Phát triển xét nghiệm test nhanh để chẩn đoán sớm bệnh Whitmore

Theo dõi VGT trên

Chuyên gia y tế cho rằng, Bộ Y tế cần có hướng dẫn chung trong điều trị bệnh Whitmore, bởi việc chẩn đoán căn bệnh này vô cùng khó khăn.

Bệnh Whitmore (có tên quốc tế là Melioidosis) là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn đất Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh có thể tiến triển cấp tính với tỷ lệ tử vong cao, nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và không được điều trị kháng sinh kịp thời.

Thời gian qua, Whitmore được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội với những thông tin sai sự thật, vô căn cứ, thiếu tính khoa học, gây hoang mang dư luận và tạo tâm lý lo lắng cho người dân.

Phát triển xét nghiệm test nhanh để chẩn đoán sớm bệnh Whitmore - Hình 1

Nhiều nhà khoa học ở các nước trên thế giới tham gia hội thảo.

Tại Hội thảo khoa học bệnh Whitmore toàn cầu lần thứ 9, diễn ra sáng 16/10, TS. Trịnh Thành Trung, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, khái niệm vi khuẩn “ăn thịt người” hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc, không phải là khái niệm của bệnh này. Về cơ bản, đây là bệnh nhiễm khuẩn, có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là viêm phổi dẫn đến sốc nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến tử vong, bên cạnh cơ quan tấn công là phổi thì còn nhiều cơ quan khác trên cơ thể gây áp se, bụi mủ chứ không phải vi khuẩn ăn thịt người, vì vậy gọi bệnh Whitmore- vi khuẩn “ăn thịt người” là không chính xác.

Phát triển xét nghiệm test nhanh để chẩn đoán sớm bệnh Whitmore - Hình 2

Theo TS. Trịnh Thành Trung, bệnh Whitmore có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng đa dạng, khó phát hiện nên thường bị chuẩn đoán nhầm thành lao phổi, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư tủy xương, ung thư máu, u tuyền liệt tuyến, quai bị (ở trẻ em)…

Tuy nhiên, đến nay, xét nghiệm vi sinh tại các bệnh viện bắt đầu được quan tâm, chú ý, các bác sĩ cũng được cảnh báo về căn bệnh Whitmore này nên số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh được chẩn đoán đúng tăng lên trong thời gian vừa qua, chứ không phải bệnh đột ngột quay trở lại và bùng phát thành dịch.

“Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei là vi khuẩn sống trong đất, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có có vi khuẩn. Lây nhiễm qua con đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa cũng đã được đề xuất. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra những bằng chứng nhiễm bệnh khi ăn các thức ăn có vi khuẩn”- TS Trịnh Thành Trung nêu rõ.

TS. Trịnh Thành Trung cũng khuyến cáo, khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn Whitmore, nên đến những cơ sở y tế uy tín, có xét nghiệm vi sinh để chẩn đoán. Bởi một trong những xét nghiệm cuối cùng để chấn đoán có mắc bệnh này hay không đó là xét nghiệm vi sinh.

Video đang HOT

“Khi đã phát hiện ca bệnh, các bác sĩ lâm sàng sẽ có phác đồ điều trị, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị, bởi điều trị bệnh này kéo dài ít nhất 6 tháng. Nếu không tuân thủ đúng thì sẽ dễ tái phát lại, khi đã tái phát lại tính nguy cấp của bệnh sẽ phát triển nhanh, khả năng tử vong cao”- TS Trịnh Thành Trung cho biết.

Cũng theo TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh Whitmore được thế giới đánh giá là một căn bệnh lãng quên, nhưng gần đây bệnh lại có xu hướng gia tăng trở lại không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trong khu vực như Campuchia, Lào, Đông Nam Á, phía bắc nước Úc, Thái Lan, châu Phi, Ấn Độ, các nước thu nhập thấp và trung bình.

Tuy nhiên, TS Cường cũng chia sẻ, biểu hiện của căn bệnh này cũng rất đa dạng với sự gia tăng của các bệnh nền có sẵn như tiểu đường. Do đó, việc chẩn đoán, điều trị căn bệnh này vô cùng khó khăn, thời gian điều trị kéo dài.

