Phẫu thuật nội soi, lấy ốc vít từ da dày bé trai 18 tháng tuổi
Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết đã tiến hành phẫu thuật nội soi lấy ốc vít nhọn khỏi dạ dày bé trai 18 tháng tuổi…
Bé trai V.Đ.K 18 tháng tuổi, ngụ huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) nhập viện cấp cứu trong tình trạng khóc quấy nhiều. Các bác sĩ đã cho bệnh nhi làm các xét nghiệm và chụp X- quang bụng. Kết quả phát hiện có dị vật nhọn bằng kim loại trong dạ dày.
Chiếc ốc vít trong dạ dày bệnh nhi.
Ngay sau đó, bệnh nhi được đưa vào phòng phẫu thuật khẩn cấp. Kíp mổ đã tiến hành thủ thuật nội soi thực quản dạ dày lấy dị vật ra ngoài. Dị vật được xác định là một chiếc ốc vít sắc nhọn bằng kim loại, kích thước khoảng 2,5cm. Sau khi được phẫu thuật lấy dị vật, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.
Ngọc Sơn
Video đang HOT
Theo CAND
Cảnh giác: Bệnh viêm não do virus gây bệnh tay - chân - miệng gia tăng nhanh gấp 10 lần so với các tháng trước
Khi trẻ bị viêm não sẽ có những biểu hiện co giật, sốt cao, hôn mê, giật liên tục, sốc, tử vong cần đưa đến bệnh viện.
Bệnh viêm não do virus EV71 gia tăng gấp 10 lần
Gần đây, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai liên tục tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm não nặng do virus EV71 (là một trong những loại virus gây bệnh tay - chân - miệng). Tính từ tháng 6 đến nay, loại bệnh này tăng gấp 10 lần so với các tháng trước đó, với 20-30 ca nhập viện mỗi tháng. Hầu hết các trẻ bị viêm não thường rơi vào tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn sớm, diễn tiến bệnh không rõ ràng và hôn mê rất nhanh. Trước đó, ngày 16/8, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã ghi nhận một trường hợp trẻ 5 tuổi tử vong do bệnh viêm não diễn tiến quá nhanh
Trường hợp bé N.T.P.T (2 tuổi, ngụ tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom) nhập viện trong tình trạng sốt cao (39,5 độ C), tim đập nhanh 200 lần/phút (bình thường 100 - 120 lần/phút), tím tái, ngưng thở. Người nhà bệnh nhi cho biết, cả gia đình "trở tay không kịp" vì diễn tiến bệnh quá nhanh. Một ngày trước khi nhập viện, bé T chỉ sốt nhẹ, ăn uống và chơi bình thường, do vậy, gia đình chỉ dùng thuốc hạ sốt cho bé uống. Tuy nhiên, ngay sau đó, bé rơi vào tình trạng bệnh nặng.
Virus EV71 là một trong những loại virus gây bệnh tay - chân - miệng.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, EV71 nằm trong nhóm virus gây bệnh viêm não và là virus độc nhất, có khả năng gây tử vong cao nhất trong nhóm gây bệnh tay - chân - miệng. Để điều trị các bệnh nhi này phải nhanh, tích cực vì trẻ rơi vào tình trạng nặng rất nhanh. Các bác sĩ hầu như chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng, đưa ra chẩn đoán điều trị nhanh để cấp cứu cho bệnh nhi.
Khi trẻ có dấu hiệu, cần đưa đến viện kịp thời
Trẻ bị viêm não do EV71 sẽ có diễn tiến nhanh hơn, có những cháu bé tử vong chỉ sau 6 giờ đồng hồ nhập viện. Tuy nhiên, phải làm xét nghiệm mới biết bệnh nhi đó bị viêm não do EV71 hay do tác nhân khác. Thực tế cho thấy trẻ nhỏ thường do tác nhân EV71, còn trẻ lớn thì bị viêm não Nhật Bản.
Trong 1 tuần có thêm 14 ca mắc tay chân miệng: Đây là dấu hiệu bệnh tay chân miệng và việc cha mẹ cần làm ngay để phòng bệnh cho con
Hiện nay, nhóm viêm não do virus EV 71 không có vaccine phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị nâng đỡ. Khi không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhi sẽ gặp các di chứng nặng nề. Cụ thể, di chứng nhẹ là yếu liệt tay, chân, sa sút về trí nhớ, di chứng nặng là chết não hoặc tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, dấu hiệu nhận biết bệnh EV71 là trẻ bị sốt cao liên tục (uống thuốc không hạ sốt), nôn ói, nằm li bì, không nhận biết xung quanh, đi đứng loạng choạng, run tay chân, nói sảng, co giật... Do đó, phụ huynh khi thấy các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để càng lâu, bệnh càng nặng và khó điều trị hoặc trẻ có thể bị di chứng, ảnh hưởng nặng nề về sau.
Thời tiết giao mùa cảnh giác bệnh vào mùa
Theo các chuyên gia bệnh lý do siêu vi thường do lây qua đường tiêu hóa như ăn uống, thói quen mút tay của trẻ và muỗi đốt. Do đó, muốn giảm được bệnh viêm não, người dân phải phòng trừ muỗi đốt và ăn uống hợp vệ sinh. Mọi trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc, vì vậy, khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cho trẻ ở trong không gian thoáng, các bề mặt trẻ tiếp xúc như sàn nhà, nhà vệ sinh, giường ngủ phải sạch sẽ.
Bác sĩ khuyến cáo các bệnh trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới
Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ lưu ý cần cô lập các chất xúc tiếp của các cháu như: Phân, nước mũi, chất nôn... đảm bảo không bị lây nhiễm với các cháu khác. Khi mắc bệnh cần đưa đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, người bệnh thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và đưa trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất là biện pháp vô cùng quan trọng nhằm phòng ngừa mắc bệnh tay chân miệng.
Theo Helino
Bé 7 tuổi mắc u nang buồng trứng PHÚ THỌ - Bệnh nhi vào viện khám do đau bụng âm ỉ vùng hố chậu trái, bác sĩ bất ngờ phát hiện một khối u ở buồng trứng trẻ. Ngày 4/9, bệnh nhi nhập viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, u được các bác sĩ xác định là u nang buồng trứng xoắn. Cháu được phẫu thuật nội...