nhớ phải hỏi bác sĩ 3 câu này, nhất là với người lần đầu mang thai
Việc nắm rõ được tình hình sức khỏe của bản thân sẽ giúp mẹ tự tin và chuẩn bị sẵn sàng cho ca sinh nở được an toàn nhất.
Mang thai và sinh nở là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng đầy căng thẳng trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, đặc biệt với mẹ mang thai lần đầu và sắp đến ngày sinh nở. Vào những tuần cuối chuẩn bị đón con chào đời, hầu hết các mẹ đều tưởng tượng ra đủ mọi viễn cảnh về ca sinh, liệu mình có sinh nở được suôn sẻ, liệu có phải sinh mổ không...?
Để yên tâm hơn và có ca sinh nở suôn sẻ, mẹ bầu nhớ phải hỏi bác sĩ 3 câu này trong những lần khám thai cuối cùng.
#1. Hình dạng và kích thước khung chậu của mình thế nào?
Hình dạng và kích thước của khung chậu của mẹ là rất quan trọng để xác định nên đón con chào đời bằng phương pháp sinh nở nào, sinh thường hay đẻ mổ. Bác sĩ sản khoa sẽ dự đoán được tỷ lệ khung chậu của mẹ và kích thước của thai nhi để xác định phương pháp sinh nở phù hợp, an toàn.
Khung xương chậu là một cái ống bằng xương mà khi đẻ nhất thiết thai nhi phải đi qua đó. Tạo hóa đã cho người phụ nữ một khung xương hoàn chỉnh, cân đối và thường là đủ rộng để một thai nhi có thể tích trung bình có thể chui qua được dễ dàng. Nếu vì một lý do nào đó, khung xương này bị hẹp (thường là di chứng của bệnh còi xương từ bé, hoặc bị viêm xương khớp, bại liệt...) thai nhi không thể chui qua được. Lúc đó bắt buộc bác sĩ sản khoa phải can thiệp bằng cách mổ lấy thai.
#2. Thai nhi hiện tại thế nào?
Các bác sĩ khi khám thai thường chỉ nói với mẹ rằng em bé có đang ổn hay không, có bất thường hay không nhưng ở những lần khám thai cuối chuẩn bị lên bàn đẻ, mẹ nên hỏi bác sĩ kỹ hơn về thai nhi của mình như chu vi đầu của thai nhi có ở mức trung bình hay không? Đây là yếu tố quan trọng để xác định xem thai nhi có dễ dàng đi qua khung chậu của mẹ không.
Thông thường chu vi vòng đầu của bé ở tuần 28 thai kỳ là khoảng 7 cm, tuần thứ 32 là 8cm và ở tuần cuối thai kỳ là 9,3cm sẽ thuận tiện cho việc đẻ thường. Khi chu vi vòng đầu của bé lớn hơn 10cm trẻ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chào đời.
Điều thứ 2 mẹ cần quan tâm đó là vị trí nằm của thai nhi. Vị trí lý tưởng và thuận tiện nhất cho việc sinh thường đó là đầu em bé quay xuống dưới khung chậu của mẹ, mặt úp vào phía trong bụng mẹ.
Đây là vị trí giúp trẻ dễ dàng đi qua ống sinh nhất. Tuy nhiên, có không ít trẻ đến ngày sinh vẫn nằm ở ngô thai ngược hoặc ngôi ngang khiến việc sinh thường khó khăn hơn, thậm chí có thể phải đẻ mổ. Mẹ hay tham khảo bác sĩ chuyên khoa nếu rơi vào những trường hợp đó.
#3. Nước ối có ít không?
Nước ối là một loại dầu bôi trơn tự nhiên cho trẻ khi sinh thường. Nếu có quá ít nước ối em bé sẽ gặp nhiều sức cản khi đi qua kênh sinh nở và sẽ khó chào đời hơn.
Thông thường, khi tuổi thai tăng thì lượng nước ối cũng tăng theo và vào những tuần gần cuối thai kỳ, lượng nước ối có dấu hiệu giảm. Lượng nước ối thay đổi tùy theo tuổi thai: ở thai 8 - 12 tuần khoảng 50ml, thể tích nước ối nhiều nhất khoảng 1000ml lúc tuổi thai 28 tuần, sau đó nước ối giảm dần còn 900ml ở thai 36 tuần, khi thai 40 tuần nước ối còn khoảng 600-800ml.
Theo các chuyên gia sản khoa, chỉ số nước ối bình thường sẽ là 6-12cm. Nếu chỉ số này dưới 3cm thì thai nhi dễ gặp nguy hiểm.
Để duy trì lượng nước ối ổn định trong suốt thai kỳ, không quá dư và quá thiếu, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai, uống đủ nước, khám thai đều đặn, kiểm tra chỉ số nước ối theo tuổi thai để kịp thời phát hiện những bất thường.
Khi đỡ đẻ, bác sĩ sản khoa khó chịu nhất với 4 kiểu bà mẹ này! Những bà mẹ không chịu nghe theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ gây cản trở cho quá trình sinh nở. Bà mẹ mang bầu nào cũng mong muốn có một ca sinh dễ dàng, suôn sẻ, con chào đời nhanh chóng, khỏe mạnh. Nếu muốn vậy, mẹ không chỉ cần chăm sóc tốt sức khỏe từ trong thai kỳ mà khi sinh...