“Chúng tôi cho rằng, Bộ Y tế cần phải có hướng dẫn về bệnh Whitmore, bởi hiện nay Bộ vẫn chưa có hướng dẫn điều trị căn bệnh này. Mỗi nước sẽ có đặc thù riêng. Vì vậy cần phải ra hướng dẫn chung để các bác sĩ, các cơ sở y tế thực hiện, nhằm nâng cao nhận thức và khả năng chấn đoán bệnh của các bác sĩ. Bởi bệnh này nhiều nơi không biết được, không chẩn đoán được bệnh. Cần phòng ngừa, phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng. Bởi nếu chẩn đoán sai sẽ dẫn đến điều trị sai”- TS Đỗ Duy Cường cho biết.

Tại hội thảo, các chuyên gia y tế, các nhà khoa học cũng cho rằng, cần phải xác định được các ổ nhiễm trùng nguyên phát trên cơ thể bệnh nhân, xem đường vào của vi khuẩn từ đâu để có đánh giá bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị hiệu quả tối ưu nhất.

Đồng thời, các nhà khoa học cũng đề xuất phát triển các xét nghiệm test nhanh để chẩn đoán sớm bệnh này, vì hiện nay, kết quả chẩn đoán bệnh Whitmore phải chờ xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn từ 5-7 ngày, thậm chí nhiều khi vi khuẩn không mọc thì không thể chẩn đoán ra đúng bệnh, dẫn tới điều trị sai./.

Theo VOV

Gọi bệnh Whitmore là "vi khuẩn ăn thịt người": Bịa đặt, không chính xác

Thời gian qua, dư luận xôn xao trước thông tin nhiều bệnh nhân nhập viện do nhiễm vi khuẩn whitmore, nhiều người gọi đó là "vi khuẩn ăn thịt người", tên gọi này liệu có chính xác?

Khái niệm vi khuẩn "ăn thịt người" không chính xác

Thời gian qua, Whitmore được lan truyền nhanh chóng với những thông tin sai sự thật, vô căn cứ, thiếu tính khoa học, gây hoang mang dư luận và tạo tâm lý lo lắng cho người dân.

Gọi bệnh Whitmore là vi khuẩn ăn thịt người: Bịa đặt, không chính xác - Hình 1

Bệnh nhân bị Whitmore ăn cánh mũi.

Trước thực tế đó, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã trao đổi với một số chuyên gia, bác sĩ chuyên nghiên cứu, chữa trị về loại bệnh này.

Ông Trịnh Thành Trung, trưởng phòng nghiên cứu khoa học, Viện Vi Sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc ĐHQGHN là một trong những nhà khoa học có hơn 10 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi khuẩn Whitmore.

Nói về nguyên nhân gây bệnh, TS. Trịnh Thành Trung cho hay: "Whitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Whitmore có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nhanh với tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp.

Gọi bệnh Whitmore là vi khuẩn ăn thịt người: Bịa đặt, không chính xác - Hình 2

TS. Trịnh Thành Trung cho biết gọi Whitmore là vi khuẩn "ăn thịt người" không chính xác.

Whitmore có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng đa dạng, khó phát hiện nên thường bị chẩn đoán nhầm thành lao phổi, ung thư phổi, ung thư gan...

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei là vi khuẩn sống trong đất, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Nguyên nhân lây nhiễm qua con đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa cũng đã được đề xuất. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra những bằng chứng nhiễm bệnh khi ăn các thức ăn có vi khuẩn.

Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào về lây bệnh giữa người với người hoặc từ động vật sang người qua con đường không khí".

Ông Trịnh Thành Trung khuyến cáo, khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn Whitmore, nên đến những cơ sở y tế uy tín, có xét nghiệm vi sinh để chẩn đoán. Một trong những xét nghiệm cuối cùng để chấn đoán có mắc bệnh này hay không đó là xét nghiệm vi sinh.

Khi đã phát hiện ca bệnh, các bác sĩ lâm sàng sẽ có phác đồ điều trị, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị, bởi điều trị bệnh này kéo dài ít nhất 6 tháng. Nếu không tuân thủ đúng thì sẽ dễ tái phát. Khi đã tái phát, tính nguy cấp của bệnh sẽ phát triển nhanh, khả năng tử vong cao.

Để phòng tránh vi khuẩn Whitmore, TS. Trịnh Thành Trung cho biết: "Bệnh này lây chủ yếu qua tiếp xúc vết trầy xước với đất và nước, nên một trong những yếu tố phòng bệnh là người dân cần có bảo hộ lao động như ủng, gang tay khi tiếp xúc đất, nước".

