Phẫu thuật khối phình động mạch chậu lớn gấp 6 lần cho cụ bà
Bà cụ có khối phình động mạch chậu 50 mm, gấp 6 lần bình thường, dọa vỡ được bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh xử trí thành công sau 6 tiếng phẫu thuật.
Bà Hồ Thị Hảo (75 tuổi, Lâm Đồng) nhập viện trung tuần tháng 10 trong tình trạng đau tức vùng bụng. Qua siêu âm và chụp CT, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một khối phình động mạch chủ bụng ở dưới thận, kích thước 60 mm, đồng thời động mạch chậu bên phải cũng bị phình lớn lên đến 50 mm – gấp hơn 6 lần kích thước bình thường, nguy cơ vỡ cao.
Ca mổ khó vì khối phình to, bệnh nhân lớn tuổi
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng – Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, đây là trường hợp nguy hiểm trên nền bệnh nhân lớn tuổi, khối phình lớn, có vị trí thành động mạch rất căng, mỏng. Nếu không can thiệp kịp thời, khối phình sẽ bị vỡ, toàn bộ lượng máu tràn ra ổ bụng, đe dọa tính mạng người bệnh.
“Vì túi phình lớn và nằm sau phúc mạc, vị trí tổn thương ngay phía dưới động mạch thận, kéo dài xuống động mạch chậu. Trong đó, động mạch chậu bên phải phình rất lớn nên phẫu thuật viên cần xác định phẫu tích phải rất cẩn thận, kiểm soát được vị trí lành trước và sau của tổn thương”, bác sĩ Dũng nói.
Bác sĩ Dũng giải thích, ở người Việt Nam, động mạch chủ thường có kích thước khoảng 18 mm, phụ nữ có thể nhỏ hơn; còn động mạch chậu có kích thước 7-8 mm. Nếu túi phình còn nhỏ và chưa có triệu chứng, bệnh nhân có thể chưa cần can thiệp ngoại khoa, chỉ kiểm tra theo dõi định kỳ. Điều trị phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch đặt stent graft được chỉ định khi khối phình có đường kính lớn hơn 55 mm, phát triển nhanh hoặc có tình trạng cao huyết áp khó kiểm soát.
Can thiệp nội mạch đặt stent graft là kỹ thuật ít xâm lấn, dụng cụ stent graft được đưa vào động mạch từ động mạch đùi ở bẹn người bệnh, lên tới vị trí khối phình và đặt cố định trong lòng động mạch. Với kỹ thuật này, vì không có vết mổ lớn nên bệnh nhân có thể hồi phục nhanh. Tuy nhiên, theo bác sĩ Dũng, không phải tổn thương nào cũng phù hợp đặt stent. Trong trường hợp này, khối phình lớn lan tới cả 2 động mạch chậu thuộc nhóm có hình thái tổn thương không phù hợp để thực hiện kỹ thuật đặt stent graft.
Sau khi hội chẩn cho bà Hảo, các bác sĩ Trung tâm tim mạch quyết định chọn phương án phẫu thuật. Ca mổ tương đối phức tạp, có nguy cơ cao cho người bệnh 75 tuổi do túi phình mặc dù ở dưới động mạch thận nhưng lan tới động mạch chậu cả 2 bên. Động mạch chậu bên phải kích thước 50 mm qua hẳn chỗ chia cho các nhánh chậu ngoài và chậu trong. Êkip mổ phải kiểm soát được động mạch chủ bụng dưới động mạch thận, sau đó phẫu tích bộc lộ toàn bộ động mạch chậu, cuối cùng tiến hành cắt toàn bộ túi phình thay bằng một đoạn ống ghép nhân tạo chữ Y.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật phức tạp kéo dài 6 giờ đồng hồ với sự phối hợp của các bác sĩ nội khoa, phẫu thuật, gây mê hồi sức, chăm sóc tích cực của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Bệnh nhân phục hồi sau 2 ngày phẫu thuật
Ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ nhưng nhờ kinh nghiệm, sự chuẩn bị chu đáo và phối hợp chặt chẽ của đội ngũ các bác sĩ nội khoa, phẫu thuật, gây mê hồi sức, chăm sóc tích cực Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khối phình đã được xử lý. Ngày thứ 2 bệnh nhân có thể rút nội khí quản, ngồi dậy đi lại, ăn uống, vận động nhẹ nhàng.
