Phạt xe không chính chủ, Mỹ Linh lại gửi tâm tình đến bộ trưởng Thăng
Trước thông tin nóng hổi rằng từ ngày 10/11 trở đi, những người tham gia giao thông mà không phải chính chủ của phương tiện, chưa sang tên đổi chủ sẽ bị phạt từ 1 cho đến 10 triệu đồng, Mỹ Linh cũng bày tỏ quan điểm…
Vào đầu tháng 10, Công an Thành phố Hà Nội vừa ra quyết định sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, và bắt đầu từ ngày 10/11/2012 thì nghi quyết này sẽ có hiệu lực. Cụ thể, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 – 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.
Ông Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT CA TP. Hà Nội cho biết: “Ngay sau khi nghị định 71 được ban hành, từ giữa tháng 10, Phòng CSGT CATP đã chủ động tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm. Kế đến, đơn vị cũng đã tập huấn cho cán bộ chiến sĩ hiểu, nắm chắc nội dung nghị định, góp phần áp dụng, thực thi hiệu quả công tác xử lý, đảm bảo an toàn giao thông”.
Liên quan đến quy định xử phạt tăng gấp 6 lần đối với chủ sở hữu không làm thủ tục sang tên, đổi chủ, ông Đào Vịnh Thắng nhấn mạnh, không chỉ đến bây giờ mà trước khi Thông tư 36, 37 được ban hành, Phòng CSGT đã liên tục đề nghị các chủ phương tiện sau khi mua, bán phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Những chủ phương tiện khi bán xe xong cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện biết để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên.
Nhiều người dân tỏ ra lo lắng vì khả năng bị xử phạt khi đi xe không phải là của mình (xe mượn của bạn hoặc xe của chính người thân trong gia đình mình). Và mãi đến khi được báo chí đăng tải cách đây vài ngày, dân mạng sửng sốt vì quyết định về việc sử dụng xe khi tham gia giao thông. Và nhiều người dân cũng đặt ra nhiều giả thiết như nếu đi xe của ba mẹ ra ngoài đường thì phải đèo theo ba mẹ mới đúng luật…quyết định này bước đầu sẽ gây nhiều lúng túng với dân vì theo một khảo sát chưa chính thức thì có đến hơn 50% người sử dụng phương tiện giao thông là không chính chủ.
Video đang HOT
Trước tình hình nóng bỏng của quyết định trên, nữ ca sỹ Mỹ Linh cũng bày tỏ quan điểm rất nhẹ nhàng chất chứa nhiều băn khoăn trên trang cá nhân rằng: “Ông xã mình vừa nói câu hay: ‘Ồ thế chả nhẽ giờ không ai được cho nhau mượn xe à?’, Con đi xe của bố mẹ thì cũng không được à?. Bác Thăng quả là người lắm sáng kiến. Bác mà là công nhân chắc phải được anh hùng lao động thời kỳ đổi mới!”.
Và sau đó không lâu, nữ Diva xinh đẹp cũng kể một câu chuyện chứa đầy ngụ ý rằng việc phạt lái xe không chính chủ có thể gây phiền hà thế nào đối với đời sống nhân dân: “Chuyện kể có nhà kia có 2 người con trai. Cả nhà lam lụng vất vả ki cóp đến ngày người cha già mua được cái xe. Người cha nghĩ minh thi da gia yếu mà có hai thằng con chả nhẽ để tên đứa nào thì đứa kia lại nghĩ ngợi. Thế nên ông để tên mình. Chả biết số xui thế nào vừa mua cái xe hôm trước thì hôm sau ông già lăn ra ốm thập tử nhất sinh. Hai người con muốn lấy xe chở ông già đi viện mà ngặt nỗi xe lại mang tên ông già thế nên chả anh nào dám đi. Bàn đi tính lại chưa biết ra sao thì ông chả đợi được nên qua đời. Mời cá bạn tiếp tục viết nốt truyện nhạt ..”
Cách đây hơn nửa năm, trước dự định thu phí xe lưu hành ô tô lên đến vài chục chiệu mỗi năm, Mỹ Linh có nhà bên Sóc Sơn nên việc di chuuyển của cả nhà phụ thuộc vào xe hơi, thế nên, ca sỹ đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm về quyết định này. Chị cho rằng: “Chừng nào còn chưa rút ngắn được khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, chừng nào quy hoạch giao thông còn đầy rẫy những bất cập thì chừng đó, tai nạn giao thông vẫn còn là một vấn nạn nhức nhối mà trong đó, lỗi không thuộc về người dân. Nên càng không thể giải quyết nó bằng một giải pháp đơn giản và phi lý hết sức là bắt dân đóng phí và phải “mua” một “mặt hàng” mà họ không ưng ý và không tự nguyện. Đề xuất giải pháp đó, theo tôi, chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!”
Chị còn dẫn chứng thêm, việc thu đủ thứ thuế, phí ô tô nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông là hoàn toàn bất hợp lý, trong khi đi xe máy ở Việt Nam mới là dễ bị tai nạn nhất.
Trong suốt gần 5 năm qua, những tiêu cực của ngành giao thông đã được Táo Quân cuối năm thể hiện khá hài hước bằng những tình huống gây cười như việc ăn hối lộ, quăng lưới bắt người đi xe máy…cùng những quyết định được đưa ra chưa phân tích thấu đáo và phải rút lại ngay sau khi dư luận lên tiếng đó là Xe biển số chẵn đi ngày chẵn, xe biển số lẻ đi ngày lẻ. Hay người có số đo vòng ngực nhỏ – ngực lép thì phải ở nhà, không được tham gia giao thông.