Thông tin thêm về bệnh Whitmore mà nhiều người thường gọi là vi khuẩn "ăn thịt người" gây hoang mang dư luận thời gian qua, TS. Trịnh Thành Trung cho rằng: "Khái niệm vi khuẩn "ăn thịt người" hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc, không phải là khái niệm của bệnh này. Về cơ bản, đây là bệnh nhiễm khuẩn, có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là viêm phổi dẫn đến sốc nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến tử vong, bên cạnh cơ quan tấn công là phổi thì còn nhiều cơ quan khác trên cơ thể gây áp se, bụi mủ chứ không phải vi khuẩn ăn thịt người. Gọi vi khuẩn "ăn thịt người" là không chính xác".

Chẩn đoán sai, dẫn đến tử vong

Gọi bệnh Whitmore là vi khuẩn ăn thịt người: Bịa đặt, không chính xác - Hình 3

Bác sĩ Quế Anh Trâm, Trưởng khoa bệnh Nhiệt đới, bệnh viện đa khoa Nghệ An chia sẻ với PV.

Trao đổi với PV, Bác sĩ Quế Anh Trâm, Trưởng khoa bệnh Nhiệt đới, bệnh viện đa khoa Nghệ An - là người trực tiếp điều trị nhiều ca bệnh Whitmore chia sẻ: "Bệnh viện tuyến dưới không phát hiện ra vi khuẩn Whitmore. Cho nên, những trường hợp chuyển lên tuyến tỉnh hay tuyến Trung ương hầu như đều ở giai đoạn nặng. Có những trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn rất khó điều trị. Cũng có nhiều trường hợp chúng tôi cứu sống được, nhưng có nhiều trường hợp tử vong".

Theo trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Quế Anh Trâm, những ca bệnh về Whitmore có biểu hiện lâm sàng khác nhau.

"Việc điều trị bệnh này so với những nhiễm trùng máu khác là như nhau. Nhưng, thời gian điều trị từ 3 đến 6 tháng không phải là 1- 2 ngày. Ví dụ, như các nhiễm trùng khác, người bệnh chỉ điều trị trong khoảng 14 ngày là bệnh nhân có thể ra viện và chỉ tái khám. Nhưng, đối với bệnh này thì phải điều trị trong khoảng thời gian khá dài", bác sĩ Quế Anh Trâm cho hay.

Được biết, từ ngày 16-18/10/2019, Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Vệ sinh, Vi sinh và Môi trường Y học - Đại học Y khoa Graz - Áo đăng cai tổ chức Hội thảo Khoa học bệnh Whitmore toàn cầu lần thứ 9.

Tại hội thảo, 100 nhà khoa học đến từ 26 quốc gia trên thế giới sẽ trình bày các báo cáo, thông tin về bệnh Whitmore, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu tiêu biểu và nổi bật nhất về bệnh Whitmore trong vòng 3 năm qua.

TS. Trịnh Thành Trung nhấn mạnh: "Thông qua hội thảo này, tôi cũng như ban tổ chức gửi đến thông điệp là căn bệnh này có ở nhiều nước trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Qua đó, chúng tôi cũng muốn nhiều nhà khoa học, nhiều bác sĩ, cán bộ xét nghiệm vi sinh hiểu rõ hơn về bệnh Whitmore, có ý nghĩa trực tiếp trong công tác xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sau này".

Hà My - Trần Hạnh

Theo nguoiduatin

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cỏ dại mọc hoang khắp Việt Nam, đào rễ lên phát hiện cả 'kho tiền'Cỏ dại mọc hoang khắp Việt Nam, đào rễ lên phát hiện cả 'kho tiền'
07:27:04 31/03/2025
10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa
06:00:48 31/03/2025
Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?
08:18:26 31/03/2025
Khoèo chân bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trịKhoèo chân bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
08:51:19 31/03/2025
Chế độ ăn uống cho người bệnh KawasakiChế độ ăn uống cho người bệnh Kawasaki
05:42:14 30/03/2025
Bị đau dạ dày, nhưng nguyên nhân lại đến từ ganBị đau dạ dày, nhưng nguyên nhân lại đến từ gan
08:05:01 31/03/2025
Dị ứng và đau đầu do xoangDị ứng và đau đầu do xoang
21:06:33 29/03/2025
Các bệnh viện ở Hà Nội tập trung điều trị cho bệnh nhân mắc sởiCác bệnh viện ở Hà Nội tập trung điều trị cho bệnh nhân mắc sởi
05:35:17 30/03/2025

