Phật tử Việt Nam tại Séc tham dự Đại lễ Thượng Nguyên
Đi lễ chùa rằm tháng Giêng đã trở thành một phong tục đẹp, một nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của cả những người Việt Nam xa xứ.
Hôm qua (21/2), tức 14 tháng Giêng năm Bính Thân, hàng trăm Phật tử và bà con yêu đạo Phật người Việt đã về tham dự Đại lễ Thượng Nguyên tại thủ đô Praha để cầu cho một năm mới quốc thái dân an, người người yên vui, nhà nhà no ấm.
Màn múa hát mừng Đại lễ Thượng Nguyên.
Đã từ lâu đi lễ chùa rằm tháng Giêng đã trở thành một nhu cầu tâm linh không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của Phật tử và những người yêu kính đạo Phật tại Việt Nam. Họ đi lễ chùa để tìm hiểu về giáo lý nhà Phật và có những ước nguyện cho bản thân, gia đình và xã hội trong năm mới.
Phong tục đẹp này được duy trì và phát huy không những ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài nơi có cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc. Trong mấy ngày qua, bà con người Việt tại Cộng Hòa Séc hân hoan chờ đón Đại lễ Thượng Nguyên được tổ chức để được cầu mong, thỏa mãn ước nguyện của mình.
Bà Chu Thị Chế, 68 tuổi mới từ Việt Nam sang để đoàn tụ cùng gia đình, cho biết, bà tin vào luật nhân quả trong giáo lý của nhà Phật. Chính vì vậy đi lễ chùa ngày đầu năm, ngoài việc cầu phúc, cầu lộc cho gia đình, con cháu, cũng là dịp để con người thêm một lần nữa hiểu sâu hơn triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người sống hướng thiện của Phật giáo.
Bà muốn con cháu trong gia đình sống phải có trước có sau, luôn thể hiện lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng, biết tôn trọng nghĩa tình, cư xử đúng mực trong quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội.
Cùng chung ý nghĩ đó, Phật tử Giác Nguyện cho rằng đối với các Phật tử thì đi lễ chùa ngày đầu năm rất quan trọng, bởi điều đó giúp con người đến được với ánh sáng của Phật pháp, đi đúng con đường của Đức Phật đã chỉ dạy.
Phật tử Giác Nguyện nói: “Tôi đi lễ đầu năm để cầu mong một năm mới bình an, nhà nhà hạnh phúc, tất cả có chánh giác, tức là nhìn cho kỹ, nghĩ cho sâu để mọi người thấu hiểu được nhau, mang ánh sáng đạo Phật đến tất cả mọi người. Phật ở trong tâm mọi người. Nếu có tâm thành kính và sự cầu nguyện thì Đức Phật sẽ gia hộ và phóng quan tới tất cả mọi nơi, dù ở Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới”.
Video đang HOT
Gác lại mọi lo toan bộn bề của cuộc sống nơi xứ người, nhiều bà con kinh doanh người Việt đến với Đại lễ Thượng Nguyên với một lòng thành kính với Đức Phật, và cầu mong cho năm mới mang lại nhiều may mắn cho gia đình và công việc.
Phật tử Giác Nguyện.
Sang định cư tại Cộng Hòa Séc từ năm 1992, gia đình chị Nguyễn Thị Lai hiện đang kinh doanh một cửa hàng tạp phẩm và một nhà hàng ăn Việt tại thủ đô Praha. Trong thời gian gần đây, công việc kinh doanh của đại bộ phận người Việt có khó khăn hơn do có những thay đổi trong chính sách của nước sở tại.
Thêm vào đó chị có những mối lo riêng khi con cái chuẩn bị đến tuổi trưởng thành, cần phải được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, chị mong trong năm mới công việc kinh doanh phát triển ổn định, và có nhiều thời gian hơn quan tâm, giáo dục con cái.
Chị Lai chia sẻ: “Trong năm 2016, tôi có mong ước thứ nhất là chuyện làm ăn vẫn tiến triển tốt đẹp, thứ hai là các con tôi sẽ học hành tiến bộ hơn. Tôi sẽ tìm mọi cách để các cháu học hành đến nơi đến chốn, dạy các cháu luôn nhớ về cội nguồn của mình, đó là quê hương Việt Nam, là ông bà tổ tiên sinh ra bố mẹ các cháu. Và đặc biệt là các cháu phải có tình yêu với gia đình, có trách nhiệm đối với bản thân”.
Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có những ước nguyện riêng trong năm mới. Xúng xính trong tà áo dài truyền thống Việt Nam, Bùi Vy Anh, một học sinh lớp bảy ở thủ đô Praha, rất phấn khích khi được đi cùng bố mẹ tham gia Đại lễ Tết Thượng Nguyên.