Tuấn Anh
Theo 2sao
Công viên Tuổi trẻ: Cứ làm sai là đổi chủ!
Nhiều bất cập trong công tác quản lý thời gian qua dẫn đến sai phạm trong công viên Tuổi trẻ Thủ đô (Hà Nội). Chưa đầy 10 năm, đổi chủ quản lý tới 3 lần, diện mạo công viên vẫn chưa hình thành. Điều này càng khiến nhiều người băn khoăn.
Theo UBND thành phố Hà Nội, việc quản lý công viên và hồ trên địa bàn thành phố hiện nay đang tồn tại nhiều khó khăn. Ngân sách thành phố không đủ để đầu tư cho các công viên, còn kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào công viên thì chủ đầu tư đặt vấn đề bù đắp chi phí bằng những công trình thương mại nên dễ dẫn đến sai phạm. Hiện nay, chỉ có 2 công viên thực hiện theo hình thức xã hội hoá thành công là công viên Dịch Vọng và Yên Sở. Trong đó công viên Yên Sở đang trong quá trình hoàn thành. Trước đây, thành phố cũng đã cho Công viên Tuổi trẻ triển khai xã hội hóa với một số hạng mục đầu tư.
Sau mỗi lần sai phạm công viên này lại đổi chủ.
Quá trình xây dựng công viên Tuổi trẻ Thủ đô tồn tại nhiều bất cập dẫn tới hệ lụy là thành phố phải đổi chủ quản lý nhiều lần. Từ năm 1995, thành phố thành lập Cty Thương mại Đầu tư và phát triển Hà Nội trực thuộc Thành đoàn để quản lý và xây dựng công viên Tuổi trẻ, đáp ứng nhu cầu giải trí, thể dục thể thao, nghỉ ngơi của thanh niên và nhân dân. Tuy nhiên, do hoạt động không hiệu quả nên năm 2003, Cty này được chuyển về Sở Du lịch.
Đến năm 2004 nó lại trực thuộc Tổng Cty du lịch Hà Nội và đổi tên thành Cty Đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội để có thể huy động nguồn lực tài chính. Cùng với việc đổi chủ, công viên này cũng đã hai lần được điều chỉnh quy hoạch, mà gần đây nhất là điều chỉnh quy hoạch 1/500 theo hướng trở thành Trung tâm Thanh thiếu niên Hà Nội.
Đến nay, Công viên Tuổi trẻ Thủ đô lại sắp có chủ mới. Tại cuộc họp với lãnh đạo quận Hai Bà Trưng và lãnh đạo các sở mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Khôi cho biết, việc chuyển giao Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thuộc Công ty TNHH Đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội sang Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh quản lý vận hành theo mô hình hoạt động phục vụ công ích đã được Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đồng ý về mặt chủ trương. Dự kiến, việc chuyển giao này sẽ được thực hiện vào đầu tháng 11/2012.
Theo mô hình quản lý Công viên Tuổi trẻ Thủ đô phục vụ công ích do Sở Xây dựng đưa ra, việc quản lý, khai thác công viên hoạt động theo mô hình "công viên mở" phục vụ nhu cầu văn hóa, vui chơi, thể dục thể thao, nghỉ ngơi của nhân dân.
Tuy nhiên, việc thay đổi đơn vị quản lý ở những lần trước đây cũng không tạo diện mạo mới mà làm cho đơn vị rơi vào cảnh làm ăn thua lỗ, sai phạm không được xử lý triệt để. Vào thời điểm năm 2007, đơn vị quản lý đã nợ ngân hàng 50 tỷ đồng và lỗ kinh doanh 30 tỷ đồng, và vẫn để phát sinh nhiều hạng mục xây dựng sai phép.
Nhiều cán bộ, nhân viên của Cty Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ vẫn nghi ngại, lần đổi đơn vị quản lý này có làm thay đổi được bộ mặt công viên hay chỉ là hình thức đổi chủ?
"Nếu theo mô hình như thành phố đang có chủ trương thực hiện thì hoạt động công ích và kinh doanh đan xen nhau tại công viên Tuổi Trẻ sẽ rất phức tạp và rất khó quản lý. Đơn giản, công trình đầu tư theo phương thức xã hội hoá sẽ được giải quyết như thế nào? Đấy chưa kể gần 100 cán bộ công nhân viên sẽ mất việc làm khi giải thể Cty hiện nay để thay vào đó là một đơn vị mới mà cách quản lý có hiệu quả hơn hay lại lãng phí?" - ông Nguyễn Hoài Văn, Giám đốc Cty Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ nói.
Theo quy hoạch, công viên Tuổi trẻ Thủ đô có diện tích 26,2ha. Đến trước năm 2006, đã giải phóng mặt ằn được 8ha diện tích hồ là 10ha, số còn lại là diện tích chưa giải phóng mặt bằng. Hiện trong công viên có 6 khu vực được đầu tư theo phương thức xã hội hóa với số vốn đầu tư lên tới trên 300 tỷ đồng.
Theo Dantri
Bianfishco "đổi chủ", sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng Sáng nay 25/8, Công ty CP Thủy sản Bình An tổ chức họp báo công bố chính thức Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội là cổ đông sáng lập sở hữu 50% vốn điều lệ và tham gia tái cấu trúc toàn diện công ty cũng như kế hoạch trả nợ cho nông dân. Mở đầu buổi họp báo, ông Trần Văn...