Tin đang nóng

Kon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếpKon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếp
14:51:45 31/03/2025
Kim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điềuKim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điều
16:49:24 31/03/2025
Xe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thươngXe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thương
15:11:37 31/03/2025
Sao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thườngSao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thường
14:01:38 31/03/2025
Bà Trương Mỹ Lan lấy tiền ở đâu để bồi hoàn hơn 30.092 tỷ đồng cho người bị hại?Bà Trương Mỹ Lan lấy tiền ở đâu để bồi hoàn hơn 30.092 tỷ đồng cho người bị hại?
13:04:19 31/03/2025
Họp báo khẩn của Kim Soo Hyun: Bật khóc tự nhận là "kẻ hèn", giải thích chuyện giấu hẹn hòHọp báo khẩn của Kim Soo Hyun: Bật khóc tự nhận là "kẻ hèn", giải thích chuyện giấu hẹn hò
13:58:00 31/03/2025
Họp báo không có phần hỏi đáp của Kim Soo Hyun gây tranh cãiHọp báo không có phần hỏi đáp của Kim Soo Hyun gây tranh cãi
14:28:40 31/03/2025
Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"
15:15:28 31/03/2025

Tin mới nhất

Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ

Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ

09:22:21 31/03/2025
Bác sĩ khuyên người dân cần loại bỏ ngay kiến ba khoang nếu phát hiện được, không dùng tay trần để bắt, giết, miết, nên thổi hoặc dùng găng tay, tờ giấy để loại bỏ chúng.
Giải cứu vành tai cho nam thanh niên 22 tuổi mắc ung thư

Giải cứu vành tai cho nam thanh niên 22 tuổi mắc ung thư

09:16:38 31/03/2025
Các bác sĩ đã khám và hội chẩn chỉ định phẫu thuật, lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc cắt rộng u và chuyển vạt che phủ tổn khuyết. Ca mổ diễn ra thành công, sau phẫu thuật, vạt chuyển hồng hào, vết mổ khô, liền sẹo nhanh.
Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

09:12:40 31/03/2025
Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Chống đẩy 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Chống đẩy 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

08:55:52 31/03/2025
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có thể chống đẩy ở mức độ vừa phải mỗi ngày có nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim thấp hơn. Thực hiện thói quen đơn giản này mỗi sáng giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và duy trì thể lực tim ...
Chăm sóc trẻ bị hen khi trời trở rét

Chăm sóc trẻ bị hen khi trời trở rét

08:42:09 31/03/2025
Bệnh hen không phải là bệnh lây lan hay truyền nhiễm. Trẻ em là đối tượng bị hen nhiều nhất. theo nghiên cứu thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cũng cao gấp đôi so với người lớn.
Ca tử vong thứ 2 nghi do bệnh dại tại Hàm Thuận Bắc

Ca tử vong thứ 2 nghi do bệnh dại tại Hàm Thuận Bắc

08:20:21 31/03/2025
Trước tình hình dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã thông báo ổ dịch và gửi đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh để phối hợp điều tra, giám sát.
Dinh dưỡng trong hội chứng Gilbert

Dinh dưỡng trong hội chứng Gilbert

08:10:48 31/03/2025
Mặc dù không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho hội chứng Gilbert nhưng việc kiểm soát các yếu tố lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Duy trì đủ nước, đặc biệt là uống nhiều nước hơn, có thể giúp duy trì mức bilirubin bìn...
Những người có nguy cơ biến chứng do cúm

Những người có nguy cơ biến chứng do cúm

08:01:56 31/03/2025
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc cúm cao hơn vì trẻ còn quá nhỏ để tiêm vaccine. Tuy nhiên, nếu mẹ tiêm vaccine cúm trong thời kỳ mang thai, trẻ sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi bệnh cúm trong những tháng đầu đời.
Người mẹ đặc biệt của trẻ sinh non

Người mẹ đặc biệt của trẻ sinh non

07:58:43 31/03/2025
Một em bé ra đời an lành, trọn vẹn đã là một phép màu. Nhưng một em bé được đưa từ lồng ấp qua bao gian nan tới tay cha mẹ còn hơn cả một điều kỳ diệu, đó còn là nỗ lực và yêu thương của rất nhiều người.
7 yếu tố dẫn tới bệnh sởi diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao

7 yếu tố dẫn tới bệnh sởi diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao

07:53:20 31/03/2025
Bệnh có thể gây các biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, người lớn chưa tiêm hoặc tiêm phòng không đầy đủ cũng có nguy cơ mắc.
Sỏi san hô nguy hiểm không?

