Phật tử bức xúc vì KFC Việt Nam dùng tên Danh Tăng Phật giáo để đặt tên cho quán gà rán
KFC là một thương hiệu đồ ăn nhanh vốn đã nổi tiếng từ lâu. Tại Việt Nam, các cửa hàng mới KFC mới thường xuyên được khai trương, tên của những cửa hàng này thường được gắn với tên của khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Tuy nhiên, việc một cửa hàng KFC ở TP.HCM gần đây đã sử dụng tên của một bậc Danh Tăng Phật giáo để đặt tên cho cửa hàng của mình là ‘KFC Thích Quảng Đức’ đã khiến cộng đồng Phật tử nói riêng và dư luận nói chung vô cùng bức xúc.
Theo đó, trên một số Website và mạng xã hội mới đây xuất hiện hàng loạt nội dung quảng cáo về một cửa hàng gà rán có tên “KFC Thích Quảng Đức” (nằm tại quận Phú Nhuận, TP.HCM) được đăng tải rất rầm rộ. Trên Website của Công ty Liên doanh KFC Việt Nam cũng đăng tải nhiều nội dung tuyển dụng nhân viên cho cửa hàng này.
Được biết, Hòa thượng Thích Quảng Đức (hay còn gọi là Bồ tát Thích Quảng Đức), có thế danh là Lâm Văn Tuất. Ngài sinh năm 1897 tại thôn Hội Khánh (xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Trong suốt cuộc đời mình, Hoà thượng Thích Quảng Đức luôn trọn vẹn trong việc tu đạo, giữ gìn giới đức, hành hạnh đầu đà, tu tập trang nghiêm.
Quảng cáo về việc khai trương cửa hàng ‘KFC Thích Quảng Đức’ được KFC Việt Nam đăng tải trên mạng xã hội.
Năm 1958, nhận thấy mình đã tuổi già sức yếu, Hoà thượng Thích Quảng Đức xin thôi mọi chức vụ để dành tâm tu niệm. Tuy nhiên, vốn có tâm từ bi nên Ngài vẫn để gót chân vân du hành đạo, ghi dấu nhiều nơi, làm lợi chúng sinh.
Ngày 27/5/1963, Ngài quyết định đến chùa Ấn Quang bạch với Hòa thượng Thích Thiện Hoa – Trưởng Trị Sự giáo hội Tăng già Nam Việt và nộp đơn xin thiêu thân quyết bảo vệ đạo Pháp cũng như sự tồn vong của đất nước Việt Nam. Trong đơn, Hòa thượng Thích Quảng Đức khẳng định: “Tinh thần Phật giáo đã gắn liền với tinh thần quốc gia dân tộc, Phật giáo thịnh thì quốc gia thịnh, Phật giáo suy thì quốc gia suy, điều này lịch sử đã minh nhận”.
Đặc biệt, trong “Lời nguyện tâm quyết” trước khi tự thiêu, Ngài khẳng định: “Tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo”. Đúng ngày 20/4 năm Quý Mão (tức 11/6/1963), như đã sắp xếp, Hòa thượng ngồi trong xe ô tô, một vị Đại đức đã tẩm xăng lên y áo của Hòa thượng. Chiếc xe của Ngài dẫn đầu đoàn diễu hành rước di ảnh của các vị Thánh tử đạo của trên 800 vị Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni và Phật tử.
Ngọn lửa bùng cháy lớn, bốc cao phủ kín thân nhưng Ngài vẫn an nhiên chắp tay tĩnh tọa như một pho tượng đồng đen trước sự chứng kiến của nhiều Tăng, Ni, Phật tử và nhân dân. Khoảng 15 phút sau, lửa tàn, Hòa thượng cúi xuống mấy lần như chào đại chúng, rồi Ngài nằm ngửa ra và tay còn kiết ấn.
Trước đại nguyện “vị Pháp thiêu thân” vĩ đại của Hòa thượng Thích Quảng Đức, chúng ta có thể khẳng định rằng, đó là kết tinh năng lực tu hành, nếp sống đạo hạnh và tâm từ bi quảng đại vì lợi ích chúng sinh của Ngài.
Với công đức cao dày của Hoà thượng Thích Quảng Đức, tôn danh của Ngài được đặt thành tên đường nhằm tri ân những công lao, đóng góp của Hoà thượng cho đạo pháp, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, sự phát triển và trường tồn của Phật giáo nước nhà.
Video đang HOT
Thông tin và banner tuyển dụng nhân viên cho cơ sở ‘KFC Thích Quảng Đức’ được đăng tải trên Website của KFC Việt Nam và mạng xã hội Facebook.