Sinh ra và lớn lên tại Cộng hòa Séc, Vy Anh không có nhiều dịp được tham dự các sự kiện của người Việt và điều em mong muốn chính là được tạo điều kiện tới dự các này để tìm hiểu nhiều về văn hóa Việt, gặp gỡ bạn bè Việt và nói tiếng Việt.
Đi lễ chùa rằm tháng Giêng đã trở thành một phong tục đẹp, một nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu của người Việt Nam ngày đầu xuân mới. Ngay cả khi người Việt đang sống và làm việc ở nước ngoài, họ vẫn hướng về cõi Phật với những tâm trạng và điều ước nguyện khác nhau. Cho dù khác biệt về tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội, họ đều thành tâm cầu nguyện cho quốc thái, dân an, gia đình hạnh phúc, bản thân có nhiều may mắn trong năm mới./.
PV
Theo_VOV
Người Việt tại Đức tổ chức Đại lễ Vu Lan
Đại lễ Vu Lan năm nay đã được tổ chức trọng thể tại chùa Từ Ân ở Berlin dưới sự chủ trì của Thượng tọa Thích Từ Nhơn.
Mặc dù ở xa quê hương, nhưng người Việt Nam tại Đức vẫn giữ phong tục tốt đẹp là tổ chức Đại lễ Vu Lan nhân dịp rằm tháng 7 âm lịch để nhớ tới công lao của cha mẹ.
Ngày 30/8, Đại lễ Vu Lan năm nay đã được tổ chức trọng thể tại chùa Từ Ân ở Berlin dưới sự chủ trì của Thượng tọa Thích Từ Nhơn.
Thượng tọa Thích Từ Nhơn chủ trì Đại lễ Vu Lan ở chùa Từ Ân.
Tham dự Đại lễ Vu Lan còn có Đại đức Thích Đồng Hòa (người Đức), cũng ở chùa Từ Ân, Thượng tọa Thích Chân Pháp Trú đến từ Đan Mạch, hai sư cô đến từ Leipzig và Magdeburg và đông đảo bà con phật tử ở Berlin và nhiều địa phương ở CHLB Đức.
Đông đảo phật tử dự Đại lễ
Sau khi Thượng tọa Thích Từ Nhơn và Đại đức Thích Đồng Hòa đọc sớ cầu siêu cho các vong linh là thân nhân của người Việt ở Đức, Đại lễ Vũ Lan đã bắt đầu với tiết mục múa dâng hoa cúng dường của các cháu thiếu nhi.
Các cháu múa hoa cúng dường
Tiếp theo đó, các Thượng tọa, Đại đức, sư cô đã hướng dẫn các phật tử đọc kinh, làm lễ cầu an trong khoảng một giờ đồng hồ. Các phật tử cũng được nghe Thượng tọa Thích Chân Pháp Trú giảng nghĩa về Lễ Vu Lan, về đạo hiếu đối với người Việt sống ở nước ngoài và làm lễ cài hoa hồng cho những ai còn mẹ, cài hoa trắng cho những ai đã không may mất mẹ. Các phật tử đã rưng rưng xúc động khi nghĩ tới cha, mẹ mình.
Thượng tọa Thích Chân Pháp Trú thuyết giảng về ý nghĩa ngày Vu Lan.
Nhân dịp Đại lễ, các phật tử đã được nghe các nghệ sĩ, ca sĩ trong cộng đồng biểu diễn những tiết mục văn nghệ đặc sắc về chủ đề người mẹ, những bài về phật giáo và các bài dân ca như Quan họ, hát Chèo, Vọng cổ...
Học viên trường nhạc Schostakowitsch biểu diễn.
Sau Đại lễ Vũ Lan, các phật tử đã được thọ lộc cơm chay, chiều cùng ngày, các thầy đã làm lễ quy y cho các phật tử mới, sau đó làm lễ cúng thi cô hồn trước khi kết thúc ngày đại lễ.
Trong dịp này, Đại lễ Vu Lan cũng được tổ chức tại chùa Phổ Đà và chùa Linh Thứu ở Berlin, ở các chùa của người Việt tại các thành phố khác trên nước Đức./.
Theo Thoibao.de
Theo_VOV
3.000 cặp đôi làm đám cưới tập thể ở Hàn Quốc 3.000 cặp đôi đến từ 62 quốc gia trên thế giới đã tham dự lễ cưới tập thể tại Gapyeong, cách Seoul khoảng 75 km. Hôn lễ tập thể hoành tráng kéo dài tới 3 giờ đồng hồ. Trong số 3.000 cặp đôi tham dự có 1.000 cặp vợ chồng mới và 2.000 cặp đã kết hôn nhưng muốn làm mới lời thề...