Phạt từ khi chưa cháy!
Bây giờ mới là giai đoạn đầu của mùa hanh khô, song đã có các vụ cháy lớn liên tiếp xảy ra tại các chợ, trung tâm thương mại, công xưởng, nhà máy khiến hàng chục người tử vong và gây thiệt hại tài sản lớn lên đến hàng trăm tỷ đồng ở các tỉnh phía Bắc.
Trong đó phải kể đến vụ cháy lớn tại Công ty may Hà Phong – Bắc Giang, thiêu trụi phân xưởng sản xuất cùng hàng nghìn xe máy của công nhân. Vụ cháy Trung tâm thương mại Hải Dương phút chốc biến hàng trăm tỷ đồng của các tiểu thương thành tro bụi. Vụ cháy nổ tại Xí nghiệp sản xuất pháo hoa, Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng làm 24 người chết, 98 người bị thương, 1.346 ngôi nhà bị hư hỏng, về kinh tế thiệt hại khoảng 52 tỷ đồng; vụ hỏa hoạn lớn tương tự lại xảy ra tại Công ty Diana, rộng hàng nghìn mét vuông nằm trong Cụm Công nghiệp Tân Chi (Bắc Ninh), ước tính thiệt hại về tài sản lên tới trên 400 tỷ đồng; hỏa hoạn cũng xảy ra tại khu nhà Lang – ngôi nhà sàn của vị quan Lang duy nhất còn sót lại và đang được bảo tồn tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường huyện Tân Lạc (Hoà Bình). Rồi vụ hỏa hoạn khác tiếp tục thiêu trụi 150 ki-ốt kinh doanh hàng hải sản tươi sống, hàng khô, tạp hóa chợ Hải Hà (Quảng Ninh); và mới đây nhất là vụ cháy lớn tại một công ty sản xuất đệm ở xã Tiền Phong, huyện Thường Tín. Ít có tai nạn nào mà cùng lúc có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của con người như trong các vụ hỏa hoạn.
Những vụ cháy nổ điển hình, gây hậu quả lớn, cho thấy tình hình cháy nổ hiện nay đã thay đổi theo chiều hướng phức tạp hơn so với thời kỳ trước, đồng thời cũng bộc lộ công tác kiểm tra và tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) còn kém hiệu quả. Hậu quả của cháy nổ là khôn lường, bởi nguyên nhân gây cháy đôi khi chỉ bắt nguồn từ một đốm lửa nhỏ, một sự cố chập điện hoặc do những bất cẩn từ con người… nhưng khi đã bùng phát thành đám cháy lại là thảm họa.
Theo một nghiên cứu của các chuyên gia PCCC Nhật Bản, đám cháy chỉ cần từ 3 đến 6 phút là nhiệt độ cháy đã dao động từ 600 độ C – 800 độ C, lâu hơn sẽ tăng đến nghìn độ C. Tuy nhiên, tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ như ở chợ, trung tâm thương mại, nhà kho thì các phương tiện, lực lượng chữa cháy tại chổ vừa thiếu, vừa yếu không đáp ứng được yêu cầu khi có cháy xảy ra. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình bọt, máy bơm và các phương tiện chữa cháy khác còn thiếu và không đồng bộ.
Trước cơn thịnh nộ của “bà hỏa”, nhiều khi con người chỉ có thể bất lực đứng nhìn ngọn lửa thiêu trụi những gì tích cóp trong cả đời người. Trong đó không ít vụ, mặc dù đã được huy động quân số lên tới cả trăm cảnh sát PCCC, nhưng công tác cứu hộ, dập lửa cứu người, cứu tài sản trong bao nhiêu hiểm nguy, vẫn không có hiệu quả do đám cháy đã bùng phát quá lớn, do thiếu trang thiết bị đáp ứng được nhu cầu.
Chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn thì hậu quả để lại là rất lớn. Chỉ khi nào cháy đã xảy ra, hoặc tận mắt chứng kiến hậu quả, người ta mới giật mình thức tỉnh, nhưng đã là quá muộn với ý thức PCCC theo kiểu như vậy thì hiểm họa là khó lường.
Bên cạnh việc tuyên truyền nhắc nhở người dân nâng cao ý thức cảnh giác phòng cháy chữa cháy, pháp luật cần có những chế tài xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm an toàn cháy nổ. Cần có một cuộc tổng rà soát để kiểm tra an toàn cháy nổ tại khu vực tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ như khu dân cư, trung tâm thương mại, cơ quan xí nghiệp…. và phạt ngay những nơi không đảm bảo an toàn phòng cháy, không trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy theo quy định. Phạt nặng và phải phạt từ khi chưa cháy, đến khi cháy rồi mới truy ra để phạt thì chẳng có tác dụng gì. Thế mới nói phòng hơn chống!
Theo ANTD
Phạt 12 triệu đồng nếu dạy thêm trái phép
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Theo đó, vi phạm quy định về dạy thêm sẽ bị phạt tiền. Hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép bị phạt từ 6 - 12 triệu đồng. Nếu tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định cũng bị phạt từ 1-2 triệu đồng. Ngoài ra, chủ cơ sở có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 đến 24 tháng. Chủ cơ sở còn bị buộc phải trả lại cho người học các khoản tiền đã thu.
Phương Mai
Theo ANTD
Chặt cây, để cây đổ vào lưới điện phạt tới 20 triệu đồng Theo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vừa được ban hành, hành vi thả diều gây sự cố điện sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng; phạt đến 20 triệu đồng nếu chặt và để cây đổ vào lưới...