Phạt tù lái xe say rượu: Còn lái xe ’say’ ma túy thì sao?
Nếu chỉ kiến nghị phạt tù với lái xe vi phạm nồng độ cồn mà bỏ qua những chất kích thích nguy hiểm khác như ma túy thì sẽ là một thiếu sót.
Đề xuất phạt tù với người lái xe có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá quy định của Tổng cục Đường bộ mới đây tiếp tục nhận những ý kiến rất đáng quan tâm của các chuyên gia.
Mới chỉ đề xuất phạt tù với vi phạm nồng độ cồn
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông mới đây về việc đề nghị hình sự hóa đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị hình sự hóa hành vi điều khiển xe trên đường vi phạm nồng độ cồn.
Theo quy định hiện hành, tài xế có nồng độ cồn trong trong máu hoặc hơi thở vượt quá 100mlg/100ml máu hoặc vượt quá 0,5mg/1 lít khí thở đang bị phạt 10 đến 15 triệu đồng/ người điều khiển xe ô tô và 2 đến 3 triệu đồng/người điều khiển xe mô tô, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng.
Mức phạt trên theo Tổng cục Đường bộ là chưa đủ nặng nên cần bổ sung hình sự hóa hành vi lái xe vi phạm nồng độ cồn quá quy định vào Bộ luật Hình sự.
Lý do để đưa ra đề xuất trên, Tổng cục Đường bộ cho rằng, hành vi vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện giao thông đã bị xử lý nghiêm khắc tại nhiều nước. Ngoài việc phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe còn bị khởi tố hình sự với hình phạt tù. Ở nước ta hiện nay, tình trạng người điều khiển xe có nồng độ cồn cao trong máu hoặc hơi thở cao hơn mức quy định trên vẫn chưa có chiều hướng giảm, là nguồn nguy cơ đe dọa an toàn cho xã hội nghiêm trọng.
Video đang HOT
Tổng cục Đường bộ đề nghị bổ sung vào Bộ luật Hình sự tội điều khiển xe trên đường mà trong máu có hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định. Mức quy định cụ thể này là vượt quá 100mlg/100ml máu hoặc vượt quá 0,5 mg/1 lít khí thở. Theo Tổng cục Đường bộ, đây là chế tài phù hợp với hành vi nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người điều khiển phương tiện khi điều khiển xe có nồng độ cồn cao hơn mức quy định, đảm bảo được tính răn đe, ngăn chặn, tránh nguy hiểm cho xã hội từ hành vi vi phạm nồng độ cồn.
Nếu chỉ phạt tù lái xe vi phạm nồng độ cồn mà bỏ qua các chất kích thích khác là thiếu sót. Ảnh: thanhnien.com.vn
Phải công bằng với các chất kích thích khác
Trước đề xuất trên, TS Ngô Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng, kiến nghị của Tổng cục đường bộ có liên quan đến một hành vi đã được mô tả trong Bộ luật hình sự hiện hành là “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” được quy định tại điều 202. Người bị coi là phạm tội này nếu vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và “gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác”.Cũng bị coi là phạm tội này, kể cả là chưa gây hậu quả, nếu “vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời”.Theo điều luật này, việc “có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng” là một tình tiết tăng nặng định khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù.
Phạt tù đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn được coi là một kiến nghị rất mạnh tay đối với hiện tượng lạm dụng rượu của người điều khiển phương tiện giao thông, nếu xét theo truyền thống pháp luật Việt Nam từ trước đến nay. Theo TS. Ngô Dương, Tổng cục đường bộ nhìn nhận việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong trạng thái sử dụng rượu trên mức cho phép là một vi phạm có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thờinhư khoản 4 điều 202 đã quy định. “Nếu họ lập luận như vậy thì đó là điều khá hợp lý bởi khả năng gây hậu quả nghiêm trọng do lạm dụng rượu khi lái xe đã được khoa học chứng minh và được thừa nhận toàn cầu”, TS Ngô Dương nói.
Tuy nhiên, đặt vấn đề nồng độ cồn trong rượu bia ở mối tương quan với các chất gây kích thích nguy hại khác như ma túy, cocaine… đến hành vi con người (trong đó có hành vi lái xe) thì rượu lại chưa phải là chất kích thích nguy hiểm nhất. Do đó, nếu chỉ có kiến nghị phạt tù với hành vi vi phạm nồng độ cồn mà không kiến nghị với các chất kích thích nguy hiểm khác là điều chưa công bằng.