Thời gian qua, việc nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng tên gọi, hình ảnh và các biểu tượng của Phật giáo và tăng lữ Phật giáo để trang trí hay để làm chiêu trò thu hút khách hàng đã khiến cho dư luận, đặc biệt là các Phật tử vô cùng bức xúc và phẫn nộ. Điển hình là việc quán Buddha Bar ở TP.HCM sử dụng hình ảnh của Đức Phật để trang trí bên trong quán; hay việc quán TOP.U Beer Lounge ở Hà Nội cho vũ công mặc áo cà sa nhảy nhót, thác loạn. Nhiều ý kiến cho rằng, những việc làm này đã phỉ báng và xúc phạm nghiêm trọng đến Phật giáo, làm hoen ố hình ảnh của các Tăng lữ Phật giáo đáng kính.
Tương tự như vậy, hành động dùng tôn danh của một bậc Danh Tăng Phật giáo được mọi người dân Việt Nam hết lòng tôn kính, thậm chí được ví là Bồ-tát như Hoà thượng Thích Quảng Đức để đặt tên cho một cửa hàng đồ ăn nhanh của KFC Việt Nam cũng được xem là một hành vi xúc phạm Tăng lữ Phật giáo nói riêng và Phật giáo nói chung; xúc phạm nghiêm trọng đến truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Công ty Liên doanh KFC Việt Nam (KFC VIETNAM JOINT VENTURE COMPANY LIMITED), tên viết tắt KFC VIỆT NAM, có mã số thuế 0100773885m, địa chỉ số 292 phố Bà Triệu (Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội); số điện thoại: 024 3974 6661. KFC Việt Nam hoạt động tại Việt Nam từ tháng 9/2008 tại Việt Nam; hiện Công ty Liên doanh KFC Việt Nam do ông Pornchai Thuratum là Tổng giám đốc.
Lời kể đầy sợ hãi của 1 người Việt may mắn "thoát chết" khỏi đám đông Itaewon đầy thương vong tối qua
Vụ việc xảy ra tại Itaewon vào đêm 29/10 hôm qua khiến nhiều người chứng kiến lẫn xem tin tức vẫn chưa hết bàng hoàng khi khung cảnh tại hiện trường quá thương tâm.
Tối ngày 29/10, tại khu vui chơi náo nhiệt nhất nhì thành phố Seoul - Itaewon đã xảy ra tình trạng hỗn loạn chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi dòng người đổ về Itaewon tham gia lễ hội Halloween quá đông. Một con hẻm tại khu này đã xảy ra tai nạn chèn ép dẫn đến thiếu oxy khiến nhiều người nghẹt thở, ước tính gần hàng chục người thương vong. Tuy hiện chưa có con số thống kê cụ thể nhưng trong số những nạn nhân thương vong do ngạt thở vì chen lấn, đáng buồn khi đa số là nữ giới ở độ tuổi 20 đến 30 và có một nạn nhân ở tuổi vị thành niên.
Đám đông chen lấn, hỗn loạn tại Itaewon tối qua - Ảnh: koreantimes
Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra vì vụ việc vẫn đang chờ kết quả điều tra chính xác. Nhưng theo miêu tả của Phạm Minh Trung (hiện đang là IT tại Seoul), cũng là một trong những người có mặt tại đó vào tối ngày 29/10 vừa qua, thì khi đó lượng người tại khu phố rất đông, chen chúc nhau cực kỳ khó thở. Cụ thể là sau khi thấy hình ảnh khu Itaewon đang cực kỳ náo nhiệt bởi những bạn trẻ hoá trang thì Minh Trung quyết định cùng bạn bè đến đây để vui chơi. Nhưng Trung lại không ngờ đó là quyết định sai lầm của mình khi cậu bạn đã trải qua khoảnh khắc kinh hoàng vào tối qua và tận mắt chứng kiến những cảnh thương tâm của các nạn nhân. Sau những giờ phút bằng mọi sức lực thoát ra khỏi đám đông, cậu bạn hiện đã an toàn và vẫn còn hoang mang sau đêm kinh hoàng tại Itaewon.
Lời chia sẻ đầy sự sợ hãi của cậu bạn Phạm Minh Trung
Minh Trung đã chia sẻ trên trang cá nhân về tình hình "ám ảnh" tại hiện trường khi cậu đã về được đến nhà sau vài tiếng:
"Lần đầu tiên trong cuộc đời mình phải hét lên "Cứu tôi với", "Gọi cảnh sát đi".
