Phát triển xanh (GIC): Lợi nhuận 6 tháng cuối năm dự kiến đạt 9,5 tỷ đồng, tạm ứng cổ tức 5%
HĐQT CTCP Đầu tư dịch vụ và Phát triển xanh (GIC – sàn HNX) vừa thông qua kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2021 và dự kiến tạm ứng cổ tức đợt 1/2021.
Theo đó, GIC đặt mục tiêu 6 tháng cuối năm 2021 đạt doanh thu 77 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến 9,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, HĐQT Công ty cũng thông qua kế hoạch dự kiến trong tháng 9/2021 tới đây sẽ thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 500 đồng.
Như vậy, với khối lượng chứng khoán đang niêm yết và lưu hành là 12,12 triệu cổ phiếu, Phát triển xanh dự kiến sẽ phải chi khoảng 6,06 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
Báo cáo tài chính quý II/2021 cho biết, doanh thu trong kỳ của Công ty đạt 44,94 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ, đạt 11,98 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu GIC đạt 83,54 tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 16,77 tỷ đồng và 15,8 tỷ đồng, tương ứng giảm 22,68% và 27,16% so với 6 tháng đầu năm 2020.
Như vậy, so với kế hoạch cả năm 2021 là doanh thu 145 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 19 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm, Phát triển xanh đã hoàn thành 57,61% mục tiêu doanh thu và 88,26% mục tiêu lợi nhuận năm. Năm nay, Công ty dự kiến chia cổ tức 10% bằng tiền mặt.
Tính đến 30/6/2021, tổng tài sản GIC hơn 251 tỷ đồng, giảm 11% so với thời điểm đầu năm; trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm tới gần 50% xuống còn hơn 15 tỷ đồng; tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn tới gần 90%, với gần 226 tỷ đồng.
Trong khi đó, nợ phải trả giảm mạnh 30,27 tỷ đồng, tương ứng giảm tới hơn 58,4%, xuống còn hơn 21,5 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến thời điểm cuối tháng 6/2021 còn gần 16,6 tỷ đồng. NGoài ra, Công ty còn gần 91,93 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.
Phát triển xanh hiện có vốn điều lệ 121,2 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, Vận tải hàng hóa đường bộ… Công ty đưa cổ phiếu GIC niêm yết trên sàn HNX từ đầu tháng 11/2020 và hiện cổ phiếu này đang giao dịch tại mức giá 20.500 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 18/8).
Bí ẩn doanh nghiệp vốn điều lệ "khủng" 128.000 tỷ đồng
Mới thành lập chưa đầy 2 năm, cũng chẳng mấy tên tuổi trên thị trường song Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu hiện đã có vốn điều lệ tới 128.000 tỷ đồng.
Theo Nhà đầu tư, một doanh nghiệp không tên tuổi có tổng tài sản trên sổ sách ghi nhận tới hơn 127.900 tỷ đồng (5,5 tỷ USD) tại thời điểm cuối năm 2020. Nó ngang ngửa với quy mô vốn điều lệ của những tập đoàn lớn tại Việt Nam như Vingroup hay EVN. Đó là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu.
Xuất hiện doanh nghiệp vốn điều lệ 128.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp khi mới thành lập là bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh (chi tiết: bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý; bán lẻ đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý và đá bán quý; bán lẻ nước rửa trang sức).
Theo dữ liệu của VietnamFinance, vốn điều lệ của công ty khi mới thành lập là 132 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm có: Bùi Văn Việt 18%, Phạm Thị Thành 36%, Đào Xuân Hậu 18%, Đỗ Công Đảng 18%, Trần Đức Thùy 10%.
Đến tháng 6/2019, công ty bất ngờ thay đổi ngành nghề kinh doanh chính sang xây dựng nhà không để ở, rồi tăng mạnh vốn điều lệ lên 127.902,5 tỷ đồng, tương đương 5,5 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong đó có một cổ đông nước ngoài là David Aristole Phan (quốc tịch Mỹ) góp tới 51.161 tỷ đồng (tương đương 2,2 tỷ USD), chiếm 40% vốn điều lệ.
Tính đến hết năm 2020, vốn chủ sở hữu của Toàn Cầu lọt top 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, sau Vingroup (135.853 tỷ đồng), Samsung Electronics Việt Nam (229.498 tỷ đồng), EVN (240.236 tỷ đồng) và Samsung Electronics Thái Nguyên (274.193 tỷ đồng).
Điều đáng ngạc nhiên là CTCP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu gần như không có hoạt động gì nổi bật trong thời gian qua. Thị trường cũng hầu như chưa biết đến sự tồn tại của doanh nghiệp này.
Thời gian gần đây, thị trường ghi nhận sự xuất hiện của một số 'siêu doanh nghiệp' đăng ký vốn điều lệ rất lớn, quy mô lên đến hàng trăm nghìn tỉ đồng.
Gần nhất (cuối tháng 5/2021) là 2 công ty có tên Tập đoàn Đầu tư Công nghệ tự động Toàn Cầu và Tập đoàn Kinh doanh Tự động Toàn Cầu đăng ký vốn thành lập lần lượt 500.000 tỷ đồng và 25.000 tỷ đồng, dù chưa chứng minh được vốn góp.
Xa hơn một chút, đầu năm 2020, một doanh nghiệp bất động sản đăng ký thành lập với vốn điều lệ 144.000 tỷ đồng, nhưng sau đó các cổ đông sáng lập thừa nhận chỉ là "ghi nhầm".
Cty vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng: Còn DN nào đăng ký vốn "khủng"? Trước khi xuất hiện doanh nghiệp có vốn đăng ký tăng đột biến 525.000 tỷ đồng, từng có một công ty ở Hà Nội đăng ký với số vốn lên đến 144.000 tỷ đồng. Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/5, có hai doanh nghiệp vừa được đăng ký thành lập mới thuộc lĩnh vực thông tin và truyền...