Phẫu thuật cấp cứu bệnh nhi bị thủng dạ dày
Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh vừa phẫu thuật thành công, kịp thời cứu sống một bệnh nhi có lỗ thủng đường kính 0,5cm ở dạ dày.
Tối 27/5, bệnh nhi N.N.H (12 tuổi), ở TX.Đức Phổ được người nhà đưa vào Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh) trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, sau đó lan khắp toàn bụng kèm nôn ói. Bệnh nhân không sốt, không đi ngoài lỏng, đau bụng tan dần. Trước đó, bệnh nhi đã được điều trị tại một cơ sở y tế nhưng không đỡ.
Ca phẫu thuật cấp cứu khâu lỗ thủng dạ dày cho bệnh nhi.
Qua xét nghiệm lâm sàng, các bác sĩ Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh chẩn đoán bệnh nhi bị thủng tạng rỗng. Đây là một dạng cấp cứu ngoại khoa rất nguy hiểm bởi càng chẩn đoán muộn nguy cơ tử vong càng tăng. Do đó, bệnh nhi cần được mổ cấp cứu khâu lỗ thủng.
Video đang HOT
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ thấy ổ bụng của bệnh chi có nhiều dịch và giả mạc, thành môn vị thuộc dạ dày có lỗ thủng đường kính 0,5cm. Bệnh nhi được hút sạch dịch, rửa sạch ổ bụng và khâu lỗ thủng dạ dày.
Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhi đến nay đã ổn định, đang được chăm sóc và điều trị tại Khoa Ngoại. Bác sĩ Phạm Xuân Duy – Trưởng khoa Ngoại (Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh) chia sẻ, nếu bệnh nhân không được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến viêm phúc mạc nặng, nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhi đang được điều trị, chăm sóc tại Khoa Ngoại (Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh).
Người nhà bệnh nhi chia sẻ, bé N.N.H thường ngày ít ốm vặt, không có dấu hiệu đau dạ dày. Nhưng bé kén ăn, chỉ thích ăn thức ăn khô, không ăn canh, rau xanh và các loại hoa quả. Đây là thói quen ăn uống không khoa học. Ba mẹ cần quan tâm đúng mực về sức khỏe các con, thường xuyên nhắc nhở con trẻ uống nhiều nước, ăn rau xanh, bổ sung chất xơ.
6 giờ cân não cứu ca bệnh dập nát chân
Nam thanh niên bị tai nạn giao thông dập nát chân được các bác sĩ mổ khẩn nối mạch máu cứu khỏi nguy cơ tàn phế.
Sáng 27-5, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP HCM cho hay vừa mổ khẩn cứu khỏi nguy cơ tàn phế cho nam bệnh nhân trẻ T.Q.B (24 tuổi, ở Củ Chi) bị tai nạn giao thông dập nát chân.
Nam thanh niên được cứu khỏi nguy cơ tàn phế sau tai nạn giao thông
Đêm tối trước đó anh B. được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đùi và cẳng chân bên trái bị dập nát, suy tuần hoàn do mất máu, vết thương mặt sau trong đùi trái kéo dài từ bẹn đến gối, lóc da, dập nát cơ diện rộng với kích thước 10cm x30 cm. Bệnh nhân bị mất vận động duỗi cổ chân trái, đầu các ngón chân trái nhợt nhạt lạnh, mất mạch gần 3 giờ sau tai nạn.
Các bác sĩ xử trí mổ cấp cứu khẩn với quyết tâm phục hồi lại mạch máu nhằm mục đích giữ lại chân cho bệnh nhân. Trong quá trình mổ ghi nhận bệnh nhân đứt động mạch đùi trái ⅓ dưới một đoạn gần 10cm, rách tĩnh mạch đùi, lóc da diện rộng toàn bộ đùi trái, dập đứt cơ vùng đùi nhiều.
Ê kíp đã tiến hành hồi sức, truyền máu, bù dịch, khẩn trương phục hồi mạch máu bằng đoạn ghép tĩnh mạch hiển tự thân, cầm máu cơ, khâu phục hồi các cơ bị thương tổn. Sau 6 giờ cân não đã cứu được bàn chân cho nam thanh niên, tránh nguy cơ cắt cụt chi.
Hiện tại bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, chân ấm, mạch ở bàn chân rõ, kiểm tra siêu âm động mạch cẳng bàn chân tốt, vận động nhẹ các đầu ngón chân.
BSCKI Hồ Huỳnh Anh Hùng, Khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, cho biết kế hoạch điều trị tiếp theo cho bệnh nhân là tiến hành khâu da, tập vật lý trị liệu vận động tích cực để phục hồi chức năng đi lại.
"Điều làm nên thành công cho ca bệnh này là thời gian từ lúc tiếp nhận đến lúc phẫu thuật diễn ra khẩn trương. Nếu không xử trí kịp thời sẽ dễ dẫn đến nguy cơ phải cắt cụt chân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này."-bác sĩ Hùng thông tin.
Những nhóm người nên hạn chế uống sữa đậu nành Sữa đậu nành , mặc dù là loại thức uống tốt cho sức khỏe, nhưng có vài nhóm người vẫn cần cân nhắc trước khi sử dụng... Ảnh minh họa (Ảnh: theburningkitchen) Sau đây là những nhóm người không nên uống sữa đậu nành quá thường xuyên: -Người có vấn đề về dạ dày và đường ruột: sữa đậu nành có tính lạnh,...