Đồng tình với quan điểm này, TS. Ngô Dương nói: “Xét về lý thuyết, kiến nghị về xử lý đối với lạm dụng rượu khi điều khiển phương tiện giao thông mà bỏ qua những chất kích thích mạnh khác dẫn đến mất kiểm soát hành vi thì là một thiếu sót. Thực tế có nhiều chất gây ảo giác, mất kiểm soát như ma túy, hoặc chất gây buồn ngủ được chống chỉ định với lái xe còn đe dọa an toàn giao thông không thua, thậm chí là ở mức độ cao hơn cả say rượu”.
Ông Ngô Dương cũng nên quan điểm không phải những gì nước ngoài có quy định thì nước ta cũng phải có cho bằng được hoặc những gì nước ngoài áp dụng thành công thì chúng ta cũng thành công. “Điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa, các giá trị thẩm mỹ khác nhau thì cách thức can thiệp vào một hành vi xấu không nhất thiết phải giống nhau. Đương nhiên kinh nghiệm nước ngoài là nguồn tham khảo rất quý. Giả sử có học tập nước ngoài và muốn đạt hiệu quả như ở nước ngoài thì phải xét đến liệu nhân lực, phương tiện, các điều kiện vật chất khác có liên quan, cơ chế giám sát thực thi của chúng ta có tương đương như họ hay không trước đã. Sử dụng những gì chúng ta đang có một cách tối đa cũng hoàn toàn có thể phát sinh kết quả tốt”, ông Ngô Dương nói.
Trần Hoài
Theo_Vietq
TP.HCM: Xử lý 'ma men' theo kiểu quốc tế
- Cách đo nồng độ cồn sẽ áp dụng theo hình thức tiên tiến của quốc tế: đặt biển báo nơi xử lý nồng độ cồn, thông qua nói chuyện thông thường để xác định người lái xe có uống bia hay không trước tiên.
Theo đó, thực hiện chương trình "Chính sách quốc gia phòng chống tác hại do lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020" của Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, PC 67 TP.HCM sẽ triển khai thí điểm trước tiên tại địa bàn của Đội CSGT An Lạc.Sáng 4/7, phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM (PC 67) cho biết: Kể từ 21h đêm ngày 3/7, PC 67 TP.HCM đã triển khai thí điểm hình thức đo nồng độ cồn theo hình thức mới.
Trước mắt, việc tuần tra, kiểm soát, xử lý đối với các tài xế vi phạm tại các tuyến đường trọng điểm, phức tạp, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng như: Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Cách đo và xử lý vi phạm nồng độ cồn sẽ làm theo cách tiên tiến của quốc tế. Lực lượng mặc thường phục sẽ đi kiểm tra, nắm bắt tình hình xung quanh khu vực được kiểm tra nồng độ cồn, nếu phát hiện có tài xế say xỉn, sẽ báo cho CSGT đang chốt gần đó ra hiệu lệnh dừng xe, hướng dẫn phương tiện đến khu vực được đo nồng độ cồn.
TP.HCM sẽ áp dụng thí điểm hình thức đo nồng độ cồn theo hình thức tiên tiến của quốc tế (ảnh minh họa: N.D)
Tại khu vực này sẽ có bảng báo hiệu. Với quy trình mới này, lái xe ô tô từ 12 chỗ và xe tải từ 3,5 tấn trở xuống, thông qua hình thức nói chuyện thông thường, lực lượng thi hành nhiệm vụ sẽ xác định tài xế có sử dụng rượu bia hay không.
Nếu nhận định là đã có mùi rượu bia, CSGT mới sử dụng đến ống thổi để biết mức độ say xỉn của tài xế. Sau khi đo, kết quả cho thấy tài xế có nồng độ cồn ở mức cho phép, CSGT phải cho xe di chuyển bình thường, nói lời xin lỗi tài xế.
Lãnh đạo PC 67 TP.HCM thông tin: Việc xử lý vi phạm nồng độ cồn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm kéo giảm tối đa tai nạn giao thông. Mọi hành vi sai phạm trong nồng độ cồn đối với người điều khiển giao thông đường bộ sẽ bị nghiêm khắc theo Nghị định 171 của Chính phủ.
Trước mắt, việc triển khai thí điểm này sẽ làm trong vòng 1 tháng. Sau đó, PC 67 TP.HCM sẽ tham mưu cho lãnh đạo Công an TP.HCM, xem xét, triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn TP.
Phương Linh
Theo_VTC
Thu hồi thực phẩm chức năng Rockmen có nồng độ cồn cao Lô sản phẩm TPCN Rockmen bị thu hồi có nồng độ cồn tới 33%. Cơ quan chức năng đã yêu cầu công ty này thu hồi tiêu hủy lô sản phẩm không đạt, tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định và phải cải chính trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An...