Phẫu thuật nâng ngực: Những nguy cơ tiềm ẩn từ nhu cầu làm đẹp
Phẫu thuật nâng ngực là một trong nhưng nhu cầu làm đẹp của phụ nữ nói chung. Trên thực tế đã xảy ra nhiều ca biến chứng khi thực hiện các thủ thuật liên quan đến nâng ngực. Vấn đề này đã được cảnh báo với những hậu quả để lại hết sức nặng nề.
Thời gian qua, khoa Tạo hình – Thẩm mỹ BV Đại học Y dược TP.HCM tiếp nhận, điều trị cho chị N.N.H. (34 tuổi, ngụ tại TP.HCM) đến khám trong tình trạng sưng và biến dạng ngực trái. Chị H. cho biết đã phẫu thuật nâng ngực vào đầu tháng 2/2020 tại một cơ sở thẩm mỹ do người quen giới thiệu. Ngay sau phẫu thuật, chị thấy khó chịu, sưng đau nhiều vùng ngực trái.
Khi trao đổi với người thực hiện, người này cho biết hiện tượng sưng đau không đáng lo ngại, chỉ vài ngày sẽ hết. Tuy nhiên hơn một tuần sau, chị vẫn thấy đau âm ỉ ở ngực và nách trái. Dù cơn đau vùng ngực càng ngày càng tăng, nhưng chị H. vẫn ngại việc đến bệnh viện khám. Khi các cơn đau ngày càng nghiêm trọng, chị lo sợ mình có thể bị ung thư vú nên mới đến khám.
Qua quá trình thăm khám cho thấy: Túi ngực bên trái của người bệnh bị vỡ hoàn toàn và không phải là vật liệu được Bộ Y tế cấp phép trong phẫu thuật nâng ngực. Các bác sỹ đã thực hiện phẫu thuật lấy bỏ túi ngực ở cả hai bên. Sau khi làm sạch, lấy hạch và bao xơ quanh túi ngực làm sinh thiết lạnh (giải phẫu bệnh tức thời), kết quả cho thấy sức khỏe của chị H. bình thường, chị được đặt túi ngực mới theo nguyện vọng.
Đây chỉ là một trong những trường hợp biến chứng do nâng ngực tại các cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo chất lượng. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ quan niệm sai lầm của chị em phụ nữ khi cho rằng phẫu thuật nâng ngực khá đơn giản, không có nhiều rủi ro.
Vì vậy, không ít người tìm đến các dịch vụ làm đẹp vùng ngực giá rẻ mà không tìm hiểu về uy tín của cơ sở thẩm mỹ hay trình độ chuyên môn của người thực hiện; trong đó có nhiều trường hợp bệnh nhân không được may mắn như chị H khi được phát hiện, điều trị đúng, kịp thời. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng như xuất huyết, nhiễm trùng, sẹo lồi… thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Phẫu thuật nâng ngực là giải pháp giúp chị em phụ nữ tự tin hơn với “vòng 1″ đầy đặn. Tuy nhiên, việc thực hiện các phẫu thuật này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người tưởng.
Để có thể thực hiện được phẫu thuật nâng ngực, chị em phụ nữ nên được tư vấn bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Đặc biệt, cần quan tâm đến nguồn gốc, giấy phép của các vật liệu khi độn, bơm tiêm trực tiếp vào cơ thể để đảm bảo độ an toàn và thẩm mỹ cho chính mình.
Video đang HOT
NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI CÁC TAI BIẾN KHI TẠO HÌNH NGỰC:
Phẫu thuật ở nơi không có điều kiện an toàn về vô trùng, trang thiết bị không đảm bảo; chất liệu nguồn gốc không rõ ràng, kém gây dễ vỡ; thứ 3 do là kỹ thuật viên không có chuyên môn.
Những biến chứng thường gặp liên quan đến nâng ngực:
Hai ngực không cân xứng:
Là tình trạng một bên vú có kích thước, hình dáng và vị trí khác với bên còn lại. Ngoài ra, vị trí của núm và nếp vú cũng có thể nằm lệch nhau. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn tác động đến sức khỏe của chị em.
Biến chứng nhiễm trùng:
Nhiễm trùng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến kết quả cuối cùng thẩm mỹ của phẫu thuật, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ đến sức khỏe tính mạng của bệnh nhân. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do phòng mổ không đảm bảo điều kiện vô trùng, dụng cụ y tế không được vệ sinh kỹ lưỡng… cũng như các thao tác chăm sóc sau phẫu thuật không đảm bảo.
Biến chứng tụ máu:
Tụ máu sau mổ là biến chứng sau khi nâng ngực do quá trình làm tổn thương mạch máu dẫn đến tích tụ máu quanh vết thương. Biểu hiện cụ thể là xuất hiện những vết bầm tím quanh ngực, vết thương không lành và dịch máu chảy ra bên ngoài.
