Phạt vi phạm quy chế dạy thêm lên tối đa 30 triệu đồng: Vẫn khó triệt tận gốc!
Bắt đầu vào mùa cao điểm của việc dạy thêm, học thêm khi học sinh chuẩn bị thi kết thúc học kỳ và đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, thi vào ĐH, CĐ, thi vào lớp 10 và thậm chí cả thi vào… lớp 1.
Gần một năm sau khi Bộ GDĐT ban hành thông tư về quản lý dạy thêm học thêm (DTHT), mới đây trong dự thảo về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì DTHT được quy định mức phạt cao nhất tới 30 triệu đồng. Điều này cho thấy ngành giáo dục chưa… buông xuôi trước vấn đề gây nhiều tranh cãi này.
Giáo viên giỏi cũng bị phạt
Vừa qua, Sở GDĐT Hải Phòng đã thông báo xử lý kỷ luật 4 giáo viên (GV) vi phạm quy định dạy thêm, học thêm trong toàn ngành. Các GV bị kỷ luật đều là những GV dạy giỏi. Tại tỉnh Phú Yên, đến cuối năm 2012 đã có gần 20 GV vi phạm dạy thêm, học thêm bị đề nghị xử lý kỷ luật.
Trước đó, giữa năm 2011, Sở GDĐT tỉnh Cà Mau kỷ luật 16 GV vì dạy kèm theo hình thức gia sư với hàng chục học sinh một lần trong khi quy định cho phép gia sư chỉ được dạy không quá hai học sinh. Cuối năm 2011, Sở GDĐT Quảng Ngãi đã kỷ luật 10 GV vi phạm quy định dạy thêm, học thêm. 10 GV này đã bị đình chỉ giảng dạy từ 15 – 30 ngày, xử phạt hành chính từ 1,5 – 2 triệu đồng.
Vừa tạo nhu cầu vừa đi… diệt
Đây chính là thực trạng trong việc DTHT hiện nay. Và có thể nói chính vì vậy mà ngành giáo dục dù có tăng mức phạt cũng không thể giải quyết triệt để “vấn nạn” này. Anh Đào Minh Thy – Q.Bình Tân (TPHCM) – chia sẻ, “Nhiều khi tôi muốn tự dạy con mình cũng rất khó, bởi chương trình cải cách hiện nay tôi không theo kịp, lại chẳng có thời gian để tìm hiểu, tham khảo sách giáo khoa trước… Tôi cho rằng việc cho con đi học thêm là một “cứu cánh” hợp lý với riêng tôi cũng như hầu hết mọi phụ huynh khác”.
Thầy Võ Anh Dũng – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM – cho rằng, DTHT không chỉ là hệ lụy của chương trình học quá nặng mà còn bị “ảnh hưởng” bởi chế độ thi cử, tuyển sinh vào ĐH. Vấn nạn này còn là hệ lụy của việc phân luồng học sinh ở các bậc học chưa tốt.
Thực tế cho thấy, khi mà nhu cầu của hầu hết học sinh là sau khi tốt nghiệp THPT là phải học ĐH, trong khi lối vào ĐH chỉ là ngõ hẹp thì việc học thêm, luyện thi vẫn tiếp tục diễn ra. Phải giải quyết tận gốc các vấn đề về quản lý thì may ra việc DTHT mới đi vào khuôn khổ và đúng mục đích chứ không trở thành vấn nạn như hiện nay.
Tăng mức phạt chưa phải là giải pháp “tận gốc”
Video đang HOT
Trong dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, Bộ GDĐT vừa đưa ra để lấy ý kiến, thì đối với các hành vi vi phạm quy định về dạy thêm sẽ bị phạt từ 3 – 30 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Câu hỏi được đặt ra là: Việc tăng mức phạt trong dạy và học thêm có giống như việc phạt người hút thuốc lá nơi công cộng, quản lý vẫn đi vào “ngõ cụt”? Cũng theo thầy Võ Anh Dũng, mức phạt được nâng cao, cụ thể hóa… cũng chỉ mang tính “hình thức”. Bởi vấn đề đặt ra là ai, đơn vị nào sẽ có quyền để giám sát việc DTHT một cách hợp lý và hiệu quả nhất vẫn chưa “xác định” được thì mức phạt cao hay thấp cũng không thể giải quyết rốt ráo vấn đề.
