Phát triển vùng nguyên liệu sữa tại Lâm Đồng
Vừa qua, tại Nhà máy Sữa Mega Việt Nam, Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thống nhất ký kết văn bản thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 20152020.
Mục tiêu của việc hợp tác nhằm phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tiềm năng phát triển đàn bò sữa để xây dựng Lâm Đồng trở thành một trong những vùng nguyên liệu sữa với sản lượng lớn, chất lượng cao, đảm bảo tính ổn định, bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Ông Vương Ngọc Long, Trưởng ban phát triển vùng nguyên liệu, Khối phát triển vùng nguyên liệu công ty Vinamilk giới thiệu về lịch sử hợp tác và tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng
Hợp tác chiến lược này sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư từ công ty Vinamilk để phát triển hệ thống chăn nuôi bò sữa tập trung, thu mua sữa tươi nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến sữa tại Lâm Đồng, đảm bảo đầu ra cho sữa tươi nguyên liệu do người nông dân Lâm Đồng sản xuất và khuyến khích hộ chăn nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa, quản lý dịch bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng sữa cung cấp cho các trạm thu mua, nhà máy chế biến.
Cụ thể, thông qua chương trình hợp tác này, tỉnh Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện cho Vinamilk xây dựng từ 2 đến 3 trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, công nghệ hiện đại, với tổng đàn khoảng 10.000 con tại tỉnh Lâm Đồng. Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung là hạt nhân, cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y, nguồn tinh bò sữa thuần chủng, thức ăn chăn nuôi bò sữa… cho các hộ chăn nuôi bò sữa trong khu vực. Xây dựng trung tâm giống bò sữa hạt nhân chất lượng cao để cung cấp con giống bò sữa Hosltein Friesian thuần chủng, năng suất cao cho các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Ông Trịnh Quốc Dũng, Giám Đốc Điều Hành Vinamilk dẫn đoàn Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng tham quan Nhà máy sản xuất sữa nước của Vinamilk, tại nhà máy, các quy trình sản xuất đều được tự động hoá 100% từ khâu nhập liệu tới kho thành phẩm
Bên cạnh đó, Vinamilk tổ chức hệ thống thu mua, xây dựng trung tâmtrung chuyển, thu mua sữa tươi nguyên liệu: Vinamilk sẽ thuê đất, đầu tư xây dựng các trung tâm thu mua, trung chuyển với hệ thống thiết bị hiện đại đảm bảo thu mua tối thiểu 90% sản lượng sữa tươi nguyên liệu do người nông dân Lâm Đồng sản xuất trong vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa của tỉnh theo hợp đồng tiêu thụ sữa tươi. Trung tâm không chỉ là nơi thu mua sữa tươi nguyên liệu mà còn là nơi cung cấp cho các hộ chăn nuôi bò sữa các dịch vụ kỹ thuật, các loại thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp, thức ăn vi lượng đảm bảo chất lượng như được sử dụng trong các trang trại chăn nuôi bò sữa của Công ty Vinamilk ,vật tư thú y, nguồn tinh bò giống sữa chất lượng cao và nguồn hạt giống thức ăn thô xanh và kỹ thuật canh tác các loại cây, cỏ làm thức ăn cho bò sữa để các hộ chăn nuôi bò sữa có thể xây dựng đồng cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh và chủ động dự trữ thức ăn ủ chua cho đàn bò của mình.
Thông qua các trung tâm thu mua sữa sữa tươi nguyên liệu này, các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi thú y đối với bò sữa cho các hộ nông dân tại tỉnh Lâm Đồng sẽ được thường xuyên tổ chức nhằm đưa các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao đến người chăn nuôi bò sữa tại địa phương.Các lớp tập huấn bồi dưỡng cho dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật viên, bác sĩ thú y tại địa phương cũng sẽ được tổ chức và cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định; Vinamilk cũng sẽ nghiên cứu, có kế hoạch hợp tác với các công ty bảo hiểm để triển khai thực hiện bảo hiểm chăn nuôi bò sữa với nông dân nhằm phát triển bền vững.
Video đang HOT
Ông Trịnh Quốc Dũng, Giám Đốc Điều Hành Vinamilk giới thiệu với đoàn Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng hệ thống bồn chứa sữa tươi tại Nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk
Khi sản lượng thu mua của Vinamilk trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt trên 200 tấn sữa tươi/ngày Vinamilk sẽ xem xét dự án đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với công suất tương đương.