[...] Chẳng là ngồi lướt Facebook thấy trang mình theo dõi đăng mấy bức ảnh hóa trang ở Itaewon, ngồi nhà buồn chán thế là vác balo lên đường và đi ngắm phố. Xuống tàu đi vào khu phố thấy cũng khá đông nhưng vẫn di chuyển được chầm chậm (lần đầu tiên đi nhà vệ sinh dưới ga tàu xếp hàng dài). Đến được khu phố đang hào hứng vui vẻ ngắm mọi người hoá trang được khoảng 15 phút thì mình di chuyển đến cái ngã ba. Bỗng chợt từ đâu một làn sóng từ phía trước đẩy mạnh đẩy mình bay vào cái biển hiệu đặt trước quán cà phê.
Lúc đầu nghĩ chắc do người phía trong muốn đi ra nên đẩy để ra, nhưng một lúc sau thấy dòng đẩy càng mạnh, áp chặt mình vào góc bảng hiệu, lưng đau điếng mà vẫn ghì người đẩy để leo ra. Đành nghĩ không đi xem nổi nữa thì thôi chui vào cái lối nhỏ này để đi ra đường lớn chứ ko thể đi tiếp nữa rồi.
Đi theo dòng người trôi dạt đến đầu ngõ phố thì bất ngờ dòng người ở đâu đẩy đến càng mạnh. Lúc đầu cảm giác vẫn đứng được, nhưng 1 - 2 phút sau dòng người càng đẩy vào mạnh hơn đến nỗi khó thở. Mình đang đi sát phía trong nên sau đó có leo được lên vỉa hè. Nhưng dòng người càng lúc càng đẩy mạnh hơn, người càng ép chặt hơn được khoảng 15 phút thì ko thể cử động nổi chân tay nữa. Bắt đầu cảm thấy ngộp thở...
Dòng người thì càng lúc càng ép chặt. Bắt đầu có những tiếng gào khóc và tiếng hét. Người bị ép lao về phía trước góc 50 độ, người trước áp sát người sau. Chỉ cần đằng trước có lối để thoát ra là dòng người có thể đổ sõng soài phía trước, người sau sẵn sàng giẫm chết người trước. Mình lúc này đã bắt đầu không thở nổi nữa, tay không thể cử động, nhưng đằng sau họ vẫn không tha mà vẫn ép. Lần đầu tiên mình hét vì tức ngực, xung quanh tiếng mọi người la hét " Cứu tôi với ", " Gọi cảnh sát đi", " Có người chết rồi", "Tôi xin mọi người đừng đẩy nữa" "Bên dưới đừng đi lên nữa". Nhưng tất cả đều hét trong vô vọng vì những người ở xa họ đang đẩy thì họ không thể nghe thấy tiếng hét do khu vực này quá ồn".
Hình ảnh ghi lại cảnh tượng đông nghịt tại Itaewon tối qua đang được lan truyền trên mạng xã hội (Nguồn: Facebook)
Phần miêu tả trên dòng trạng thái của Phạm Minh Trung quả thật rất chân thực, khiến người đọc hiểu được một cách rõ hơn tình cảnh cũng như cảm giác của những người bị chen lấn trong đám đông tối qua. Thậm chí, sau khi thoát khỏi đó trở về nhà, Minh Trung vẫn chưa hết hoàn hồn trước những gì đang diễn ra. Cậu cho biết "đây là lần đầu tiên cảm thấy cái chết cận kề".
"Lúc này thực sự thấy từ bé đến giờ thì đây là lần đầu tiên cảm thấy cái chết cận kề. Một người luôn luôn coi thường nguy hiểm chỗ đông người, luôn chen chúc đi xem pháo hoa hay tìm chỗ đông vui nhưng hôm nay cảm giác mình đang sống trong một bộ phim kinh dị thật sự. Lúc này chỉ nghĩ mình sẵn sàng cho ai đó 20 - 30 triệu chỉ để có thể thoát khỏi cái chỗ này. Cảm giác như bị con voi 5 tấn đè lên ngực, còn xung quanh chỉ toàn tiếng la hét. Có nhiều người quanh mình đang khóc, các bạn nữ ở giữa do bị ép và không khí đủ không khí để thở thi nhau ngất. Thật sự nhìn khung cảnh đó không ai là không thể không khóc.
Sau 10 phút thì phía dưới thì thấy đám đông bắt đầu giãn cách, có khoảng 10 người cảnh sát đang phải kéo từng người ra khỏi đám đông từ phía sau. Do phía trước mọi người đã đổ chồng lên nhau nên không thể kéo người ra được. Mọi người không thể tự đứng được vì tất cả đang đổ về phía trước, cảnh sát phải kéo từng người ra một. Các bạn bị ngất thì được kéo ra một chỗ để sơ cứu. Đến đây thì đã cảm thấy may mắn vì sống sót rồi.
