Phẫu thuật nang đường mật khổng lồ hiếm gặp
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các bác sĩ khoa Ngoại của đơn vị đã phẫu thuật thành công cho một sản phụ bị nang đường mật khổng lồ hiếm gặp, với khối u 18 x 20 cm chiếm trọn nửa trên ổ bụng (ảnh) .
Đây là lần đầu tiên bệnh viện xử trí ca bệnh có nang đường mật kích thước lớn như vậy.
Đó là bệnh nhân Tằng Thị Th. (dân tộc Dao, huyện Hải Hà). Trước đó, sản phụ mang song thai ở tuần 33 xuất hiện đau bụng, nôn nhiều kèm vàng da. Bệnh nhân đi khám phát hiện nang đường mật kích thước lớn hơn 10 cm.
Các bác sĩ đã điều trị kháng sinh, chăm sóc và theo dõi sức khoẻ sản phụ tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Khi sản phụ mang thai ở tuần thứ 34 đã được bác sĩ chỉ định phẫu thuật lấy thai an toàn, sức khoẻ cả mẹ và 2 con đều ổn định.
Sau mổ đẻ 1 tháng, sản phụ xuất hiện tình trạng vàng da nhiều, sốt từng đợt, kèm khối u vùng bụng to nhanh, ăn uống kém. Bệnh nhân đã nhập viện trở lại điều trị.
Kết quả chụp cắt lớp cho thấy, hình ảnh khối nang đường mật ngoài gan kích thước 18 x 20 cm chiếm hết phần nửa bụng bên phải, dính vào tổ chức xung quanh. Qua kết quả xét nghiệm, bệnh nhân đang bị tắc mật và nhiễm trùng đường mật. Đánh giá nếu để lâu nguy cơ vỡ nang gây viêm phúc mạc mật rất nguy hiểm, vì vậy sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt nang.
Video đang HOT
Hình ảnh nang đường mật kích thước lớn được phẫu thuật viên hút dịch, cắt bỏ hoàn toàn và nối thông gan – ruột.
Kíp mổ do bác sĩ Phạm Việt Hùng, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh làm kíp trưởng phối hợp cùng khoa Gây mê hồi sức tiến hành phẫu thuật mở bụng đường dưới sườn phải, nang đường mật là một khối căng chứa dịch mật chiếm hết ổ bụng phải đè đẩy ruột sang trái.
Sau khi hút ra gần 3000ml dịch mật trong nang, các bác sĩ tỉ mỉ cắt nang ra khỏi các tổ chức xung quanh và cắt bỏ hoàn toàn đường mật ngoài gan. Phẫu thuật viên tiếp tục thực hiện nối quai ruột non hình chữ Y với hai ống gan để lập lại lưu thông từ gan xuống ruột. Sau 3 giờ phẫu thuật, ca mổ đã thành công.
Đến nay sau mổ 3 ngày, bệnh nhân tỉnh táo, sức khoẻ tiến triển tích cực, đỡ vàng da nhiều, ăn uống được.
Bác sĩ Phạm Việt Hùng cho biết: Ca mổ khá phức tạp do nang kích thước lớn hiếm gặp và dính vào các tổ chức xung quanh nên quá trình bóc tách đòi hỏi phải thật khéo léo, tỉ mỉ. May mắn là ca mổ đã thành công và không có biến chứng, bệnh nhân cũng hồi phục nhanh, dự kiến có thể xuất viện sớm về với con và gia đình. Đây là lần đầu tiên chúng tôi xử trí một ca nang đường mật có kích thước lớn như vậy. Bởi trường hợp bệnh nhân Th. có nang kích thước 18 x 20cm rất hiếm gặp trong y văn.
Nang đường mật là bệnh lý bẩm sinh, làm toàn bộ hay một phần đường mật giãn to, gây tắc do ứ đọng dịch mật, nhiễm trùng.
Bệnh này thường được phát hiện sớm nhờ siêu âm ổ bụng hoặc đi khám khi có dấu hiệu viêm đường mật.
Nếu không được điều trị bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: tắc mật, viêm phúc mạc mật do vỡ nang, ung thư đường mật.
Điều trị nang đường mật bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ nang nếu có thể và nối mật ruột.
Nang đường mật được gọi là khổng lồ khi đường kính nang trên 10 cm.
Hi hữu hai bé song sinh, 1 bé còn nguyên trong bọc ối
Sáng 9/3/2021, các bác sĩ khoa Sản 2 - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ thực hiện phẫu thuật thành công cho một thai phụ 28 tuổi mang song thai 31 tuần 4 ngày, trong đó bé thứ hai chào đời vẫn còn nguyên trong bọc ối.
Thai phụ N.T. T (trú tại xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) vào viện trong tình trạng đau bụng, ối vỡ non, cổ tử cung đã mở 4cm nên được chỉ định phẫu thuật lấy thai. Trong quá trình mổ đón cặp song sinh, bé trai thứ nhất chào đời thuận lợi. Đến bé trai thứ hai, các bác sĩ rất bất ngờ khi bé vẫn còn nằm trong bọc ối, các bác sĩ phải rạch túi nước ối đưa bé ra ngoài và cắt dây rốn. Cân nặng lần lượt của 2 bé là 1.9kg và 1.5kg.
Do sinh non nên hai bé được đưa về theo dõi, chăm sóc tại khoa Nhi Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Hiện tại, sức khỏe của cả sản phụ T. và 2 bé đều ổn định.
Em bé chào đời trong bọc ối.
Các bác sĩ cho biết, thông thường khi bé chuẩn bị chào đời, túi ối sẽ vỡ luôn dưới tác động của những cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ của người mẹ hoặc các thao tác chuyên môn của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật. Một em bé chào đời với nguyên túi ối bao quanh là điều hiếm gặp, đây lại là trường hợp thai đôi song chỉ có một bé vẫn còn trong bọc ối.
Theo quan niệm xưa, đẻ bọc điều được coi là dấu hiệu của sự may mắn và những trẻ chào đời như thế này sẽ luôn được bảo vệ và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
TS. BS Nguyễn Hữu Trung - Giảng viên Đại học Y Dược Tp. HCM, Trưởng Phòng khám Phụ sản Hoàng Gia cho biết đẻ bọc ối là một trong những trường hợp rất hiếm gặp trong sản phụ khoa. Hơn 20 năm làm nghề cho đến nay, anh chỉ gặp 2 trường hợp. Thông thường khi chuyển dạ, sau khi cổ tử cung đã mở, dưới tác động của cơn gò tử cung làm tăng áp lực trong buồng ối, màng ối sẽ vỡ và nước ối chảy ra ngoài. Thông thường, màng ối rất mềm, mỏng và dễ vỡ.
Việc sinh trong bọc ối là hiếm nên cha ông xưa quan niệm đứa trẻ sinh ra sẽ sướng hơn còn hiện nay chưa có những bằng chứng nào để xác định được quan niệm này là đúng hay không.
Để sinh con an toàn, sàng lọc trước sinh là cực kỳ cần thiết, nhưng rất nhiều mẹ bầu còn bỏ qua bước quan trọng không kém này Tiền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén ở phụ nữ, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và thai nhi nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Song có một thực tế rằng, hiện nay đa phần thai phụ thực hiện sàng lọc trước sinh...