Phẫu thuật nội soi lấy gần 1000 viên sỏi đường mật trong gan
Sỏi ống mật chủ và sỏi đường mật trong gan là một bệnh khá thường gặp ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do giun đũa chui lên ống mật đẻ trứng và chết trong đó, sau đó kết hợp với muối mật tạo nên sỏi mật.
Ngày 2/8, Khoa Ngoại chung (Bệnh viện Quân y 4) cho biết, các bác sĩ vừa phẫu thuật nội soi lấy gần 1000 viên sỏi đường mật trong gan một bệnh nhân.
Theo đó, bệnh nhân Nguyễn Đức M. (64 tuổi, trú huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) có triệu chứng đau hạ sườn phải, sốt, vàng da, tái phát nhiều lần nên đến Bệnh viện Quân y 4 khám bệnh.
Sau khi thăm khám, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân được chẩn đoán viêm đường mật do sỏi ống mật chủ và nhiều sỏi đường mật trong gan. Sau hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi để lấy sỏi.
Kíp mổ Khoa Ngoại chung, do bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hương, phẫu thuật viên chính, đã tiến hành phẫu thuật nội soi. Sau gần 3 giờ phẫu thuật tỷ mỷ và kiên trì, bệnh nhân được các bác sĩ thực hiện tán và lấy ra gần 1000 viên sỏi đường mật trong gan và 3 viên sỏi ống mật chủ.
Video đang HOT
Sau gần 3 giờ phẫu thuật tỷ mỷ và kiên trì, bệnh nhân được tán và lấy ra gần 1000 viên sỏi đường mật trong gan và 3 viên sỏi ống mật chủ.
Bác sĩ Hương cho biết, gan là một cơ quan quan trọng, chức năng là sản xuất mật để tiêu hóa chất béo, khử độc, loại bỏ những chất thải ra khỏi cơ thể. Do đó, khi sỏi xuất hiện, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, áp xe đường mật, ung thư gan…
Nguyên nhân chủ yếu là do ký sinh trùng đường ruột xâm nhập vào đường mật, cùng với vi khuẩn khiến bilirubin không hoàn toàn hòa tan, từ đó kết hợp với trứng, xác giun trong gan hình thành sỏi.
Ngoài ra, bệnh lý này còn do dịch mật bị ứ đọng do chít hẹp đường mật, dị dạng đường mật hoặc tắc nghẽn do khối u, do sản xuất dư thừa bilirubin như trong bệnh huyết tán. Người béo phì, lười vận động cũng nhóm đối tượng dễ mắc phải sỏi đường mật trong gan do giảm vận động đường mật.
Trước đây khi chưa có máy nội soi tán và lấy sỏi đường mật trong gan, thì những bệnh nhân bị sỏi mật trong gan rất nguy hiểm vì không có phương pháp nào để lấy hết được loại sỏi mật trong gan. Bởi vậy, mọi người cần ăn uống vệ sinh khoa học, định kỳ khám sức khỏe và tẩy giun, để phòng ngừa bệnh sỏi đường mật.
Người bệnh mắc ký sinh trùng từ thú cưng tăng mạnh
Chơi cùng, ngủ cùng, xem thú cưng như một thành viên trong gia đình là việc làm ngày càng phổ biến tại nước ta, đặc biệt ở người trẻ tuổi.
Chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng. Ảnh: BVCC
Chơi cùng, ngủ cùng, xem thú cưng như một thành viên trong gia đình là việc làm ngày càng phổ biến tại nước ta, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, những hành vi này cũng là nguyên nhân dẫn tới lượng người mắc ký sinh trùng do lây nhiễm từ chó mèo gia tăng với tốc độ "chóng mặt".
Mới đây, nam bệnh nhân 32 tuổi (Hà Nội) tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét ký sinh trùng - côn trùng Trung ương) thăm khám trong tình trạng người nhiều mảng da trầy xước, nhiễm trùng kèm nhiều vết ngoằn nghèo như giun bò.
Trước đó, người đàn ông thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy. Anh đã đi khám tại các bệnh viện da liễu và dùng thuốc dị ứng hơn chục năm nhưng không khỏi.
Cùng bị ngứa ngáy nhiều năm như nam bệnh nhân nói trên, nữ bệnh nhân 40 tuổi (Hưng Yên) tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám với nhiều vết trầy xước trên da do gãi mỗi lần thấy ngứa. Chị đi khám da liễu nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm.
Qua xét nghiệm, hai bệnh nhân trên có chỉ số Elisa dương tính với giun đũa chó mèo và bạch cầu ái toan tăng, kèm theo các triệu chứng dị ứng trên da. Khai thác tiền sử cũng cho thấy, cả hai đều nuôi thú cưng, thường xuyên tiếp xúc âu yếm với chó mèo.
Bác sĩ nhận định, đây là nguồn chính lây bệnh giun đũa chó mèo cho hai bệnh nhân. Đáng nói, đây chỉ là hai trong số rất nhiều bệnh nhân đã phải đến viện thăm khám vì nguyên nhân tương tự.
TS Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét ký sinh trùng - côn trùng Trung ương cho biết, số lượng bệnh nhân mắc giun đũa chó mèo đến bệnh viện thăm khám ngày càng nhiều.
"Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo là bệnh ký sinh trùng mới nổi trong những năm gần đây do thói quen nuôi thú cưng tăng lên ở giới trẻ. Bệnh gây ra các tổn thương ở gan, ở não, ở lách, thận và gây ra hiện tượng miễn dịch dị ứng, ngứa, nổi mẩn kéo dài", chuyên gia cho biết.
Thống kê tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho thấy, chỉ riêng trong năm 2023, cơ sở y tế này đã tiếp nhận thăm khám, điều trị cho 15.527 người nhiễm giun đũa chó mèo. Ước tính trên phạm vi cả nước, mỗi năm có khoảng 20.000 người nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo được phát hiện và điều trị.
Để không bị nhiễm ấu trùng giun đũa từ chó mèo, các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ăn ngủ chung, ôm hôn chó mèo. Nên vệ sinh sạch sẽ cho chó mèo. Bát đựng thức ăn, chất thải của chó mèo nên được xử lý và vệ sinh sạch sẽ.
Bên cạnh đó, người nuôi nên tẩy giun định kỳ cho chó mèo để giảm nguy cơ truyền bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo sang người. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh về ký sinh trùng, cầ̀n tới ngay các cơ sở chuyên khoa về bệnh ký sinh trùng trên toàn quốc để được điều trị kịp thời.
Nhiều ca nhiễm ký sinh trùng đến từ thú cưng Chơi cùng, ngủ cùng, xem thú cưng như một thành viên trong gia đình ngày càng phổ biến, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến gia tăng người mắc ký sinh trùng do lây nhiễm từ chó mèo. Chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng tại Bệnh viện Đặng...