Về phía UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ lập và phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 20152020 làm cơ sở để triển khai chỉ đạo các địa phương phát triển đàn bò sữa theo quy hoạch. Trong đó xác định rõ các khu vực phù hợp cho phát triển chăn nuôi bò sữa, diện tích trồng cỏ (cây thức ăn) đảm bảo cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa. Trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển bò sữa trên địa bàn, UBND tỉnh Lâm Đồng ưu tiên tạo điều kiện chocác doanh nghiệp đảm bảo được vùng nguyên liệu (diện tích tự có và diện tích hợp tác với nông dân thông qua hợp đồng) để cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò, có kinh nghiệm, thị trường, công nghệ và đảm bảo được đầu ra cho nông dân; đặc biệt có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng con giống, quy trình khép kín đồng cỏ, chăn nuôi, chế biến sữa và thị trường tiêu thụ; có kế hoạch hợp đồng dài hạn phát triển đồng cỏ với nông dân; đồng thời chủ động diện tích đồng cỏ của doanh nghiệp đảm bảo phát triển bền vững. Ngoài ra, để đảm bảo công tác thú y, phòng chống dịch bệnh, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc theo quy định cho đàn trâu, bò trong dân, đặc biệt là khu vực vành đai các trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung của Công ty Vinamilk nhằm tạo vùng đệm an toàn dịch bệnh cho trang trại; Có chính sách hỗ trợ tiêm phòng các bệnh bắt buộc theo quy định cho đàn bò sữa trong dân nhằm bảo vệ đàn bò sữa của cả tỉnh….
Đại diện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Vinamilk cùng ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa giữa tỉnh Lâm Đồng và Vinamilk giai đoạn 2015-20120
Với việc hợp tác giữa Vinamilk và tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020 dự tính đàn bò sữa của tỉnh Lâm Đồng đạt quy mô khoảng 40.00050.000 con bò sữa, sản lượng sữa tươi khoảng 180.000-200.000 tấn/năm.
Được biết, trước năm 1954, tại Lâm Đồng chỉ có một số trang trại của người Pháp. Sau 1975, Lâm Đồng thành lập nông trường bò sữa Phi Vàng. Ngày 22/06/1978 bắt đầu nhập 254 con bò sữa từ Cuba. Vinamilk chính là đơn vị tiên phong bao tiêu sữa tươi và phát triển bò sữa tại Lâm Đồng. Ngay từ những ngày đầu tiên, Vinamilk đã đảm nhậntiêu thụ sữa do nông trường Phi Vàng sản xuất dưới hình thức sữa cô đặc. Sữa cô đặc được giao cho Nhà máy sữa Trường Thọ từ năm 1985 – 1999. Sau đó được thay thế bằng các bồn làm lạnh thu mua sữa tươi. Đến năm 2000, Vinamilk thu mua sữa của các hộ nông dân tại Lâm Đồng thông qua Công ty Giống Bò Sữa Lâm Đồng. Năm 2008, Vinamilk đã thiết lập các trạm trung chuyển sữavàký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với nông dân chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng. Hiện nay, tại Lâm Đồng, Vinamilk đã và đang đầu tư xây dựng các trạm, trung tâm thu mua sữa hiện đại. Trạm Bảo Lộc hiện đang tiếp nhận sữa từ 170 hộ chăn nuôi bò sữa tại khu vực, sản lượng sữa 9,1 tấn /ngàyvới tổng đàn 1298 con trong đó gần 600 con đang cho sữa. Trong quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng, Vinamilk đã triển khai một lộ trình phát triển bò sữa khoa học, theo quy hoạch nhất quán và quy trình chăn nuôi tiên tiến. Vinamilk thành lập dự án “Phát triển nguồn nguyên liệu sữa Lâm Đồng”; thành lập Trung tâm huấn luyện chăn nuôi bò sữa, xây dựng trang trại bò sữa kiểu mẫu để trình diễn và làm cơ sở cho bà con nông dân học tập; Thiết lập hệ thống trạm trung chuyển sữa tại các huyện của Lâm Đồng; Hỗ trợ các nông trại vệ tinh: dự án đã dànhkhoản kinh phí 150.900 EUR để tài trợ xây dựng 30 hộ mô hình vệ tinh chăn nuôi bò sữa. Từ năm 2008 đến năm 2014, sản lượng thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk tại Lâm Đồng cũng tăng gấp 6 lần, từ 3.000 tấn vào năm 2008, đến năm 2014 là 16.000 tấn. Việc hợp tác giữa Vinamilk và tỉnh Lâm Đồng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai phía: về phía Vinamilk sẽ góp phần phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi, cung cấp cho các nhà máy chế biến, xây dựng hệ thống trang trại quy mô lớn, hiện đại, xây dựng nhà máy chế biến, phát triển sản phẩm mới ; Về phía địa phương Tỉnh Lâm Đồng thực hiện chính sách phát triển tam nông, đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm cho bà con nông dân tỉnh Lâm Đồng,đưa bò sữa trở thành vật nuôi chủ lực trong ngành nông nghiệp,nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi và góp phần giúp kinh tế Lâm Đồng bền vững và ổn định, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Theo_VnMedia
Tổng Bí thư làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Sóc Trăng
Tổng Bí thư đề nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm hướng đi của tỉnh về lâu dài, phát huy được thế mạnh nông nghiệp, thủy sản, kinh tế biển.
Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Sóc Trăng để kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng, chiều 9/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cán bộ chủ chốt của tỉnh.
