Phẫu thuật 2 trong 1 cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đường mật
Ngày 13-7, Bệnh viện Gia An 115 thông tin vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân N.T.H (72 tuổi, ngụ quận Tân Phú) bị nhiễm trùng đường mật do sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ.
Bác sĩ Nguyễn Thế Toàn đang tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân
Theo đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau vùng thượng vị hạ sườn phải, thỉnh thoảng đau quặn từng cơn, sốt rét run. Bệnh nhân cho biết mình bị đau bụng đã 2 ngày, đi khám ở phòng khám tư và được cho thuốc uống nhưng tình trạng không cải thiện. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị tăng huyết áp và Parkinson.
Theo ThS-BS Nguyễn Thế Toàn, Phó Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Gia An 115, kết quả chụp CT và siêu âm bụng cho thấy bệnh nhân có sỏi ống mật chủ, đường kính 13 mm và sỏi kẹt cơ Oddi, kích thước 7mm-8mm.
Bệnh nhân còn bị nhiễm trùng đường mật, bạch cầu tăng cao, bilirubin tăng gấp hơn 3,5 lần bình thường. Nếu không điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến sốc nhiễm trùng đường mật, khi đó tỷ lệ tử vong của bệnh nhân sẽ trên 60%.
Ngay lập tức, ekip quyết định thực hiện kết hợp phẫu thuật nội soi cắt túi mật và nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ cho bệnh nhân. Sau 1 giờ, ca mổ 2 trong 1 đã diễn ra thành công, kết quả các xét nghiệm ổn định. Bệnh nhân được xuất viện chỉ sau 2 ngày phẫu thuật.
Video đang HOT
ThS-BS Nguyễn Thế Toàn cho biết, trước đây mổ cắt túi mật và mổ lấy sỏi ống mật chủ thường được tiến hành riêng lẻ hoặc phải mổ mở. Đối với mổ mở, bác sĩ sẽ rạch một đường 15-20cm trên thành bụng người bệnh, tiến hành cắt túi mật rồi mở ống mật chủ ngang hông, lấy sỏi, sau đó đặt vào ống mật chủ một ống dẫn (catheter) để dẫn mật ra ngoài thành bụng.
Bệnh nhân sẽ phải nằm viện tối thiểu 5-7 ngày, ống dẫn chỉ được rút ra sau ít nhất 11-14 ngày. Như vậy, bệnh nhân sẽ đau nhiều, có thể ảnh hưởng đến hô hấp và phải trải qua một cuộc mổ lớn.
Hơn nữa, sỏi đường mật tái phát là điều khó tránh sau vài năm, thậm chí vài tháng; lần mổ sau sẽ càng khó hơn lần mổ trước vì cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân đã bị thay đổi, dễ viêm dính do vết sẹo mổ cũ. Mổ mở chỉ thực hiện được tối đa 3-5 lần, sau đó dù sỏi mật tái phát thì cũng không thể mổ nữa.
Nội soi ổ bụng cắt túi mật và mở ống mật chủ lấy sỏi đỡ dính hơn, đỡ tàn phá cơ thể và cấu trúc giải phẫu hơn so với mổ mở nhưng về cơ bản vẫn là mở ống mật chủ ngang hông và phải đặt ống catheter tương tự mổ mở.
Mở ống mật chủ ngang hông sẽ dẫn đến sẹo hẹp, chính sẹo hẹp sẽ gây tái phát sỏi. So với hai phương pháp trên, nội soi cắt túi mật và nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân hơn cả. Khi mổ ở vùng cơ vòng Oddi kích thước khoảng 0,6-1cm, tất cả sỏi sẽ được lôi xuống đưa vào trong lòng ruột, như vậy hợp sinh lý bình thường của đường mật và tá tràng.
“Sau này, nếu bệnh nhân có tái phát sỏi ở đường mật chính hay ở trong gan thì thực hiện lại kỹ thuật ERCP hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu học của bệnh nhân. Nếu thực hiện kỹ thuật này thành công, thời gian nằm viện của bệnh nhân chỉ khoảng 2-3 ngày”- bác sĩ Nguyễn Thế Toàn cho hay.