Huyết khối trong lòng khối phình động mạch chậu lớn gấp 6 lần bình thường của cụ bà 75 tuổi.
Chị Võ Thị Ngân, người nhà bệnh nhân chia sẻ, sau ca phẫu thuật, sức khỏe mẹ của chị khá ổn định, chỉ nằm hồi sức một ngày rồi về phòng, hôm sau có thể đi lại nhẹ nhàng. Trong thời gian nằm viện, các bác sĩ rất chu đáo, thăm bệnh 2 lần mỗi ngày; điều dưỡng chăm sóc liên tục. Tình trạng của bà rất ổn, huyết áp điều hòa, ăn uống và đi lại bình thường. Gia đình không nghĩ bà sẽ hồi phục nhanh như vậy.
Phình động mạch chủ và phình động mạch chậu là tổn thương mạch máu thường gặp. Bệnh thường tiến triển âm thầm nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng cho biết, 70-80% trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng, dọa vỡ hoặc đã vỡ. Ban đầu người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu không điển hình như đau tức bụng, ăn chậm tiêu; một số ít trường hợp có thể sờ thấy khối trên thành bụng, đập theo nhịp tim. Khi có biểu hiện đau bụng nhiều là đã ở giai đoạn dọa vỡ hoặc đã vỡ. Nếu người bệnh tới bệnh viện kịp thời thì tỷ lệ cứu được 30-40%. Song nếu được tầm soát sớm, điều trị chủ động với kỹ thuật can thiệp đặt stent graft hoặc phẫu thuật, tỷ lệ cứu sống người bệnh lên tới 95-97%.
Hệ thống máy móc hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giúp tầm soát phát hiện sớm các bệnh lý mạch máu.
Người trên 60 tuổi, người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid… nên được tầm soát phình động mạch chủ bụng định kỳ. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ phình hoặc giãn động mạch chủ, bác sĩ sẽ kết hợp chụp CT để xác định hình thái tổn thương và quyết định có cần xử lý ngay không. Hệ thống chụp CT 768 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có thể phát hiện sớm những tổn thương động mạch chủ cũng như mạch máu toàn thân để xử trí kịp thời.
Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Hợp sức thực hiện thành công ca phẫu thuật khó
Mới đây, với sự hỗ trợ của ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã lần đầu tiên thực hiện thành công ca phẫu thuật thay động mạch chủ ngực lên, sửa van 2 lá, 3 lá nặng cho bệnh nhân V.V.T. (34 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa).
Bác sĩ Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân T. trong ngày tái khám lần 2 mới đây. Ảnh: H.Dung
* Phẫu thuật thay động mạch chủ ngực
TS-BS Võ Tuấn Anh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, bệnh nhân nhập viện ngày 10-5 trong tình trạng suy tim, mức độ gắng sức giảm. Qua thăm khám, siêu âm tim và chụp CT, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hở van 2 lá nặng, hở van 3 lá nặng kèm theo phình động mạch chủ ngực lên. Đối với hở van 2 lá nặng, nếu không điều trị, về lâu dài, tim sẽ bị giãn ra dẫn đến suy tim nặng không hồi phục. Ở giai đoạn này, phẫu thuật sửa van 2 lá, 3 lá cũng không đạt được hiệu quả mong muốn, thậm chí làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Về vấn đề phình động mạch chủ ngực, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh lý mô liên kết đi kèm khiến thành động mạch không chắc chắn như người bình thường gây giãn lớn động mạch chủ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ có nguy cơ bị bóc tách động mạch chủ, hoặc vỡ phình động mạch chủ.
Trước tình hình đó, Hội đồng Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai bao gồm các khoa: Ngoại lồng ngực - tim mạch, Can thiệp tim mạch, Nội tim mạch và Gây mê hồi sức dưới sự chỉ đạo, điều hành của BS CKII Đặng Hà Hữu Phước, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã thực hiện hội chẩn và quyết định bệnh nhân cần được phẫu thuật thay động mạch chủ ngực kèm với sửa van 2 lá, 3 lá. Đây là ca phẫu thuật 3 trong 1 rất khó, trước đây chỉ được thực hiện tại các bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện ở TP.HCM.