Trong đầu lúc này chỉ nghĩ thoát ra khỏi đây càng nhanh càng tốt, lúc đi ra thấy dòng người vẫn tiếp tục đi vào (chắc mọi người vẫn chưa biết). Còn mọi người ở trong vừa được thoát ra thì vừa đi vừa khóc vừa nói: "Mọi người đừng đi vào nữa, có người chết rồi, tôi cũng suýt chết đấy!". Dòng người nghe xong vẫn thấy hoang mang, người quay vào người trở ra, người mặt thẫn thờ đứng im như không hiểu gì...
Khu phố vẫn đông nghẹt! Ga tàu 11 giờ đêm vẫn chật cứng".
Hiện trường đã bị cảnh sát phong toả khi quá nhiều người không qua khỏi - Ảnh: koreantimes
Sau khi đưa được các bạn đi cùng ra khỏi khu vực nguy hiểm vì chiều cao của mình, Trung cùng cả nhóm bạn mới "thở phào" nhẹ nhõm khi được thoát nạn. Cảnh sát đã có mặt ngay khi Trung vừa trải qua một trận "sinh tử" nên cậu cũng đã kịp thấy họ lao vào cứu thêm nhiều nạn nhân nữa trước khi những người phía sau lại bị đẩy lên.
Khi được hỏi về cách thoát ra sự hỗn loạn tại đó thì Trung cho biết rằng đây là một sự may mắn vô cùng lớn: "Mình về đến nhà mà vẫn chưa hết hoang mang, cứ tưởng sẽ "toi đời" rồi chứ. Lúc bị ép đến ngạt thở mình tưởng đã bị gãy xương, nổ phổi luôn rồi chứ. Những phía còn lại của khu này thì không sao, mà lạ là ngay khu mình đứng tầm 20 - 30 mét mới xảy ra cảnh tượng này. Số mình vẫn may, vì mình cũng đứng ngay đoạn giữa khu nhiều người không may qua khỏi."
Sau khi lâm vào cảnh chen lấn, nhiều nạn nhân đã không tài nào chịu nổi vì ngạt thở và bị ép chặt - Ảnh: koreantimes
Sự mệt mỏi và sợ sệt còn hiện rõ hơn khi Trung cũng là người chứng kiến các nạn nhân ngã xuống vì thiếu oxy: "Lúc đó là cực hình nhất trong đời mình, cứ như bị voi 5 tấn đè trước ngực. Mình vẫn còn nhúc nhích được vi nhờ chiều cao hít được không khí, các bạn nữ khác thấp hơn vì không hít được không khí nên cứ ngất xỉu hàng loạt".
Rất nhiều nạn nhân là nữ giới đã không thể hít thở được - Ảnh: koreatimes
Minh Trung cũng cho biết thời điểm diễn ra vụ việc đáng tiếc tại khu vực sầm uất bậc nhất Seoul này: "Mình đến đó tầm 9 giờ 15 tối, khoảng 9 giờ 40 thì bắt đầu xảy ra hỗn loạn. Vật vã một hồi lâu như cả thế kỷ thì đến 10 giờ 30 cảnh sát nhận được tin báo đến hiện trường. Mất tầm 15 đến 20 phút thì giải thoát được mọi người thiếu không khí tại chỗ dốc định mệnh đó".
Cảnh sát nỗ lực cứu thêm nhiều người khi đến hiện trường - Ảnh: koreatimes
Cậu bạn còn chia sẻ từ khi thoát được khỏi đám đông, xe cứu hoả lẫn xe cứu thương vào ra liên tục tại khu Itaewon để kịp cấp cứu cho các nạn nhân. Đây có lẽ là một đêm nhớ mãi khi sinh sống tại đất Hàn Quốc của Minh Trung, khi cậu bạn vừa thoát khỏi cuộc chen lấn tệ hại nhất cuộc đời. Hiện chính quyền thành phố Seoul đã phong tỏa hiện trường vụ tai nạn thương tâm. Ngoài lực lượng cứu hộ và giới chức điều phối, những người không có phận sự đều không thể tiếp cận.
Nhân viên y tế và cảnh sát tại hiện trường - Ảnh: koreatimes
Nam thanh niên phát trực tiếp cảnh mình... nhảy cầu tự tử Nam thanh niên đã phát trực tiếp lên mạng xã hội Facebook cảnh mình nhảy cầu Sêrêpốk tự tử trong đêm tối. Đêm 27/10, trên 1 tài khoản Facebook có tên M.B. đã tăng tải nội dung 'Con xin lỗi bố mẹ' và phát trực tiếp cảnh nam thanh niên này nhảy cầu Sêrêpốk (nối 2 tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông) để...