Phạt xe không chính chủ: Cần “thoáng” trong thủ tục sang tên
Nhiều ý kiến cho rằng, yêu cầu chính chủ đối với xe máy xét về mặt luật pháp là cần thiết. Tuy nhiên, khi số người sử dụng loại phương tiện này quá lớn mà thủ tục hành chính lại nhiêu khê thì cần gỡ rối trong cơ chế thủ tục, giảm chi phí để người dân không cảm thấy phiền phức khi sang tên đổi chủ phương tiện
Mượn xe chính chủ không bị phạt
Dư luận những ngày qua đang xôn xao trước thông tin, từ 1/1/2017, đi xe máy không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt với mức phạt lên tới 400.000 đồng. Đây là vấn đề được người dân hết sức quan tâm bởi xe máy là phương tiện lưu thông chủ yếu hàng ngày và rất nhiều trường hợp tham gia giao thông là “không chính chủ”.
Cảnh sát giao thông chỉ phạt chủ xe đã chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế… không sang tên đổi chủ theo quy định. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Anh Hoàng Văn Bửu (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, xe máy mà anh thường xuyên sử dụng đang mang tên vợ. Trước đây, dù đã kết hôn nhưng để thuận tiện khi đăng ký xe anh chỉ đề tên vợ. “Tài sản sở hữu chung của vợ chồng nhưng đứng tên một người, người kia sử dụng không biết có bị phạt không”, anh Bửu băn khoăn.
Cùng chung nỗi lo, ông Nguyễn Đức Hiền (Nhân Chính, Hà Nội) thi thoảng mượn xe của con trai để gặp gỡ bạn bè cũng tỏ ra ái ngại: “Lấy xe của con đi tạm thì lấy đâu ra “chính chủ”, chả lẽ bị phạt lại gọi con ra để chứng minh với cảnh sát giao thông đây chỉ là xe đi mượn?”
Trao đổi với phóng viên báo Tin Tức, TS Đỗ Đức Hồng Hà, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp cho biết, theo điều 30 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
Video đang HOT
Như vậy, quy định này áp dụng đối tượng là chủ phương tiện khi “mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản” mà không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định, chứ không phải là “người điều khiển phương tiện”.
Giải đáp thắc mắc về việc bạn bè mượn xe của nhau, vợ chồng đi xe của nhau, con cái lấy xe cha, mẹ để tham gia giao thông, TS Đỗ Đức Hồng Hà khẳng định, những trường hợp này không vi phạm lỗi “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe” theo Điều 30 của Nghị định 46.
Đơn giản hoá thủ tục
Tuy nhiên, trên thực tế, việc phân biệt được người đang đi xe mượn hay đi xe không sang tên không hề đơn giản. Để cảnh sát giao thông không ra quyết định xử phạt, người sử dụng phương tiện chỉ có cách là phải chứng minh được mình là người thân hay bạn bè của người sở hữu phương tiện bằng giấy ủy quyền, giấy mượn xe giữa 2 bên và phải có công chứng xác nhận của chính quyền địa phương. Thủ tục để được đi xe máy trở nên phức tạp, rối rắm, từ đó dễ nảy sinh tiêu cực.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc xử phạt đối với hành vi này chỉ là biện pháp nhất thời, chứ chưa giải quyết được “cái gốc” của vấn đề là đảm bảo cho mọi người dân phải thực hiện đúng việc sang tên, đổi chủ khi mua, bán, tặng, cho xe… Trên thực tế, thủ tục về đăng ký, sang tên xe đã được quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 của Bộ Công an. Theo đó, điều 24 của Thông tư này quy định cụ thể về trường hợp giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người.
Tuy nhiên, hiện nay việc đăng ký xe vẫn phải có xác nhận của công an nơi thường trú nên thủ tục vẫn khá phức tạp, mất nhiều thời gian, chi phí. Nhiều ý kiến cho rằng để khuyến khích người dân đăng ký quyền sở hữu, sang tên xe thì các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét, có quy định phù hợp hơn. Chẳng hạn bỏ thủ tục xác nhận ở cơ quan công an cấp xã nơi thường trú, mà chỉ cần tự cam kết hoặc chứng minh bằng văn bản, giấy tờ khác. Ngoài ra, người tạm trú dài hạn ở tỉnh, thành phố cũng được giải quyết đăng ký, sang tên xe trong phạm vi tỉnh, thành phố đó…
(Theo Tin Tức)
Không được phép dừng xe chỉ để kiểm tra chính chủ
"Việc xử phạt xe không chính chủ chỉ được thực hiện qua công tác điều tra, giải quyết các vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thông qua công tác đăng ký xe. Cảnh sát không được phép chỉ dừng xe để kiểm tra, xử phạt lỗi này" - thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho biết.