Tổng Bí thư phát biểu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cán bộ chủ chốt tỉnh Sóc Trăng
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Võ Minh Chiến báo cáo với Tổng Bí thư về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2014 và qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt hơn 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 34 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, còn hơn 12%. Dự báo, tỉnh sẽ đạt và vượt 22/26 chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra cho cả nhiệm kỳ.
Nằm ở hạ lưu sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thủy hải sản. Trong những năm qua, cách tổ chức sản xuất trong nông nghiệp được chú ý, tiếp tục đổi mới theo hướng tăng cường liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp và người nông dân, giữa nông dân với nhau theo hướng tập trung, chuyên canh, đưa khoa học công nghệ vào làm cho năng suất, giá trị và sản lượng của nông sản cao hơn.
Hiện nay, ở Sóc Trăng đã có 337 cánh đồng mẫu lớn, tăng thêm 135 cánh đồng so với năm ngoái. Tổng sản lượng lúa đạt trên 2,2 triệu tấn, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản đạt trên 200.000 tấn. Nhiều địa phương trong tỉnh phát triển mô hình trồng lúa chất lượng cao và tôm sạch đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Công tác dân tộc, tôn giáo được chú trọng thực hiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường.
Biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sóc Trăng đã đạt được trong thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng tỉnh đã thực hiện tốt 2 nhiệm vụ quan trọng là: giữ vững ổn định và phát triển kinh tế; chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nhiên, Sóc Trăng vẫn là tỉnh nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long; sau 40 năm giải phóng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, một số thế mạnh chưa được phát huy, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao.
Vì vậy, tỉnh cần quan tâm nghiên cứu những ý kiến của các Bộ, Ban, ngành Trung ương để khắc phục những điều này; đồng thời suy nghĩ và thảo luận kỹ về hướng đi của tỉnh cả trước mắt và lâu dài, nhất là phát huy được thế mạnh nông nghiệp, thủy sản, kinh tế biển, vươn lên không thua kém các địa phương bạn. Trong năm nay Sóc Trăng cần tập trung thực hiện cho được những chỉ tiêu nghị quyết chưa hoàn thành, bảo đảm kết thúc tốt đẹp nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh; đồng thời giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tổng Bí thư đồng tình với việc Sóc Trăng đang tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với đầu ra cho sản phẩm, khai thác hiệu quả mô hình tôm - lúa theo hướng "lúa thơm, tôm sạch", phát triển kinh tế hợp tác xã và đầu tư công nghiệp chế biến.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cùng với phát triển nông nghiệp, Sóc Trăng cần quan tâm phát triển hơn nữa công nghiệp, du lịch, dịch vụ; tăng tỷ lệ hộ khá, giàu, giảm tỷ lệ hộ nghèo; quan tâm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, nước biển dâng, xâm nhập mặn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tổng Bí thư đánh giá cao việc Sóc Trăng đã thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng; thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) nghiêm túc. Sau kiểm điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chọn ra 11 vấn đề cần tập trung khắc phục. Sóc Trăng cần phải tiếp tục làm tốt công tác then chốt này ngăn chặn cho được các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, quan liêu xa dân, phòng chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đoàn kết gắn bó với dân, giữ vững niềm tin của dân với Đảng.
Tổng Bí thư yêu cầu Sóc Trăng chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp sẽ được bắt đầu từ tháng 4 tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp thân mật các đại biểu trong Ban Thường trực, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng
Cuối buổi chiều 9/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật các đại biểu trong Ban Thường trực, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng.
Thay mặt Trung ương Đảng và nhân danh cá nhân, Tổng Bí thư trân trọng gửi lời chào, lời chúc sức khỏe, an lành tới chư vị tôn đức lãnh đạo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng cùng đồng bào Phật tử tỉnh Sóc Trăng.
Trong những năm qua, sư sãi, tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tham gia và đóng góp ngày càng nhiều hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là duy trì, phát triển các giá trị văn hóa tôn giáo truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Nam bộ và hoạt động từ thiện xã hội... góp phần thiết thực vào đóng góp chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đất nước.
Tổng Bí thư tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước của Phật giáo, luôn đề cao và thực hiện tốt tinh thần hộ quốc, an dân, không ngừng nâng cao kiến thức Phật học, thế học, trau dồi đạo hạnh để trở thành những nhà sư, những tín đồ Phật giáo mẫu mực theo chính pháp và phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời thực hiện tốt các chính sách và luật pháp của Nhà nước, quy định của địa phương, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của công dân, sống hài hòa, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc, thực hiện "tốt đời, đẹp đạo".
Theo Vũ Duy
VOV
Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con ngoài giá thú Theo quy định pháp luật, việc đăng ký khai sinh cho con không phụ thuộc vào cha, mẹ của người con đó có đăng ký kết hôn hay không. Việc không đăng ký kết hôn không mất quyền làm cha, làm mẹ. Theo quy định của Nghị định số 58/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, để đảm bảo quyền được...