Cô Đặng Kim Dung – GV Trường THCS Lam Sơn, Q.6 (TPHCM) – cho rằng: “Có điều gì đó hơi bất công khi nhiều người cho rằng DTHT là vấn nạn. Chúng tôi không đồng ý, thậm chí là “tẩy chay, lên án” một bộ phận đồng nghiệp lợi dụng dạy thêm để kiếm tiền.
Khi mà nhu cầu của xã hội là có thật, khi mà người thầy vẫn phải dùng chuyên môn của mình để dạy cho các HS ở các lớp học thêm, thì thiết nghĩ dư luận xã hội và cả nhà quản lý các cấp cũng nên công bằng hơn trong việc nhìn nhận việc dạy thêm của GV. Và nên chăng, chúng ta hãy quản lý giáo viên dạy thêm giống như BS mở phòng mạch? Để qua kiểm tra, phát hiện ai đó vi phạm, thì các cấp quản lý có quyền phạt, đình chỉ, thậm chí tước quyền hành nghề giống như nghề bác sĩ.
Theo Dantri
Nhọc nhằn đời nữ phụ hồ
Vì mưu sinh, không ít phụ nữ đã chấp nhận đến những công trường thủ đô, làm những việc tưởng như chỉ dành cho cánh "sức dài vai rộng".
Gian nan, nhưng không ngại. Ảnh: T.L Nhọc nhằn đời nữ phụ hồ
Nơi ấy, nếu nam giới vất vả một, thì các chị còn vất vả gấp đôi. Đó là chưa kể những điều khó nói của họ và những nguy hiểm ngoài công việc...
Phụ hồ mà không... phụ
Đặt chân tới khu công trường ngổn ngang vật liệu xây dựng trên đường Nguyễn Trãi, chúng tôi không quá khó khăn để tìm gặp những nữ phụ hồ.
Bước ra từ đống gạch vữa bụi mờ mịt, chị Nguyễn Thị Hậu, kín mít trong bộ đồ công nhân chỉ hở có hai con mắt, đã quá chuyên với công việc, từ xúc cát, đánh vữa, đến đo đạc, thậm chí là kiêm luôn cả xây, trát. Khi được hỏi về nguyên cớ đến với công trường đầy cát bụi, chị chỉ cười: " Cũng có gì đâu, vì miếng cơm manh áo thôi. Với lại, nghề nó "bén" nên cũng chẳng biết thế nào".
Đồng cảnh với chị Hậu, chị Nguyễn Thị An - một phụ hồ đến từ tỉnh Hưng Yên - cũng "bén duyên" với nghề vôi vữa được 5 năm, hóm hỉnh cho biết: " Tôi đi chủ yếu là phụ giúp chồng, con cơm nước, chứ nghề này quá vất vả với phụ nữ. Nhưng lâu dần, thấy gắn bó với nghề và nay thì thành thợ chính lúc nào không hay".
Nói là thợ phụ, chăm bữa cho các thợ là chính, song những lúc thời gian thúc ép, chủ thầu thúc giục, chị sẵn sàng cầm bàn xoa, dao miết nhảy lên giàn và thao tác như một ông thợ thực thụ.
Xòe đôi bàn tay chai sạn, nham nhở những vết nứt vàng bủng vì vôi vữa, chị Nguyễn Thị Hương - một nữ phụ hồ gần đó - "khoe" với chúng tôi trong lúc giải lao: " Trông thế này thôi em ạ, chứ nó vẫn khỏe lắm (nó - bàn tay). Vẫn hai xô vữa đầy mà như bẫng đấy. Nói thật chứ, hai miệng ăn học ở nhà đều trông vào nó đấy".
Lấy làm lạ, tôi buột miệng " Thế anh đâu, mà để chị vất vả vậy". Như bị chạm nỗi đau, chị Hương nín lặng giây lát, rồi cất giọng buồn buồn: " Anh nhà chị bị ngã giàn giáo khi đang xây dựng cũng được 2 năm rồi. Giờ chỉ còn chị với 2 con nhỏ". Nghe đến đó, tôi thoáng trông, đôi mắt chị rớm lệ...
Công việc phụ hồ luôn đòi hỏi người lao động phải siêng năng, nhanh nhạy và có sức khỏe. Theo chị Hương, có những lúc thiếu người, trong khi các thợ thì trên cao, mà dưới đất chỉ còn chị - phụ vữa và người đứng máy trộn, người trực dây kéo, thế là chị lại không ngại ngần mà đảm một lúc hai việc, vừa tiếp gạch, vừa xách vữa. Được một lúc thì chân tay rã rời, nhưng vì neo người lên chị đành cố chịu.