Sỏi san hô nguy hiểm không?

07:31:52 31/03/2025
Nhiều người chủ quan cho rằng sỏi san hô không có triệu chứng, không gây đau là không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị, sỏi sẽ tăng dần về kích thước và để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu

Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu

07:30:00 31/03/2025
ThS.BS Phạm Duy Hưng cho biết, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) là tình trạng nhiễm trùng cực kỳ nghiêm trọng. Trong đó, có 6 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao cần đặc biệt chú ý gồm:

Có thể bạn quan tâm

Động đất tại Myanmar: Thái Lan điều tra nguyên nhân sập tòa nhà 30 tầng ở Bangkok

Động đất tại Myanmar: Thái Lan điều tra nguyên nhân sập tòa nhà 30 tầng ở Bangkok

Thế giới

18:32:40 31/03/2025
Ông cũng cho biết vì công trình SAO là tòa nhà duy nhất ở Bangkok bị sập do ảnh hưởng của trận động đất xảy ra ở miền Trung Myanmar, nên bất kỳ vấn đề nào với tòa nhà cũng sẽ được điều tra cặn kẽ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học

Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học

Netizen

18:28:50 31/03/2025
Liên quan đến sự việc nhóm 5 nữ sinh tiểu học phì phèo điếu thuốc trong sân trường, mời các bạn nam khác hút cùng đang khiến dư luận xôn xao, được biết, vụ việc xảy ra tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, phường Mỹ Thới, TP.Long Xuyên, tỉ...
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay

Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay

Sao châu á

17:52:17 31/03/2025
Viện G gửi tin nhắn, cho biết người của kênh truyền thông này đã đến buổi họp báo nhưng bị ekip của Kim Soo Hyun tống cổ khỏi đó.
Lan Ngọc tiết lộ chuyện lấy chồng

Lan Ngọc tiết lộ chuyện lấy chồng

Sao việt

17:45:57 31/03/2025
Nữ diễn tiết lộ hiện tại thì chưa, nhưng sau khi tìm thêm được 1 vai diễn thành công nữa thì cô sẽ nghĩ đến chuyện hôn nhân.
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm

'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm

Tv show

16:55:25 31/03/2025
Tập đầu tiên Mẹ vắng nhà ba là siêu nhân 2025 lên sóng, vẻ đáng yêu của dàn nhóc tỳ nhà Lê Dương Bảo Lâm, Khắc Việt, Hải Long và Ba Duy khiến người xem tan chảy .
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc

Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc

Mọt game

15:50:33 31/03/2025
Ngày thi đấu chung kết FVPL Spring 2025 đã diễn ra đúng như kỳ vọng của khán giả. Chung kết FVPL Spring 2025 đầy kịch tính với chức vô địch xứng đáng của NK
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long

Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long

Du lịch

15:31:43 31/03/2025
Tỉnh Quảng Ninh đã chính thức khai trương các hành trình tham quan, du lịch vịnh Bái Tử Long, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương.
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng

Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng

Sao âu mỹ

15:24:37 31/03/2025
Rapper Young Scooter cố gắng nhảy qua hai hàng rào để trốn khỏi cuộc truy đuổi của cảnh sát nhưng sau đó bị thương dẫn đến tử vong.
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?

Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?

Hậu trường phim

15:18:18 31/03/2025
Ngày 30/3, Sohu đưa tin bộ phim truyền hình dài tập Người Xây Thành của Triệu Lệ Dĩnh đã đóng máy, dự án sắp tới của cô được xác định là phim ngắn 6 tập Dẫu Không Thể Có Được Tất Cả.
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu

Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu

Pháp luật

15:07:02 31/03/2025
Thời điểm này, nhiều xe khác bắt đầu vào bãi ăn hàng cũng là lúc lực lượng công an từ xa ập đến. Khi phát hiện đã bị động , cánh tài xế xe ben nhanh chóng đổ cát xuống bãi, bỏ lại xe và rời khỏi hiện trường.
Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Tin nổi bật

15:03:27 31/03/2025
Trong quá trình dập lửa, các lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy, đưa ra ngoài nhưng cháu đã tử vong.