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã kết thúc giai đoạn 1 của quá trình chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim từ Bệnh viện Chợ Rẫy, bắt đầu giai đoạn 2 là thực hiện các phẫu thuật phức tạp tại tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, sau khi hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai quyết định thực hiện ca phẫu thuật tại chỗ, không cần chuyển bệnh nhân đến TP.HCM. Với hỗ trợ của các bác sĩ Khoa Hồi sức phẫu thuật tim người lớn và Khoa Gây mê hồi sức tim Bệnh viện Chợ Rẫy, trong vòng 5 giờ đồng hồ, ê-kíp phẫu thuật của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (bao gồm Khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch, Khoa Gây mê hồi sức) đã thực hiện thành công ca phẫu thuật thay động mạch chủ ngực lên, sửa van 2 lá, sửa van 3 lá cho bệnh nhân.
Theo TS-BS Võ Tuấn Anh, động mạch chủ ngực lên là đoạn đầu của động mạch dẫn máu lớn nhất của cơ thể người. Kỹ thuật phẫu thuật thay động mạch chủ ngực lên rất khó vì dễ gây chảy máu do động mạch nằm ngay sát tim, áp lực máu rất lớn, thời gian mổ kéo dài, có nhiều nguy cơ và cần có một số vật liệu mổ đặc biệt, chuyên biệt để thực hiện... Để thực hiện được kỹ thuật này, yêu cầu bác sĩ thực hiện phẫu thuật cần phải có trình độ chuyên môn tay nghề cao, kỹ năng tốt. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của 2 ê-kíp của 2 bệnh viện, quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, bệnh nhân không mất nhiều máu.
* Hồi phục nhanh, chi phí thấp
Theo bệnh nhân V.V.T., anh phát hiện bị bệnh tim cách đây khá lâu nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa thể thực hiện phẫu thuật. Đến khi vào Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, được các bác sĩ giải thích về tình hình bệnh tật và những lợi ích khi thực hiện phẫu thuật tại đây, anh đã đồng ý phẫu thuật.
Sau ca phẫu thuật 3 ngày, anh T. đã có thể ngồi dậy, đi lại gần như bình thường. Đến nay, anh T. đã tái khám 2 lần cho kết quả tốt, có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt và làm việc bình thường.
Do có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nên anh T. được BHYT thanh toán số tiền khá lớn. Tổng chi phí ca phẫu thuật hơn 160 triệu đồng nhưng anh T. chỉ phải thanh toán khoản 50%, còn lại do BHYT chi trả.
Theo anh T. và nhiều bệnh nhân khác từng phẫu thuật tim tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, số tiền này thấp hơn nhiều so với việc phải thực hiện ca phẫu thuật tương tự tại các bệnh viện ở TP.HCM. Việc thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai còn giúp bệnh nhân và gia đình giảm nhiều chi phí ăn ở, đi lại, giảm thời gian chờ đợi. Việc tái khám sau ca phẫu thuật cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
BS CKII Đặng Hà Hữu Phước, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai chia sẻ, việc hợp tác với các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy đã giúp Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nâng tầm chất lượng và thương hiệu. Đến nay, không chỉ thực hiện thành công hơn 50 ca phẫu thuật tim hở, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai còn có thể chủ động thực hiện được nhiều kỹ thuật khó liên quan đến phẫu thuật tim. Tất cả những việc làm trên nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh, giúp bệnh nhân ở Đồng Nai không phải đi xa để điều trị bệnh như trước kia.
Bệnh nhi 13 tuổi mắc bệnh tim cực hiếm Các bác sĩ tại bệnh viện (BV) Chợ Rẫy vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp, bằng việc áp dụng nhiều kỹ thuật cao, phức tạp, kết hợp với việc sử dụng hệ thống ECMO (tim phổi nhân tạo). Bệnh nhi T.H.P. (13 tuổi), lúc mới sinh ra đã bị bệnh tim bẩm sinh....