Phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư phụ khoa
Phương pháp điều trị bảo tồn trong chữa trị ung thư có thể đã được đề cập đến trong nhiều năm gần đây tại Việt Nam, tuy nhiên chưa được áp dụng nhiều, đặc biệt trong điều trị ung thư phụ khoa.
Tại Châu Á, Giáo sư (GS) Tay, Chủ tịch Hội đồng Ung thư phụ khoa, Liên đoàn Châu Á Thái Bình Dương là một trong những người đi đầu trong việc phát triển phương pháp điều trị bảo tồn trong điều trị ung thư phụ khoa.
Cắt bỏ cổ tử cung nhưng vẫn bảo tồn tử cung
Bệnh nhân tên Banker Lisa Guit, người Scotland. Năm 2008, khi mới 29 tuổi, cô Guit nhận được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung khi vừa mới đính hôn. Tế bào ung thư khi đó đã di căn đến hạch bạch huyết nên cô bắt buộc phải xạ trị, đồng nghĩa với việc khả năng cao cô sẽ không thể thụ thai. Và điều may mắn đã đến khi cô nằm trong 5% phụ nữ vẫn có lại kinh nguyệt sau khi xạ trị.
Hơn một năm sau, tế bào tiền ung thư lại xuất hiện trong cổ tử cung. Lần này, cô Guit tìm hiểu và quyết tâm nhờ đến GS Tay phẫu thuật mong giữ lại tử cung.
“Đối với bệnh nhân đã có xạ trị, chúng tôi thường không chỉ định loại phẫu thuật này vì nó sẽ gia tăng tính phức tạp. Sau xạ trị, các mô thường trở nên cứng, khó cắt và nguy cơ biến chứng cao.”, GS Tay phát biểu tại một cuộc họp báo ở Singapore. Tuy nhiên, vì bệnh nhân vẫn muốn giữ lại chức năng làm mẹ, và bản thân cũng đã tìm hiểu kỹ về phương pháp điều trị nên cuộc phẫu thuật đã được diễn ra sau đó. Ca phẫu thuật kéo dài 4.5 tiếng, GS Tay cắt bỏ hoàn toàn phần tế bào ung thư ở cổ tử cung, song vẫn giữ lại được phần trên tử cung nơi trứng sẽ làm tổ sau này. Sau đó âm đạo được nối với tử cung, đồng thời giữ lại được mạch máu nuôi tử cung. Bốn ngày sau, cô đã xuất viện.Và một lần nữa điều kỳ diệu lại đến, đáp lại ước mong mãnh liệt của người phụ nữ khát khao làm mẹ, Guit có kinh nguyệt 10 ngày sau phẫu thuật. Hiện tại, cô đang chờ đợi thiên thần bé nhỏ qua việc thụ tinh ống nghiệm.
Video đang HOT
Phẫu thuật bảo tồn buồng trứng
Đây là trường hợp của một bệnh nhân nhi 12 tuổi ở Việt Nam. Đầu năm 2012, em bị ra máu bất thường ở vùng kín và được gia đình đưa đi khám. Kết quả sinh thiết chẩn đoán em bị ung thư cổ tử cung. Tháng 5/2012, gia đình đã đưa em đến tại Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC.Tại đây, em được GS Tay thăm khám. Đây là một trường hợp rất hiếm bởi bệnh nhân còn rất nhỏ tuổi và tế bào ung thư cũng đã phát triển khá lớn. Do đó, GS Tay cho rằng phải có một giải pháp điều trị hoàn toàn khác bởi bệnh nhân còn có cả cuộc đời phía trước.
Tháng 6/2012, embắt đầu thực hiện hoá trị để thu nhỏ khối u. Hai tháng sau đó,GS Tay đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung, bóc tách hoàn toàn các tế bào ung thư. Thêm một vài lần xạ trị sau đó, em đã không còn xuất hiện các tế bào ung thư. Đối với trường hợp này, GS Tay đã bảo tồn buồng trứng cho bệnh nhân bằng cách treo lên cao để không bị ảnh hưởng bởi quá trình xạ trị. Hiện nay em đã hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Giáo sư Tay Eng Hseon Giám đốc Y khoa, Trung tâm ung bướu, bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC Giáo sư Tay Eng Hseon là một trong những người đi đầu trong khu vực về việc phát triển phương pháp Điều trị bảo tồn ung thư phụ khoa. Mặc dù đang giữ nhiều trọng trách tại Singapore, GS vẫn mong muốn truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp phẫu thuật tiên tiến trong Điều trị bảo tồn cho cộng đồng y khoa Việt Nam. Ngày 21/12/2013, Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC sẽ tổ chức Hội nghị Y khoa Quốc tế Lần 1 chuyên đề Ung thư Phụ khoa. Trong Hội nghị, GS Tay sẽ chia sẻ nhiều hơn về một số vấn đề liên quan đến Phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thưphụ khoa. Mọi thông tin về Hội nghị, xin lòng truy cập website:www.hanhphuchospital.com
Theo VNE
Quả thằn lằn tốt cho hai giới
Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa.
Quả thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, vương bất lưu hành là quả được thu hái từ cây sung thằn lằn, có tên khoa học là Ficus pumila L tằm (Moraceae), là cây mọc hoang khắp vùng đồng bằng và miền núi ở nước ta. Quả dùng để ăn và làm thuốc, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi quả chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, aribinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Trong quả còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng.
Dùng quả làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục. Mỗi ngày sử dụng 10-20g quả khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, làm tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.
Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa.
Lưu ý: Thận trọng dùng đối với phụ nữ có thai.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây gợi ý vài cách trị bệnh từ quả thằn lằn.
Trị di tinh liệt dương: Dùng rượu cây sung thằn lằn gồm cành lá phơi khô 100g, đậu đen 50g, cho vào 250ml trong 10 ngày lọc rượu uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ. Đối với người di tinh liệt dương uống mỗi ngày 10-30ml rượu.
Dùng làm thuốc bổ trị đau xương, nhức mình mẩy: Chế thành cao quả sung thằn lằn: Lấy quả sung thằn lằn thái nhỏ nấu với nước bỏ bã cô đặc thành cao, ngày uống 5-10g, trị các chứng đau xương ở người già, còn có tác dụng điều kinh giúp tiêu hóa.
Chữa tắc tia sữa, sưng vú, sản phụ ít sữa: quả thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau; cao quả thằn lằn, lấy quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5-10g.
Ngâm rượu bổ uống chữa di tinh, liệt dương: lấy cành, lá, quả thằn lằn non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10ml mỗi lần, ngày uống 3 lần.
Chế biến thành thức uống thanh nhiệt giải khát: quả chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhày trong quả, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
Ngoài ra, có thể dùng quả thằn lằn làm thuốc điều trị (trị kinh ít, bế kinh, thống kinh), làm thuốc dục sản, trị sỏi tiết niệu, giúp tiêu hóa...
Theo VNE
Kinh nguyệt nhiều hay ít đều có hại Lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật. Nhiều chị em băn khoăn về lượng kinh của mình, người thì than là nhiều quá, người thì kêu ít quá, không biết có điều gì không hay chăng? Qua theo dõi và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sản phụ khoa đã đưa ra kết...