Phạt vi phạm nồng độ cồn, người bảo còn chạy được, người đứng nói chuyện một mình
Trong đêm cuối tuần, Đội CSGT Hàng Xanh, Công an TP.HCM, xử phạt kịch khung 6 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Đáng chú ý, có trường hợp nồng độ cồn lên tới 1,363 mg/lít khí thở vẫn chạy xe trên đại lộ Phạm Văn Đồng.
Tối 19.3, Đội CSGT Hàng Xanh, thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08) Công an TP.HCM kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn phụ trách.
Cười ra nước mắt chuyện phạt nồng độ cồn: “Say hay không là do tửu lượng”
6 trường hợp bị xử phạt kịch khung
Lúc 21 giờ, CSGT lập chốt tại giao lộ Phạm Văn Đồng – quốc lộ 13 (P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Chốt kiểm tra nồng độ cồn đặt tại giao lộ Phạm Văn Đồng – quốc lộ 13. Ảnh TRẦN DUY KHÁNH
Lúc 22 giờ 30 phút, ông N.T.T (59 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) chạy xe máy biển số 59S2-452… trên đường Phạm Văn Đồng hướng về cầu Bình Triệu. CSGT phát hiện ông T. mặt tái nhợt, mắt lờ đờ, lái xe không vững, có dấu hiệu say nên yêu cầu dừng xe kiểm tra.
Kết quả nồng độ cồn của ông T. lên tới 1,363 mg/lít khí thở. Như vậy, so với mức vi phạm cao nhất (trên 0,4 mg/lít khí thở), nồng độ cồn trong máu của ông T. cao gấp 3 lần.
Ông T. phân trần: “Say hay không là do tửu lượng của mỗi người. Tôi vẫn lái xe rất khỏe. Nhà tôi ngay dưới cầu Bình Triệu nên tự chạy xe về, đâu cần phải đi xe ôm”.
Nồng độ cồn đo được lên tới 1,363 mg/lít khí thở, cao gấp 3 lần so với mức vi phạm cao nhất. Ảnh TRẦN DUY KHÁNH
Khi chưa xử phạt ông T., CSGT phát hiện ông N.Q.Đ (55 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận) chạy xe máy biển số 59E1-323… trên quốc lộ 13 có dấu hiệu say nên dừng xe kiểm tra. Kết quả nồng độ cồn của ông Đ. là 1,318 mg/lít khí thở, gấp 3 lần so với mức vi phạm cao nhất.
Ông Đ. sau đó liên tục nói chuyện một mình, những câu chuyện không rõ đầu đuôi. CSGT lập biên bản xử phạt kịch khung đối với ông Đ.
Trong khoảng 2 giờ làm việc, Đội CSGT Hàng Xanh lập biên bản, xử phạt 8 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, có đến 6 trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (trên 0,4 mg/lít khí thở).
Trong 2 giờ làm việc, CSGT xử phạt 8 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Ảnh TRẦN DUY KHÁNH
Với mức phạt này, người vi phạm bị tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày, phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng.
Uống rượu bia xong dắt xe máy có bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn?
Bạn đọc Báo Giao thông hỏi: Biết uống rượu bia dễ bị CSGT xử phạt nồng độ cồn, nên sẽ dắt xe máy từ quán nhậu về nhà thì có được không?
Liên hệ với đường dây nóng Báo Giao thông, anh Bùi Văn Long (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) chia sẻ: Hiện nay lực lượng CSGT đang tăng cường xử lý nồng độ cồn, khiến các tài xế đều "ám ảnh" vì sợ bị xử phạt.
Nếu người dân uống rượu bia rồi dắt xe máy từ quán nhậu về nhà thì CSGT không có căn cứ để xử lý vi phạm nồng độ cồn
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn rất nặng, ngoài số tiền phạt lớn còn bị giữ xe, tước bằng lái. Trong khi đó, nhiều lúc tài xế trót cả nể, vui với bạn bè, người thân ly rượu, cốc bia.
"Vậy nếu trót uống rượu bia rồi, tôi không ngồi lên xe điều khiển phương tiện giao thông mà chỉ dắt xe máy từ quán nhậu về nhà thì có bị CSGT kiểm tra và xử lý vi phạm nồng độ cồn không?", anh Long thắc mắc.
Trả lời câu hỏi này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho biết, pháp luật hiện hành quy định, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, ô tô không được phép trong máu, trong hơi thở có nồng độ cồn hay chất kích thích. Mọi người điều khiển phương tiện vi phạm quy định này sẽ bị xử lý theo quy định.
"Ở trường hợp của anh Long, anh này chỉ dắt xe mà không ngồi lên xe để điều khiển thì CSGT không có căn cứ xử lý vi phạm nồng độ cồn", luật sư Bình nói.
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. HCM)
Tuy nhiên, luật sư Diệp Năng Bình cho biết, nếu trường hợp người điều khiển phương tiện uống rượu bia mà thấy CSGT rồi xuống xe dắt bộ để né chốt CSGT, là một trong những hành vi đối phó, thì có thể bị xử lý.
Với tình huống nêu trên, nếu CSGT có căn cứ trước đó người uống rượu bia điều khiển xe; hoặc có camera ghi lại hình ảnh trước đó người uống rượu bia điều khiển xe, mà khi tới gần chốt của CSGT, người này xuống dắt xe máy qua thì việc CSGT kiểm tra đo nồng độ cồn, xử phạt vi phạm là đúng với quy định.
"Người uống rượu bia rồi sẽ mất tỉnh táo, dễ gây TNGT. CSGT kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn là để ngăn chặn tài xế đã mất tỉnh táo tiếp tục điều khiển phương tiện, dễ gây nguy hiểm cho bản thân tài xế và người tham gia giao thông. Vì thế, các tài xế không nên đối phó để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người", luật sư Bình khuyến cáo.
Liên quan nội dung này, một cán bộ Đội CSGT số 6 (Công an TP Hà Nội) cho biết, nếu khi uống bia rượu xong, chủ phương tiện dắt xe ngay từ quán nhậu về nhà thì đó là hành vi có ý thức. Những trường hợp này CSGT không xử lý nhưng vẫn sẽ nhắc nhở không điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
"Còn trường hợp cố tình xuống dắt xe khi gặp chốt sẽ bị chúng tôi dừng xe kiểm tra theo đúng quy trình vì trong tổ công tác đã tổ chức bố trí lực lượng quan sát từ xa, hoặc sẽ có người đi đường làm chứng. Nếu tài xế vi phạm nồng độ cồn cố tình đối phó bằng việc gặp CSGT dừng xe thì vẫn sẽ bị xử lý theo quy định", vị cán bộ này nói.
Vi phạm nồng độ cồn ở TP.HCM khó 'thoát' CSGT? Công an TP.HCM đang có các giải pháp quyết liệt để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn và chống người thi hành công vụ. Đó là thông tin được thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM đưa ra trong buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội trên...