Phẫu thuật nang ống mật 'to bằng nắm tay' cho trẻ 2 tháng tuổi bằng... 3 lỗ tí hon
Hai bé gái chưa được 60 ngày tuổi, nhập viện vì vàng da kéo dài sau sinh và có khối sờ thấy được ở vùng bụng của bé đã được phẫu thuật nội soi thành công.
Ngày 13/6, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố cho biết, BV đã phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ và nối mật ruột thành công cho 2 bé sơ sinh chưa đầy 2 tháng tuổi.
Cụ thể, 2 bé gái mới chỉ 50 và 57 ngày tuổi, phải nhập viện BV Nhi đồng Thành phố vì vàng da kéo dài sau sinh và người nhà sờ thấy khối ở vùng bụng của bé. Tại BV, các bé được chẩn đoán là nang ống mật chủ với kích thước nang rất lớn, với kích thước lần lượt là 5x3cm và 6x5cm.
Khi nội soi vào ổ bụng, Phẫu thuật viên (PTV) quan sát được ở cả 2 trường hợp nang ống mật chủ rất to, trong qua trình mổ cắt nang, trong nang có nhiều cặn bùn làm bít tắc đường mật, gây ra tình trạng vàng da niêm của bé.
Sau phẫu thuật, một bé đã xuất viện, không còn vàng da; một bé đang nằm theo dõi hậu phẫu tại khoa, đã bú sữa lại.
Đây là 2 trong nhiều trường hợp nang ống mật chủ kích thước lớn được phẫu thuật nội soi thành công tại BV Nhi đồng Thành phố. Đặc biệt hơn, đây là 2 ca có độ tuổi nhỏ nhất từng được phẫu thuật nội soi.
Phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ kích thước lớn ở trẻ nhỏ thường gặp khó khăn do kích thước ổ bụng của các bé rất nhỏ, không gian thao tác hẹp, việc phẫu thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như kinh nghiệm của PTV.
Nang ống mật chủ (OMC) là tình trạng dãn bẩm sinh dạng cầu hay dạng thoi của đường mật trong và ngoài gan, mà không có sự tắc nghẽn nguyên phát của OMC.
Sau phẫu thuật nội soi, bệnh nhi đã khỏe mạnh (ảnh: BVCC)
Mặc dù trẻ sinh ra có nang ống mật chủ bẩm sinh nhưng các triệu chứng có thể không xuất hiện ngay mà phải tới vài năm sau đó. Một số trường hợp, tình trạng này được phát hiện khi trẻ đang nằm trong bụng mẹ hoặc phải đến khi trẻ đi siêu âm bụng vì một lý do khác như đau bụng thì mới phát hiện trẻ có nang ống mật chủ.
Trong một số trường hợp, trẻ có thể có các triệu chứng như vàng da, có khối ở bụng, viêm tụy hoặc viêm đường mật. Hầu hết các nang ống mật chủ đều được phát hiện trong thời thơ ấu. Các triệu chứng khác bao gồm: Do bị tắc nghẽn ống dẫn mật nên dẫn tới trẻ bị vàng da kéo dài (hơn hai tuần) ở trẻ sơ sinh hoặc vàng da không liên tục ở trẻ lớn hơn hoặc trẻ nhỏ. Thông thường, vàng da thường đi cùng với phân nhạt màu và nước tiểu sẫm màu; Đau bụng không liên tục; Viêm đường mật gây gây sốt, vàng da và đôi khi trẻ bị run rẩy; Viêm phúc mạc nếu u nang vỡ hoặc rò rỉ; Có cục hoặc sưng ở bụng;viêm tụy.
Được biết, Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố là đơn vị đầu tiên, tiên phong tại toàn miền nam Việt Nam trong can thiệp phẫu thuật nội soi bệnh ly nang ống mật chủ ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi. Trẻ được chẩn đoán, can thiệp sớm, sẽ giúp trẻ tránh được nhiều biến chứng gần và xa, tiên lượng sống đầy triển vọng cho trẻ.
Đặt stent trong lòng stent cứu bệnh nhân ung thư gan bị bệnh viện 'trả về' Bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn cuối, đã điều trị ở một số bệnh viện và bị "trả về". Không đầu hàng, người nhà tiếp tục tìm nơi điều trị và ông được phẫu thuật đặt stent trong lòng stent để duy trì sự sống. Các bác sĩ phẫu thuật thực hiện kỹ thuật mới, phức tạp là đặt stent trong...