Một số trường hợp biến chứng sau nâng ngực không xuất hiện ngay trong thời gian đầu phẫu thuật. Nhiều trường hợp phẫu thuật nâng ngực gặp biến chứng sau 1,2 năm, thậm chí lâu hơn sau quá trình nâng ngực. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như thẩm mỹ, người thực hiện nâng ngực cần gặp bác sĩ định kỳ để thăm khám, kiểm tra sau phẫu thuật để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường nếu có.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý, KHI QUYẾT ĐỊNH PHẪU THUẬT THẨM MỸ VÙNG NGỰC:
1. Chọn cơ sở có giấy phép hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ, được phép thực hiện phẫu thuật ngực.
2. Tư vấn đúng bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ.
3. Tư vấn kết quả và tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong và sau mổ.
4. Hiểu rõ phương pháp phẫu thuật, đảm bảo độ an toàn của các vật liệu đặt trong ngực. Túi độn phải có giấy phép của Bộ Y tế, được cung cấp chính thức từ các bệnh viện, không phải hàng xách tay.
5. Cơ sở, vật chất của nơi thực hiện phải đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế.
6. Ngoài phẫu thuật viên chính, cần quan tâm đến đội ngũ gây mê – hồi sức tại cơ sở thực hiện.
7. Phẫu thuật viên có chuyên môn, tay nghề cao, đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, kết quả thẩm mỹ tốt.
8. Chăm sóc, theo dõi và tập vận động theo hướng dẫn của phẫu thuật viên.
Hiểu đúng về xử lý phù nề, vết bầm do chấn thương phần mềm
Chấn thương phần mềm (cơ, dây chằng, gân, da và các mô bao quanh...) là chấn thương rất thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã... Chấn thương này gây ra các triệu chứng như vết bầm, phù nề, sưng đau...
Người bệnh phục hồi tốt sau phẫu thuật, được hướng dẫn cách chăm sóc vết thương tại nhà - BV ĐHYD TP.HCM
Nếu được xử lý ban đầu đúng cách sẽ giúp tổn thương nhanh hồi phục. Ngược lại, việc điều trị sai cách có thể khiến vết thương trầm trọng hơn, gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến chức năng của khớp, khó khăn trong điều trị và vận động, sinh hoạt.
Nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về cách xử trí chấn thương phần mềm, Bệnh viện Đại học Y Dược (BV ĐHYD) TP.HCM thực hiện chương trình tư vấn với chủ đề "Xử lý phù nề, vết bầm do chấn thương phần mềm và nhu cầu điều trị" trên fanpage và kênh YouTube của BV ĐHYD (https://youtu.be/uS5RC0TAmfM).
Mỗi ngày, BV ĐHYD TP.HCM tiếp nhận 20 - 30 ca nhập viện điều trị do chấn thương. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh được điều trị nội khoa và hướng dẫn chăm sóc vết thương tại nhà. Trường hợp nặng, người bệnh phải nhập viện theo dõi, có trường hợp được chỉ định phẫu thuật.
BV ĐHYD TP.HCM mới đây tiếp nhận điều trị cho ông N.M.K (42 tuổi, ngụ TP.HCM), được chuyển đến trong tình trạng nhiễm trùng phần mềm, hoại tử một phần da chân phải. Trước đó, ông K. bị tai nạn giao thông, chân phải rách một đường dài, chảy nhiều máu, được đưa vào sơ cứu tại trạm y tế địa phương. Do không được khử trùng triệt để trước khi khâu vết thương, cùng việc tự ý sử dụng dầu nóng để giảm đau, chân của ông K. bị sưng to, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử, phải tiến hành phẫu thuật cắt lọc và ghép da. Sau phẫu thuật, bệnh nhân hiện đang phục hồi tốt.
PGS-TS-BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD TP.HCM, lưu ý: Ngay sau khi bị chấn thương, cần cố định vết thương, nghỉ ngơi, ngưng vận động để giảm tổn thương mô. Có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm sưng đau, giúp vết thương không lan rộng. Nên băng ép đúng cách và gối cao bộ phận cơ thể bị thương để giảm phù nề. Trong khoảng 1 - 3 ngày, nếu tình trạng không được cải thiện, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo, một số thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng phụ, vì vậy việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng không đúng cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là với những người có nhiều bệnh nền.
Với việc sử dụng túi chườm: Trong 3 - 5 ngày đầu, khi vết thương đang ở giai đoạn cầm máu, nên chườm lạnh để mạch máu co lại, cô lập vùng chấn thương và giảm sưng. Sau khi chuyển sang giai đoạn sửa chữa, tái tạo mô thì mới chườm nóng để làm giãn mạch, tăng cường dòng máu tới phục hồi vết thương. Một số phương pháp dân gian như dùng mật gấu, dầu nóng không có tác dụng giảm sưng mà còn có thể gây phỏng da, khiến vết thương sưng, phù nề nhiều hơn.
Hoại tử da chân do dùng dầu nóng xử lý vết thương Người bệnh tự ý dùng dầu nóng để giảm đau vết thương chân phải do tai nạn giao thông dẫn tới nhiễm trùng phần mềm, hoại tử một phần da chân. Ngày 22-12, các bác sĩ (BS) Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP.HCM (ĐHYD) cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân NMK (42 tuổi, ngụ TP.HCM) bị nhiễm...