Trên thực tế, hầu hết các công trường xây dựng đều có sự góp mặt của giới nữ. Tuy công việc của mỗi người có khác nhau, nhưng lại đòi hỏi yêu cầu khá cao và không ai dám bảo đó là những công việc... phụ.
Làm công việc vốn của đàn ông. ảnh: T.L
Những tai nạn được báo trước
Đang chạy đồ cho đám giàn giáo, bỗng đánh "phịch" - một chiếc xô rỗng được thả xuống trước mặt chị Hậu, tay thợ gọi với xin xô vữa, chị lại hì hục xúc, rồi phăm phăm xách chiếc xô về phía ròng rọc để chuyển lên.
Trời không oi ả, nhưng trên khuôn mặt chị cứ đỏ ửng và dầm dề mồ hôi. Ngày nắng cũng như ngày mưa, hễ có việc, chị lại sẵn sàng lên đường, bất biết công trình gần, xa. Có lúc quá sức, người đàn bà lực điền chỉ đứng phe phẩy chiếc nón lấy hơi, chứ chẳng dám ngồi cà kê...
Nhưng nếu chỉ mệt thôi, thì với chị còn bình thường quá, bởi có quá nhiều tai nạn rình rập và thiếu chút nữa, chị có thể trở thành nạn nhân. "Nghề này tai nạn thường gặp nhất là đồ rơi xuống đầu, hoặc không thì giẫm phải đinh, sắt vụn. Tôi cũng từng bị một lần, giờ "tởn" lắm" - chị Hậu ngán ngẩm.
Còn chị Lê Thanh Hoa - đến từ huyện Phú Xuyên - kể cho chúng tôi những nỗi khó riêng trên công trường. Theo chị Hoa, có lần, ở nhóm xây của chị xảy ra tai nạn, một nữ phụ hồ khi đội cát đưa cho thợ, đang đội lên cao thì bất ngờ đuối sức, cả thúng cát lật ụp vào đầu khiến chị bị trật xương cổ, phải nằm viện điều trị mấy tháng trời, may là giữ được mạng...
Mới đây, một nữ phụ hồ khác theo nhóm chị Hoa cũng phải nằm điều trị tại bệnh viện mắt do đá bắn vào mắt khi đứng gần máy trộn bêtông, gia cảnh chị lại khó khăn, nên ai cũng thương cảm.
Bữa cơm đạm bạc dễ gặp của các nữ phụ hồ.
Khó nối khó, bởi theo chị còn nhiều đe dọa khác trong sinh hoạt, cũng không kém phần nguy hiểm. Với những nữ lao động khi bước chân vào nghề phụ hồ, là đã tự xác định một cuộc sống "tối đâu là nhà, ngã đâu là giường" nơi công trường, hay một xóm trọ.
Với người đàn ông, việc sinh hoạt vốn đã phần nào bất tiện, thì với các chị, điều đó còn khó đủ đường, khi mà từ nơi vệ sinh, chốn ngủ ranh giới cũng không mấy tách biệt với đàn ông, nên luôn phải đề cao cảnh giác mọi thời điểm. Đó là chưa kể, chỗ ngủ đêm chỉ tạm bợ là một chiếc lán nhỏ, quây bạt nylon xung quanh, các chị vẫn thỉnh thoảng bị các đối tượng đi đêm "thăm hỏi".
Nhận số tiền thù lao chỉ bằng 2/3 của các thợ xây chính, cộng với dăm ba trăm nghìn đồng hằng tháng gọi là bếp núc, vị chi mỗi tháng nhận được hơn 2 triệu đồng thù lao, so với công việc và độ nguy hiểm như vậy là quá... bèo bọt, song các chị vẫn không ta thán, bởi đơn giản vì họ không có sự lựa chọn nào khác, và trên cả, đó là khát khao lao động một cách chân chính đã thôi thúc họ vượt lên tất cả...
Theo soha
Đuổi "ma", hóa giải nỗi sợ trong tòa nhà hoang Nhờ sự dũng cảm của tôi và anh Lâm (Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt - Lào) mà cuối cùng những "con ma" trong tòa nhà hoang đã phải lộ diện... Cửa hàng Conieur d Asie bị ngắt tín hiệu điện thoại khi đêm về Chúng không những chẳng tấn công hay làm hại chúng tôi mà còn bỏ chạy trối...