CSGT không được phép dừng xe chỉ để phạt lỗi không chính chủ. Ảnh: Nguyễn Hoàn
Mượn, thuê xe không bị phạtCục CSGT - Bộ Công an vừa chỉ đạo Phòng CSGT các tỉnh, thành phố thông báo cho cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục sang tên di chuyển xe môtô 2 bánh, xe môtô 3 bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đã đăng ký, chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ chuyển nhượng hoặc chứng từ chuyển nhượng không đầy đủ, thực hiện đến ngày 31/12/2016. Trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng phải giải quyết trước ngày ra quân xử phạt.
Trao đổi với PV chiều 28/11, thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT Hà Nội, cho biết cảnh sát áp dụng xử phạt, trường hợp xe chưa sang tên Chính chủ theo quy định kể từ ngày 1/1/2017. "Vi phạm này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên hoặc thông qua công tác đăng ký xe. Cảnh sát không được phép chỉ dừng xe để xử phạt lỗi không chính chủ" - ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, chủ xe máy, mô tô có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự. Nghị định 46 chỉ quy định về việc xử phạt đối với chủ phương tiện (tức chủ sở hữu) do đó người điều khiển đi mượn, thuê phương tiện sẽ không bị xử phạt khi điều khiển xe. Đối với các trường hợp có hành vi gian dối về việc mượn phương tiện nhưng thực chất là xe chính chủ nhưng chưa làm thủ tục sang tên sẽ bị xử phạt theo quy định.
Xe máy là tài sản có giá trị đối với mỗi người. Việc hoàn tất thủ tục sang tên, đổi chủ là quyền đảm bảo, xác nhận tài sản hợp pháp của mọi người trước pháp luật tránh được những tranh chấp không đáng có, cũng như giúp đỡ cơ quan chức năng trong công tác quản lý, điều tra, giải quyết các vụ việc liên quan đến phương tiện mô tô, xe máy.
"Đối với các vụ trộm cắp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua biển kiểm soát, đặc điểm phương tiện, lực lượng công an sẽ có căn cứ để xác minh, điều tra, sớm xác định đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội. Hiện nay hệ thống camera giám sát của Phòng CSGT được lắp đặt ở hầu hết các nút giao trọng yếu hỗ trợ tốt trong công tác xử lý vi phạm, nhận diện biển số chính chủ và xác định tính liên quan cho cơ quan điều tra. Còn các phương tiện là vật chứng các vụ án nhưng chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên sẽ khiến quá trình điều tra bị hạn chế thông tin, tài liệu", ông nói.
Trao đổi với báo chí trước đó, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục pháp chế (Bộ Công an) cho biết, khi phương tiện gặp tai nạn, lúc đó cảnh sát mới xác minh nguồn gốc xe. Nếu phương tiện đã qua mua bán, cho tặng, thừa kế mà chủ sở hữu chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ theo thời hạn quy định thì mới bị phạt. Các trường hợp mua bán, cho tặng, thừa kế đều phải sang tên, đổi chủ kể cả quan hệ ruột thịt. Còn đi mượn xe, dù ngắn hay dài hạn cũng không cần phải làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Hồ sơ sang tên đổi chủ cần những gì?
Thông tư 15 Bộ Công an ban hành có hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ với trường hợp đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều lần cho người đang sử dụng với các trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ.
Theo đó, nếu người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu của người đứng tên trong đăng ký và chứng từ chuyển quyền sở hữu của người bán cuối cùng thì cần làm hồ sơ gồm: Giấy đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký; xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú; Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe; Giấy chứng nhận đăng ký xe.
Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe cần bổ sung chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký và chứng từ chuyển quyền sở hữu của người bán cuối cùng.
Nghị định 46 chỉ quy định về việc xử phạt đối với chủ phương tiện (tức chủ sở hữu) do đó người điều khiển đi mượn, thuê phương tiện sẽ không bị xử phạt khi điều khiển xe. Đối với các trường hợp có hành vi gian dối về việc mượn phương tiện nhưng thực chất là xe chính chủ nhưng chưa làm thủ tục sang tên sẽ bị xử phạt theo quy định.
Điều 30 Nghị định 46: Từ 1/1/2017, phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 -400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, điều chuyển, thừa kế tài sản là xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô.
(Theo Kenh14 News)
9 lỗi vi phạm giao thông xử phạt từ 1/1/2017 Từ ngày 1/1/2017, sẽ có 9 lỗi vi phạm giao thông chính thức được đưa vào xử phạt, trong đó có những lỗi rất phổ biến và quen thuộc như không làm thủ tục sang tên chính chủ, đi ô tô nghe điện thoại hay không thắt dây an toàn. Theo nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao...